SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Hết hẹp niệu quản sau 10 năm đặt ống thông tiểu

Bà V. (60 tuổi, Việt kiều Mỹ) được bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP.HCM điều trị hẹp niệu quản bẩm sinh gây đau tức hông lưng dai dẳng, thận ứ nước.

hết hẹp niệu quản sau 10 năm


Nội soi thay cho đặt ống thông tiểu


Bà T.Q.V. phát hiện bị hẹp niệu quản bẩm sinh (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) cách đây 10 năm. Thời điểm đó, bà bị đau lưng và hông, được đặt ống thông tiểu 2 lần. Gần đây, tình trạng đau lưng, hông lại tái phát nhưng bác sĩ ở Mỹ hẹn sau 2 tháng mới tới lượt.

Nhân dịp về Việt Nam thăm người thân, bà đến một bệnh viện tại TP.HCM khám và được chỉ định đặt ống thông tiểu. Bà từ chối hướng điều trị này vì muốn có giải pháp dứt điểm.

“Tôi không muốn phải đặt ống thông tiểu cả đời”, bà V. chia sẻ. Tham khảo người thân, bà quyết định đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Tiến sĩ bác sĩ Lê Phúc Liên, Trưởng đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết vị trí khúc nối niệu quảng – bàng quang của bà V. có một đoạn hẹp ngắn, dưới 1cm. Tuy hẹp niệu quản bẩm sinh nhưng do đoạn hẹp nhẹ nên bà V. không có triệu chứng khi còn trẻ. Đến khi bà lớn tuổi hơn, triệu chứng ứ nước, đau hông lưng xuất hiện, đi khám mới phát hiện hẹp niệu quản.

Nhận thấy bà V. có sức khỏe bảo đảm, không có nhiễm trùng tiểu nghiêm trọng, kết hợp với nguyện vọng của bà, bác sĩ Liên cho biết phẫu thuật nội soi nối niệu quản vào bàng quang (bọng đái) có thể giúp cải thiện khoảng 80% tình trạng của bà nên an tâm đồng ý thực hiện phẫu thuật.

các bác sĩ đang phẫu thuật cho người bệnh
Tiến sĩ bác sĩ Lê Phúc Liên (thứ hai bên trái), Trưởng đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, phẫu thuật cho người bệnh.

Bác sĩ Liên cho biết niệu quản là đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Ống này có chiều dài khoảng 25-30cm, đường kính lòng trong thông thường chỉ 2-3mm, có thể giãn rộng tới 7mm. Niệu quản hẹp cản trở đường di chuyển của dòng nước tiểu gây trào ngược, ứ nước tiểu trên thận. Nếu không khơi thông tắc nghẽn sớm, thận ứ nước nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thận.

Tại phòng mổ, bác sĩ Liên cùng ê kíp mổ tạo 4 lỗ nhỏ cỡ 2cm trên bụng người bệnh để đưa các thiết bị mổ nội soi vào. Các bác sĩ phối hợp nhịp nhàng, cẩn thận đưa dụng cụ mổ tiếp cận rồi cắt đoạn niệu quản hẹp. Quan sát trên màn hình nội soi Karl Storz 3D/4K, bác sĩ Liên tạo một đường rạch nhỏ (dài khoảng 5mm) trên bàng quang rồi khâu nối ống niệu quản bình thường vào bàng quang.

Kết thúc ca mổ kéo dài 3 tiếng, bác sĩ Liên cho biết đoạn niệu quản hẹp đã được xử lý, nước tiểu lưu thông bình thường trở lại, thận người bệnh hết ứ nước. 2 ngày sau mổ, bà V. không đau, ăn uống bình thường, đỡ khó chịu hông lưng.

Do đoạn niệu quản hẹp đã được loại bỏ hoàn toàn nên nguy cơ tái phát hẹp giống như khi đặt ống thông tiểu rất thấp.

Cảnh giác khi đau tức thắt lưng


Bác sĩ Liên cho biết trên ống niệu quản tồn tại sẵn 3 vị trí hẹp tự nhiên nhưng không gây tắc nghẽn, gồm: khúc nối niệu quản – thận, đoạn niệu quản bắt chéo bó mạch chậu và khúc nối niệu quản – bàng quang. Những trường hợp này không được coi là bệnh.

Bệnh hẹp niệu quản là tình trạng niệu quản thu hẹp tại bất kỳ vị trí nào trên một hoặc cả hai bên niệu quản (ngoài 3 vị trí hẹp tự nhiên) cản trở lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Đây là bệnh hiếm gặp.

cấu tạo giản lược hệ tiết niệu
Cấu tạo giản lược của hệ tiết niệu.

Nguyên nhân gây bệnh hẹp niệu quản có thể do bẩm sinh giống như trường hợp của bà V. hoặc do yếu tố bên ngoài tác động như: sỏi, khối u, nhiễm trùng tại niệu quản hay các cơ quan xung quanh tăng kích thước (do sưng viêm, khối u/bướu) chèn ép vào niệu quản.

Tùy vào vị trí, mức độ hẹp, người bệnh gặp các triệu chứng khác nhau như: đau quặn vùng thắt lưng, mắc tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu không hết, bí tiểu, tiểu ra máu.

Theo bác sĩ Lê Phúc Liên, hẹp niệu quản tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu để lâu ngày không điều trị. Ngoài tình trạng thận ứ nước như bà V., người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ suy giảm chức năng thận, teo thận, nhiễm khuẩn, ứ mủ thận, hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản.

Do đó, người dân cần đến bệnh viện khám nếu gặp tình trạng đau tức hông lưng dai dẳng hay đi tiểu bất thường để phát hiện, điều trị sớm, tránh biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, người từng nội soi tán sỏi niệu quản, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu tái phát nhiều lần cần khám sức khỏe định kỳ, giảm nguy cơ phát sinh hẹp niệu quản.

Xem tiếp...
 
Top Bottom