THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
332K

[Hé lộ đáp án]: Nâng mũi ăn Bánh Quẩy được không?

BS An Giang

Fan Cứng
Bánh quẩy là một món ăn quen thuộc với người Việt mang hương vị bùi, giòn đặc trưng. Món này còn được mệnh danh là “diễn viên phụ xuất sắc nhất” trong làng ẩm thực. Bởi bánh quẩy có thể ăn kèm với nhiều món khác nhau như cháo lòng, cháo sườn, bánh canh, súp, phở, sữa đậu nành… Vậy thì sau nâng mũi ăn bánh quẩy được không, mời bạn tham khảo ngay nội dung bên dưới.

 Nâng mũi ăn bánh quẩy được không?
Hé lộ đáp án: Nâng mũi ăn bánh quẩy được không?

Bánh quẩy được làm từ gì?


Trước khi trả lời cho câu hỏi nâng mũi ăn bánh quẩy được không thì chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về món ăn này đã nhé. Bánh quẩy hay còn được biết đến với tên gọi là quẩy, giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy…

Nguồn gốc của món bánh quẩy cũng khá đặc biệt. Tên phiên âm Hán Việt của bánh quẩy là “Du tạc quỷ”, có nghĩa là quỷ sứ bị chiên trong dầu. Người ta kể lại rằng, năm xưa Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương Thị hãm hại. Dựa trên câu chuyện này, người Quảng Đông làm ra món ăn với 2 cục bột dài, rán trong chảo dầu để “nguyền rủa” 2 vợ chồng bị quỷ sứ rán trong vạc dầu dưới địa ngục.

Món bánh quẩy có nguồn gốc ly kỳ là thế nhưng thực ra cách làm lại vô cùng đơn giản. Nguyên liệu chính của món này là bột mì, pha thêm chút bột nở, sau đó chiên ngập dầu. Bánh quẩy khi chín có hình dài, kích thước bằng 2 cây xúc xích dính đôi. Đối với món ăn này, thường ta có thể ăn không, hoặc có thể ăn kèm với các món như phở, bún, cháo… Mùi vị của món này thường bùi bùi, giòn nên rất dễ ăn.

Vậy sau nâng mũi ăn bánh quẩy được không?


Bánh quẩy được làm từ tinh bột và chiên trong dầu nên ít nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Cụ thể nếu ăn nhiều bánh quẩy, bạn sẽ dễ bị béo phì, thừa cân và tăng hàm lượng cholesterol. Do đó, với những người mập, thừa cân, người mắc bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ thì không nên sử dụng món này.

 Nâng mũi ăn bánh quẩy được không?
Sau nâng mũi, bạn nên hạn chế sử dụng bánh quẩy | Hé lộ đáp án: Nâng mũi ăn bánh quẩy được không?

Vậy sau nâng mũi ăn bánh quẩy được không? Theo các chuyên gia, sau phẫu thuật bạn nên hạn chế sử dụng món bánh quẩy. Bởi nó nhiều calo nhưng lại ít dinh dưỡng, lượng cholesterol cao, không tốt cho sự hồi phục của mũi.

Mặt khác, trong bánh quẩy thường có phèn chua chứa nhôm. Nếu như nạp quá nhiều chất này thì có thể gây ra tình trạng thiếu máu, loãng xương… Hơn thế nữa, bánh quẩy thường có độ giòn cũng không thích hợp cho người mới nâng mũi. Đặc biệt, ở nhiều nơi, người bán thường sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe nói chung.

Chính vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng món này nhé. Nếu thèm ăn thì bạn cũng chỉ nên ăn một ít, không được ăn nhiều. Ngoài ra, không được ăn món này vào buổi tối và nên tìm mua bánh quẩy ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cùng tìm đọc:

Nâng mũi ăn Phá Lấu được không?

Ăn lòng gà có hại cho dáng mũi không?


Điểm danh những thực phẩm “vàng” tốt cho người mới nâng mũi


Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học sẽ giúp cho dáng mũi nhanh lành hơn, hạn chế các biến chứng, sẹo xấu. Vậy cụ thể sau nâng mũi bạn nên ăn gì? Xem ngay:

 Nâng mũi ăn bánh quẩy được không?
Những thực phẩm tốt cho người mới nâng mũi | Hé lộ đáp án: Nâng mũi ăn bánh quẩy được không?
  • Thịt nạc heo giàu chất đạm

Đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung sau nâng mũi chính là thịt nạc heo. Thịt heo có chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất sắt, chất đạm và các vitamin cần thiết giúp cơ thể phục hồi năng lượng, tái tạo tế bào mô da, giúp vết thương nhanh liền sẹo. Tuy nhiên, chất đạm trong thịt heo không quá dồi dào như thịt bò nên sẽ không gây ra hiện tượng sẹo xấu, sẹo thâm. Vì vậy bạn có thể ăn thoải mái thịt nạc heo nhé.

  • Các thực phẩm chứa chất béo tốt

Bên cạnh chất đạm thì chất béo cũng rất quan trọng cho sự hồi phục. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng các loại chất béo từ động vật và thay vào đó nên sử dụng chất béo lành tính, có nguồn gốc từ thực vật. Cụ thể là các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương…các loại đậu như: đậu Hà Lan, đậu nành,… dầu thực vật như: dầu mè, dầu oliu,.. hay các loại ngũ cốc, yến mạch. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp chất béo tốt mà còn hỗ trợ cơ thể tăng khả năng hấp thu vitamin, nâng cao đề kháng, miễn dịch,…

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa

Từ lâu sữa đã được biết đến là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp chắc xương… Bởi trong sữa chứa nhiều loại axit amin, vitamin, khoáng chất quan trọng, cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy đây cũng là một thực phẩm phù hợp với người nâng mũi. Bạn có thể uống sữa vào buổi sáng để có thêm năng lượng hoạt động, hoặc cũng có thể uống 1 ly sữa nóng vào buổi tối để dễ ngủ. Bên cạnh sữa thì các chế phẩm được làm từ sữa như phô mai, sữa chua cũng rất tốt cho sức khỏe.

  • Các loại rau củ giàu chất xơ, khoáng chất

Rau củ là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe nói chung. Hơn thế nữa, loại thực phẩm này còn mềm, tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại rau củ mà bạn nên ăn là cải xoăn, cải bắp, cải thảo, cải ngọt, rau bina, rau mồng tơi, súp lơ, rau mầm, các loại nấm, cà rốt, khoai tây, cà chua, ớt chuông,… Bạn có thể hấp hoặc luộc để giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc nấu canh, xào chung với thịt để có thêm chất đạm.

  • Trái cây có nhiều chất chống oxy hóa

Nhắc đến danh sách các món ăn nên bổ sung sau nâng mũi thì không thể không nhắc đến hoa quả. Trong trái cây thường chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất có lợi cho sự hồi phục, giúp làm đẹp da và giảm tình trạng sẹo chẳng hạn như vitamin C, vitamin A, vitamin E, kẽm, magie,… Một số loại quả mà bạn nên ăn là: cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, dưa hấu, dâu tây, kiwi… Bạn nên cắt nhỏ thành từng miếng để dễ ăn hoặc xay, ép thành nước, sinh tố. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn các loại trái cây có tính nóng như sầu riêng, mít hay vãi, nhãn nhé.

  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể

Nước rất cần thiết cho cơ thể cũng như cho sự hồi phục sau nâng mũi. Uống đủ nước sẽ giúp da căng hơn, mịn hơn và tránh làm khô vết thương. Chính vì vậy, trong thời gian này bạn nên uống đủ mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước để thanh lọc, giải độc và giúp máu lưu thông tốt hơn. Nước có thể bao gồm nước lọc, nước ép trái cây hoặc nước canh hầm.

Tham khảo thực đơn 7 ngày cho bạn mới nâng mũi


Nếu chưa biết sau khi nâng mũi nên ăn những món nào thì bạn có thể tham khảo thực đơn 7 ngày bên dưới nhé.

 Nâng mũi ăn bánh quẩy được không?
Thực đơn cho người mới nâng mũi | Hé lộ đáp án: Nâng mũi ăn bánh quẩy được không?
  • Ngày 1

Sáng: Cháo rau củ + 1 ly sữa tươi

Trưa: Cháo thịt bằm + sữa chua hoa quả

Tối: Súp nấm + Sinh tố bơ

  • Ngày 2

Sáng: Cháo bí đỏ + 1 ly sữa đậu nành

Trưa: Cơm mềm + Canh đậu hũ rong biển + Thịt heo kho nhừ + Cam

Tối: Cơm mềm + Thịt heo hầm rau củ + Nước ép Táo

  • Ngày 3

Sáng: Cháo yến mạch + Khoai lang hấp

Trưa: Cơm mềm + Canh cải nấu thịt + Thịt kho + Nước ép Dưa hấu

Tối: Cơm mềm + Thịt xào đậu que + Dâu tây

  • Ngày 4

Sáng: Hủ tiếu xào chay + 1 ly bưởi ép

Trưa: Cơm trắng + Bông cải xanh hấp + Thịt heo hầm hạt sen + Sữa chua

Tối: Cơm gạo lứt + Đậu hũ sốt cà chua + Canh khoai tây thịt heo + Ổi

  • Ngày 5

Sáng: Bánh mì đen + Chuối + 1 ly sữa đậu nành

Trưa: Cơm trắng + Thịt heo luộc + Canh rau củ + 1 miếng đu đủ

Tối: Cơm trắng + Canh bí đỏ thịt bằm + Nấm xào

  • Ngày 6

Sáng: Súp rau củ + 1 ly sữa tươi

Trưa: Bún nấu thịt heo, cà chua + Sữa chua dầm hoa quả

Tối: Cơm trắng + Thịt xá xíu + Canh mồng tơi + Sinh tố cà rốt

  • Ngày 7

Sáng: Cháo thịt bằm + Sữa hạt

Trưa: Cơm gạo lứt + thịt kho + Cải bắp luộc + Lê

Tối: Cơm trắng + Thịt heo áp chảo + Canh cải thảo nấu thịt + Kiwi

Lời kết


Đó là những thông tin giải đáp về vấn đề nâng mũi ăn bánh quẩy được không mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp, khoa học để mũi nhanh lành, vào phom đẹp chuẩn nhé.


Trương Thị Minh Thư


Tôi là Trương Thị Minh Thư. Sau khi tốt nghiệp từ trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch vào tháng 10 năm 2019 với bằng ngành điều dưỡng đa khoa. Tôi đã nảy sinh một mong muốn mạnh mẽ - gắn bó với lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Để thực hiện ước mơ này, tôi quyết định tiếp tục học thêm và hoàn thiện bản thân với bằng cấp trợ lý bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Đã gần 5 năm trôi qua, và tôi đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này.

Tôi hiện đang là một trợ lý bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nhưng tôi luôn biết rằng việc không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức là điều rất cần thiết. Bên cạnh công việc hàng ngày, tôi tham gia nhiều khóa học huấn luyện và tham dự các buổi training về kiến thức phẫu thuật thẩm mỹ, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nước ngoài.

Tôi luôn tin rằng kiến thức về phẫu thuật thẩm mỹ không bao giờ có điểm dừng. Đó là một quá trình học vô tận, một lĩnh vực luôn thay đổi và phát triển. Các phương pháp mới thường mang lại nhiều ưu điểm hơn so với những phương pháp cũ, và việc không ngừng cập nhật thông tin mới là chìa khóa để không bị lạc hậu trong ngành này.

Hiện tại, tôi đang làm việc tại Viện thẩm mỹ Tuấn Linh và luôn sẵn sàng để tư vấn, hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc về thẩm mỹ của quý khách hàng. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi và cống hiến hết mình để mang đến sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng của tôi. Nếu bạn cần thêm thông tin gì, hãy liên hệ ngay với Thư nhé!


Trương Thị Minh Thư


Latest posts by Trương Thị Minh Thư (see all)

Xem tiếp...
 
Top Bottom