Vĩnh Hưng
Fan Cứng
Hang Thiên Thủy Hà Giang nằm trên mảnh đất huyện Xín Mần là một địa điểm thú vị để du khách khám phá những truyền thống cổ xưa của dân tộc ta. Ngay bây giờ, 2Trip sẽ cùng bạn ghé thăm kỳ quan thiên nhiên của mảnh đất phía Tây này nhé!
Tọa lạc tại thôn Nàn Ma, thuộc xã Nàn Ma, Hang Thiên Thủy Hà Giang nằm trong lòng dãy núi Hoa Đá. Từ trung tâm huyện Xín Mần, du khách cần đi khoảng 13km về phía Tây. Danh lam thắng cảnh này có không gian rộng, lòng hang được cấu tạo từ đá vôi và nhiều thạch nhũ. Tổng chiều dài của Thiên Thủy lên tới 340m.
Thôn Nà Ma của tỉnh Hà Giang cũng là một địa điểm gắn liền với nhiều điển tích lịch sử của dân tộc Việt Nam ta ngày xưa (Nguồn: xinman.hagiang.gov.vn)
Thôn Nàn Ma có vị trí cách trung tâm Cốc Pài khoảng 13km. Đây là một địa danh cực kỳ nổi tiếng gắn với các di tích lịch sử và khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ. Thôn Nàn Ma nằm giáp với huyện Bắc Hà trực thuộc tỉnh Lào Cai. Cửa ngõ giao thương mua bán giữa hai tỉnh thành này có tiềm năng tăng trưởng về lĩnh vực phượt Hà Giang.
Hang Thiên Thủy Hà Giang là một danh lam thắng cảnh quốc gia được nhiều tín đồ phượt lựa chọn để khám phá và chinh phục thời gian gần đây (Nguồn: ttravel.vn)
Vào ngày 22/11/2014, danh lam thắng cảnh hang Thiên Thủy đã được chính thức công nhận là danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. Hiện nay, Hang Thiên Thủy đã được khai thác và bảo vệ cẩn thận để tiếp tục phát triển du lịch và giúp đồng bào dân tộc giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng. Đây là một trong những địa điểm du lịch Hà Giang được nhiều du khách quan tâm nhất hiện tại.
Mang đặc tính của núi đá vôi, hang Thiên Thủy Hà Giang trải qua hàng nghìn năm và được kiến tạo bởi những giọt nước nhỏ từ trần hang xuống tạo thành những cây nhũ đá tuyệt đẹp. Ngoài ra, chúng còn có hình thù độc đáo, lạ mắt thu hút nhiều du khách chụp ảnh và tham quan. Trong những năm trở lại đây, nơi này được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn thông qua các bài báo.
Để tiếp cận được cửa hang Thiên Thủy Hà Giang, du khách nên nhờ một người dân bản địa thông thạo đường đi dẫn ra khu rừng để dễ dàng khám phá địa điểm này (Nguồn: xinman.hagiang.gov.vn )
Hệ thống hang Thiên Thủy Hà Giang có chiều cao 1.200m so với mực nước biển và thuộc dãy Hoa Đá (Khoắn Pắng). Để tới được địa điểm này, du khách cần vượt qua cánh rừng Tống Quán Sủ. Theo con đường nay, mọi người sẽ bắt gặp một trong 3 cửa hang nhỏ dẫn vào Động Thiên Thủy. Tuy nhiên, cửa hang khá hẹp chỉ một người chui lọt. Đi sâu vào thêm 5m, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được không khí mát lạnh của hang tỏa ra.
Cách cửa hang 10m, những vũng nước sâu gần 20cm bắt đầu xuất hiện. Đây cũng là một phần lý do tạo thành tên của Hang Thiên Thủy Hà Giang. Vì hang nằm khá cao trên đỉnh núi đá nên cấu tạo của Thiên Thủy không giống với các hệ thống hang động ngầm khác. Tuy nhiên, bên trong lòng hang vẫn tồn tại nguồn nước mạch trong lành và không dính bụi bẩn. Ngoài ra, nguồn nước này còn phục vụ nhu cầu sinh hoạt mỗi ngày của người dân vào những ngày khô hạn nhất năm.
Hang Thiên Thủy Hà Giang có nơi vòm cao nhất lên tới 23m và chứa đựng nhiều tảng nhũ đá đa dạng hình thù vô cùng độc đáo (Nguồn: truyenhinhdulich.vn)
Nơi cao nhất của vòm hang đo được là 23m, hang nhỏ có lối đi chính nằm trọn trong các khối nhũ đá tự nhiên nhiều hình dạng nên du khách sẽ cảm thấy khá hẹp và bí. Chúng được tạo hóa xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp từ vòm hang xuống tới tận chân động. Từ đó, lối đi vào hang Thiên Thủy như một mê cung khiến du khách vô cùng tò mò và muốn khám phá ngay lập tức.
Chính vì vậy nên nếu du khách muốn tham quan nơi này cần có người bản địa thông thạo địa hình dẫn đường vào hang. Càng vào sâu bên trong, bạn sẽ càng cảm nhận được rõ ràng sự đa dạng về hình khối của nhũ đá liên tục thay đổi, người tham quan sẽ không cảm thấy nhàm chán như các hang động khác cùng khu vực.
Xem thêm: Top 05 Homestay Hoàng Su Phì Có View Ngắm Lúa Chín Đẹp Nhất Hà Giang
Hang Thiên Thủy Hà Giang còn gắn với nghi lễ tiêu biểu nhất của đồng bào dân tộc Mông là lễ cúng Tượng đá đầu rùa. Địa điểm tổ chức cũng chính tại chân núi Hoa Đá và được duy trì qua nhiều thế hệ cho đến nay. Vào ngày 20 Tháng Giêng mỗi năm, lễ cúng sẽ diễn ra tại một phiến đá nhỏ có hình đầu một con rùa dưới chân núi dọc đường dẫn tới hang Thiên Thủy.
Trước khi sự kiện diễn ra, người dân nơi đây sẽ chuẩn bị các lễ vật sau: một con lợn nặng khoảng 50 – 60kg, một tập giấy bản, một chai rượu, một con gà trống, 5 thẻ hương, 5 bát cơm… Sau phần chuẩn bị, sư thầy sẽ bắt đầu thắp 5 nén hương với mục đích mời các vị thần linh về dự lễ. Theo như nội dung của bài cúng, người dân cầu mong các vị thần phù hộ cho một mùa mang bội thu, mưa thuận gió hòa, bà con mạnh khỏe, xua tan bệnh tật, cây cối không bị sâu bệnh…
Bên cạnh đó, lễ hội Cúng rừng của người dân tộc Mông ở hang Thiên Thủy Hà Giang vẫn được lưu giữ và bảo tồn cho tới tận ngày nay (Nguồn: mia.vn)
Ngoài lễ cúng Tượng đá đầu rùa, huyện Xín Mần vẫn còn giữ được truyền thống tổ chức các lễ hội văn hóa đặc trưng như Cúng rừng của dân tộc Mông, Gầu Tào và chợ phiên Hà Giang. Vì vậy, du khách tứ phương có thể tham khảo và thêm vào lịch trình du lịch sắp tới với gia đình và bạn bè.
Xem thêm: Núi Đôi Quản Bạ Hà Giang | Địa Điểm Tham Quan Cực Kì Hấp Dẫn Với Thiên Nhiên Hùng Vĩ
Tại lễ đón bằng công nhận danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia của hang Thiên Thủy Hà Giang, Tết Khu Cù Tê cũng chính thức cộng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Tại vùng đất Hà Giang, người La Chí là một trong những tộc sinh sống lâu đời nhất. Theo truyền thống, người dân tự coi La Chí bản Díu (ở huyện Xín Mần) là người anh cả, nhóm La Chí định cư ở bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì) là người anh thứ 2 và cuối cùng là nhóm La Chí ở bản Máy (huyện Hoàng Su Phì) là đứa em út.
Vào năm 2014, Tết Khu Cù Tê cùng lúc với Hang Thiên Thủy Hà Giang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia (Nguồn: www.qdnd.vn)
Ông cha ta kể rằng tổ tiên của người La Chí Hà Giang tên là Hoàng Dìn Thùng. Hóa thân của người đàn ông này được coi là các dãy núi đồ sộ và trên đó tồn tại bản làng của người La Chí thời đó. Người sống ở bán Díu bởi sinh ra từ đầu ông nên được gọi là anh cả. Người sinh ra từ bụng ông là người bản Phùng và người em út ở bản Máy lại được sinh ra từ bàn chân.
Ngoài ra, dị bản của truyền thuyết này cũng cực kỳ nổi tiếng song hành với bản chính. Khi xưa, bản làng gặp nạn lũ lụt và nước dâng cao ngập núi rừng, Hoàng Dìn Thùng đã bế theo 3 người con trai của mình chạy thẳng lên núi cao. Để bảo toàn tính mạng cho các người con, ông đã tự biến thành dãy núi trùng điệp để các con sinh sống và từ đó trở thành Tổ tiên của tộc người La Chí cho đến hiện tại.
Tổ tiên của người La Chí trong truyền thuyết là ông Hoàng Dìu Thùng và ông hóa thân là những dãy núi trùng điệp trên Hang Thiên Thủy Hà Giang (Nguồn: vietgiaitri.com)
Công việc chủ yếu của người La Chí trên dãy núi là trồng lúa, làm rẫy trên những thửa ruộng bậc thang đặc trưng. các trưởng làng (Mổ Cóc) thường xuyên cùng nhau tổ chức Tết Khu Cù Tê vào tháng 7 Âm Lịch. Bởi thời điểm này thì thời tiết khá mát mẻ và trước khi người nông dân thu hoạch lúa 1 tháng, mọi người không quá bận rộn.
Ý nghĩa của Lễ hội này nhằm tưởng nhớ đến Tổ Tiên Hoàng Dìu Thùng, cầu mong cho tộc người La Chí ấm no, mưa thuận gió hòa và bên cạnh đó, người lớn trong làng sẽ tiếp tục truyền lại bài cúng cho các thế hệ con cháu trong tộc.
Bữa ăn thịnh soạn của tộc người La Chí trong ngày Lễ Khu Cù Tê nhằm tưởng nhớ Tổ tiên, cầu mong cho nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, mùa mạng bội thu… (Nguồn: bazantravel.com)
Khung thời gian dịp Tết Khu Cù Tê này diễn ra sẽ được tính theo lịch Âm và tùy vào các bản sẽ có quy định riêng. Bản Phùng sẽ ăn Tết bắt đầu từ ngày 17/7, bản Díu lại ấn định vào ngày 1/7 và còn bản Máy sẽ ăn Tết muộn nhất vào 1/8. Thời gian ăn Tết cũng phụ thuộc vào già làng nhưng tất cả đều không quá 15 ngày. Nhưng nếu có năm nhuận hai tháng Tư thì sẽ được cộng dồn và bản Díu sẽ bắt đầu ăn Tết từ tháng 6.
Đối với bản Díu và bản Phùng, việc cúng Tết Khu Cù Tê tổ chức ở nhà cộng đồng nên phải tuân thủ theo lệ luật chung. Bước đầu tiên là người của tộc sẽ chọn ra người chù trì của lễ cúng này. Đây phải là người đã lập gia đình, đã có con cái và gia đình đã không vi phạm luật lễ của làng, được làng tín nhiệm, người trong nhà không có ai ốm yếu. Sau đó, hội đồng các trưởng tộc sẽ lấy chân gà khô để xem xét, nếu chân gà đáp ứng đủ yêu cầu thì người đó mới chính thức được chấp nhận.
Đây là dịp để tộc người La Chí được sum họp và gìn giữ truyền thống văn hóa đặc sắc này qua nhiều thế hệ (Nguồn: www.qdnd.vn)
Nhìn chung, Tết Khu Cù Tê đã có lịch sử lâu đời. Đặc biệt, đây là dịp để tất cả người trong tộc La Chí tụ họp, gặp gỡ để tưởng nhớ Tổ tiên, cầu mong cho một năm làm ăn phát đạt, cuộc sống ấm no, sung túc… Từ đó, dịp lễ gắn liền và duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc. Khách du lịch Hà Giang sẽ biết tới Tết Khu Cù Tê nhiều hơn và chung tay bảo tồn Di sản này.
Xem thêm: Mùa Lúa Chín Hà Giang- Những Sắc Vàng Rực Rỡ Trên Cao Nguyên Đá
Hang Thiên Thủy Hà Giang là một địa điểm nằm trong một núi đá vôi hiểm trở và được bao quanh bởi rừng núi ngút ngàn. Đồng thời, tỉnh Hà Giang cũng được tạo thành bởi nhiều con đèo nổi tiếng ngoằn ngoèo nên du khách cần lưu ý một số điều sau để có một trải nghiệm tuyệt vời nhất:
Để tới được hang Thiên Thủy Hà Giang, các bạn trẻ thường thuê xe máy tự lái để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ dọc hai bên đường đèo (Nguồn: www.tuannguyentravel.com)
Như vậy, Hang Thiên Thủy Hà Giang tuy không được du khách biết đến nhiều như Cao nguyên đá Đồng Văn nhưng lại chứa đựng nhiều văn hóa truyền thống của dân tộc. Bài viết này đã được 2Trip cung cấp đầy đủ thông tin để du khách có thể tham khảo. Chúc bạn có một chuyến du lịch thượng lộ bình an.
Nguồn tham khảo:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Xem tiếp...
Giới thiệu chung về Hang Thiên Thuỷ Hà Giang
1. Hang Thiên Thuỷ Hà Giang ở đâu?
Tọa lạc tại thôn Nàn Ma, thuộc xã Nàn Ma, Hang Thiên Thủy Hà Giang nằm trong lòng dãy núi Hoa Đá. Từ trung tâm huyện Xín Mần, du khách cần đi khoảng 13km về phía Tây. Danh lam thắng cảnh này có không gian rộng, lòng hang được cấu tạo từ đá vôi và nhiều thạch nhũ. Tổng chiều dài của Thiên Thủy lên tới 340m.
Thôn Nàn Ma có vị trí cách trung tâm Cốc Pài khoảng 13km. Đây là một địa danh cực kỳ nổi tiếng gắn với các di tích lịch sử và khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ. Thôn Nàn Ma nằm giáp với huyện Bắc Hà trực thuộc tỉnh Lào Cai. Cửa ngõ giao thương mua bán giữa hai tỉnh thành này có tiềm năng tăng trưởng về lĩnh vực phượt Hà Giang.
Vào ngày 22/11/2014, danh lam thắng cảnh hang Thiên Thủy đã được chính thức công nhận là danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. Hiện nay, Hang Thiên Thủy đã được khai thác và bảo vệ cẩn thận để tiếp tục phát triển du lịch và giúp đồng bào dân tộc giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng. Đây là một trong những địa điểm du lịch Hà Giang được nhiều du khách quan tâm nhất hiện tại.
2. Cấu tạo của Hang Thiên Thuỷ Hà Giang
Mang đặc tính của núi đá vôi, hang Thiên Thủy Hà Giang trải qua hàng nghìn năm và được kiến tạo bởi những giọt nước nhỏ từ trần hang xuống tạo thành những cây nhũ đá tuyệt đẹp. Ngoài ra, chúng còn có hình thù độc đáo, lạ mắt thu hút nhiều du khách chụp ảnh và tham quan. Trong những năm trở lại đây, nơi này được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn thông qua các bài báo.
Hệ thống hang Thiên Thủy Hà Giang có chiều cao 1.200m so với mực nước biển và thuộc dãy Hoa Đá (Khoắn Pắng). Để tới được địa điểm này, du khách cần vượt qua cánh rừng Tống Quán Sủ. Theo con đường nay, mọi người sẽ bắt gặp một trong 3 cửa hang nhỏ dẫn vào Động Thiên Thủy. Tuy nhiên, cửa hang khá hẹp chỉ một người chui lọt. Đi sâu vào thêm 5m, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được không khí mát lạnh của hang tỏa ra.
Cách cửa hang 10m, những vũng nước sâu gần 20cm bắt đầu xuất hiện. Đây cũng là một phần lý do tạo thành tên của Hang Thiên Thủy Hà Giang. Vì hang nằm khá cao trên đỉnh núi đá nên cấu tạo của Thiên Thủy không giống với các hệ thống hang động ngầm khác. Tuy nhiên, bên trong lòng hang vẫn tồn tại nguồn nước mạch trong lành và không dính bụi bẩn. Ngoài ra, nguồn nước này còn phục vụ nhu cầu sinh hoạt mỗi ngày của người dân vào những ngày khô hạn nhất năm.
Nơi cao nhất của vòm hang đo được là 23m, hang nhỏ có lối đi chính nằm trọn trong các khối nhũ đá tự nhiên nhiều hình dạng nên du khách sẽ cảm thấy khá hẹp và bí. Chúng được tạo hóa xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp từ vòm hang xuống tới tận chân động. Từ đó, lối đi vào hang Thiên Thủy như một mê cung khiến du khách vô cùng tò mò và muốn khám phá ngay lập tức.
Chính vì vậy nên nếu du khách muốn tham quan nơi này cần có người bản địa thông thạo địa hình dẫn đường vào hang. Càng vào sâu bên trong, bạn sẽ càng cảm nhận được rõ ràng sự đa dạng về hình khối của nhũ đá liên tục thay đổi, người tham quan sẽ không cảm thấy nhàm chán như các hang động khác cùng khu vực.
Xem thêm: Top 05 Homestay Hoàng Su Phì Có View Ngắm Lúa Chín Đẹp Nhất Hà Giang
Hang Thiên Thuỷ Hà Giang có những lễ hội nào?
1. Lễ cúng Tượng đá đầu rùa
Hang Thiên Thủy Hà Giang còn gắn với nghi lễ tiêu biểu nhất của đồng bào dân tộc Mông là lễ cúng Tượng đá đầu rùa. Địa điểm tổ chức cũng chính tại chân núi Hoa Đá và được duy trì qua nhiều thế hệ cho đến nay. Vào ngày 20 Tháng Giêng mỗi năm, lễ cúng sẽ diễn ra tại một phiến đá nhỏ có hình đầu một con rùa dưới chân núi dọc đường dẫn tới hang Thiên Thủy.
Trước khi sự kiện diễn ra, người dân nơi đây sẽ chuẩn bị các lễ vật sau: một con lợn nặng khoảng 50 – 60kg, một tập giấy bản, một chai rượu, một con gà trống, 5 thẻ hương, 5 bát cơm… Sau phần chuẩn bị, sư thầy sẽ bắt đầu thắp 5 nén hương với mục đích mời các vị thần linh về dự lễ. Theo như nội dung của bài cúng, người dân cầu mong các vị thần phù hộ cho một mùa mang bội thu, mưa thuận gió hòa, bà con mạnh khỏe, xua tan bệnh tật, cây cối không bị sâu bệnh…
Ngoài lễ cúng Tượng đá đầu rùa, huyện Xín Mần vẫn còn giữ được truyền thống tổ chức các lễ hội văn hóa đặc trưng như Cúng rừng của dân tộc Mông, Gầu Tào và chợ phiên Hà Giang. Vì vậy, du khách tứ phương có thể tham khảo và thêm vào lịch trình du lịch sắp tới với gia đình và bạn bè.
Xem thêm: Núi Đôi Quản Bạ Hà Giang | Địa Điểm Tham Quan Cực Kì Hấp Dẫn Với Thiên Nhiên Hùng Vĩ
2. Tết Khu Cù Tê của người La Chí
Tại lễ đón bằng công nhận danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia của hang Thiên Thủy Hà Giang, Tết Khu Cù Tê cũng chính thức cộng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Tại vùng đất Hà Giang, người La Chí là một trong những tộc sinh sống lâu đời nhất. Theo truyền thống, người dân tự coi La Chí bản Díu (ở huyện Xín Mần) là người anh cả, nhóm La Chí định cư ở bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì) là người anh thứ 2 và cuối cùng là nhóm La Chí ở bản Máy (huyện Hoàng Su Phì) là đứa em út.
Ông cha ta kể rằng tổ tiên của người La Chí Hà Giang tên là Hoàng Dìn Thùng. Hóa thân của người đàn ông này được coi là các dãy núi đồ sộ và trên đó tồn tại bản làng của người La Chí thời đó. Người sống ở bán Díu bởi sinh ra từ đầu ông nên được gọi là anh cả. Người sinh ra từ bụng ông là người bản Phùng và người em út ở bản Máy lại được sinh ra từ bàn chân.
Ngoài ra, dị bản của truyền thuyết này cũng cực kỳ nổi tiếng song hành với bản chính. Khi xưa, bản làng gặp nạn lũ lụt và nước dâng cao ngập núi rừng, Hoàng Dìn Thùng đã bế theo 3 người con trai của mình chạy thẳng lên núi cao. Để bảo toàn tính mạng cho các người con, ông đã tự biến thành dãy núi trùng điệp để các con sinh sống và từ đó trở thành Tổ tiên của tộc người La Chí cho đến hiện tại.
Công việc chủ yếu của người La Chí trên dãy núi là trồng lúa, làm rẫy trên những thửa ruộng bậc thang đặc trưng. các trưởng làng (Mổ Cóc) thường xuyên cùng nhau tổ chức Tết Khu Cù Tê vào tháng 7 Âm Lịch. Bởi thời điểm này thì thời tiết khá mát mẻ và trước khi người nông dân thu hoạch lúa 1 tháng, mọi người không quá bận rộn.
Ý nghĩa của Lễ hội này nhằm tưởng nhớ đến Tổ Tiên Hoàng Dìu Thùng, cầu mong cho tộc người La Chí ấm no, mưa thuận gió hòa và bên cạnh đó, người lớn trong làng sẽ tiếp tục truyền lại bài cúng cho các thế hệ con cháu trong tộc.
Khung thời gian dịp Tết Khu Cù Tê này diễn ra sẽ được tính theo lịch Âm và tùy vào các bản sẽ có quy định riêng. Bản Phùng sẽ ăn Tết bắt đầu từ ngày 17/7, bản Díu lại ấn định vào ngày 1/7 và còn bản Máy sẽ ăn Tết muộn nhất vào 1/8. Thời gian ăn Tết cũng phụ thuộc vào già làng nhưng tất cả đều không quá 15 ngày. Nhưng nếu có năm nhuận hai tháng Tư thì sẽ được cộng dồn và bản Díu sẽ bắt đầu ăn Tết từ tháng 6.
Đối với bản Díu và bản Phùng, việc cúng Tết Khu Cù Tê tổ chức ở nhà cộng đồng nên phải tuân thủ theo lệ luật chung. Bước đầu tiên là người của tộc sẽ chọn ra người chù trì của lễ cúng này. Đây phải là người đã lập gia đình, đã có con cái và gia đình đã không vi phạm luật lễ của làng, được làng tín nhiệm, người trong nhà không có ai ốm yếu. Sau đó, hội đồng các trưởng tộc sẽ lấy chân gà khô để xem xét, nếu chân gà đáp ứng đủ yêu cầu thì người đó mới chính thức được chấp nhận.
Nhìn chung, Tết Khu Cù Tê đã có lịch sử lâu đời. Đặc biệt, đây là dịp để tất cả người trong tộc La Chí tụ họp, gặp gỡ để tưởng nhớ Tổ tiên, cầu mong cho một năm làm ăn phát đạt, cuộc sống ấm no, sung túc… Từ đó, dịp lễ gắn liền và duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc. Khách du lịch Hà Giang sẽ biết tới Tết Khu Cù Tê nhiều hơn và chung tay bảo tồn Di sản này.
Xem thêm: Mùa Lúa Chín Hà Giang- Những Sắc Vàng Rực Rỡ Trên Cao Nguyên Đá
Những lưu ý khi ghé thăm Hang Thiên Thuỷ Hà Giang
Hang Thiên Thủy Hà Giang là một địa điểm nằm trong một núi đá vôi hiểm trở và được bao quanh bởi rừng núi ngút ngàn. Đồng thời, tỉnh Hà Giang cũng được tạo thành bởi nhiều con đèo nổi tiếng ngoằn ngoèo nên du khách cần lưu ý một số điều sau để có một trải nghiệm tuyệt vời nhất:
- Đối với các bạn trẻ đam mê tốc độ, bạn nên thuê xe máy tự lái để có thể thoải mái đổ đèo và khám phá từng ngõ ngách của hang Thiên Thủy.
- Vì hang động này nằm trọn trong ngọn núi đá nên du khách rất khó để tìm thấy đường vào. Do đó, bạn nên đi cùng một người dân bản địa thông thạo đường để dễ dàng tiếp cận địa danh này mà không phải di chuyển xa.
- Bởi đây là một danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia nên du khách cần cẩn thận trong khi di chuyển để không gây tổn thất cho các cột nhũ đá bên trong. Đồng thời, không nên xả rác bừa bãi gây ảnh hương đến cảnh quan xung quanh.
Như vậy, Hang Thiên Thủy Hà Giang tuy không được du khách biết đến nhiều như Cao nguyên đá Đồng Văn nhưng lại chứa đựng nhiều văn hóa truyền thống của dân tộc. Bài viết này đã được 2Trip cung cấp đầy đủ thông tin để du khách có thể tham khảo. Chúc bạn có một chuyến du lịch thượng lộ bình an.
Nguồn tham khảo:
- Wikipedia. (2022). Hang Thiên Thủy. [online] vi.wikipedia.org. Có tại: Hang Thiên Thủy – Wikipedia tiếng Việt [Truy cập ngày 22/1/2023]
- Báo Hà Giang. (2021). Hang Thiên Thủy danh thắng qua nghìn năm trầm tích. [online] baohagiang.vn. Có tại: Hang Thiên Thủy danh thắng qua nghìn năm trầm tích [Truy cập ngày 22/1/2023]
- Cục Di Sản Văn Hóa. (2021). Tết Khu Cù Tê của người La Chí ở Hà Giang. [online] dsvh.gov.vn. Có tại: Tết Khu Cù Tê của người La Chí ở Hà Giang [Truy cập ngày 22/1/2023]
- Việt Giải Trí. (2015). Khu Cù Tê – Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí. [online] vietgiaitri.com. Có tại: https://vietgiaitri.com/khu-cu-te-tet-uong-ruou-thang-bay-cua-nguoi-la-chi-20150118i1768785/ [Truy cập ngày 22/1/2023]
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Vị Xuyên Hà Giang | Điểm Đến Được Coi là “Lò Vôi Thế Kỉ” Của Việt Nam
- Lịch Trình 2 Tour Du Lịch Hà Giang 4 Ngày 3 Đêm Thú Vị Và Tiết Kiệm Nhất
- Khám Phá 2 Tour Du Lịch Hà Giang 3 Ngày 2 Đêm Thú Vị Và Chất Lượng Nhất
- Du Lịch Hà Giang Tháng 10 | Thời Điểm Lý Tưởng Nhất Trong Năm Để Tới Vùng Đất Tây Bắc
- Lạp xưởng Hà Giang | Món Đặc Sản Lạ Miệng, Thơm Ngon Khó Cưỡng
Xem tiếp...