SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Hàn trám răng sâu: Quy trình và các câu hỏi thường gặp

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Răng sâu không chỉ gây cảm giác đau đớn mà còn liên quan các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Hàn trám răng sâu là biện pháp điều trị hiệu quả, phổ biến trong nha khoa, giúp bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và phục hồi vẻ đẹp tự nhiên cho nụ cười. Vậy quy trình trám răng sâu diễn ra như thế nào? BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, thuộc chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TPHCM, sẽ giải đáp trong bài viết này và chia sẻ những câu hỏi thường gặp liên quan đến việc hàn, trám răng sâu mà nhiều người quan tâm.

trám răng sâu


Trám răng sâu là gì?​


Trám răng sâu là phương pháp phục hồi chức năng răng mà không làm thay đổi cấu trúc răng. Trong quá trình trám, bác sĩ loại bỏ hoàn toàn mô chứa vi khuẩn từ răng, sau đó sử dụng miếng trám để lấp đầy lỗ sâu trên răng, giúp răng trở lại hình dạng ban đầu khi chưa bị sâu.

Tại sao răng sâu cần phải trám?​


Sâu răng, một bệnh bất kỳ ai cũng gặp phải do không chăm sóc răng miệng đúng cách, hoặc bị ảnh hưởng bởi các bệnh khác trong nha khoa. Sâu răng có các dấu hiệu như: Các vết đen, chấm đen hoặc hố đen trên răng. Chúng tiếp tục phát triển, gây tổn thương cho mô răng và cấu trúc bên trong răng.

Nếu sâu răng tiếp tục phát triển sâu vào tủy răng và gây viêm tủy, răng có thể bị mất. Trường hợp nặng hơn, sâu răng sẽ lan sang các răng khác và gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Do đó, trám răng sớm rất cần thiết để ngăn các biến chứng và mang lại các lợi ích sau:

  • Tăng cường chức năng của răng, giúp răng trở nên chắc chắn hơn và việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn.
  • Giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm nướu răng, ngăn chặn viêm lợi và viêm nha chu.
  • Giảm thiểu nguy cơ suy yếu răng, mất răng do tổn thương nghiêm trọng ăn sâu vào tủy răng.
  • Phục hồi thẩm mỹ cho răng nhờ vật liệu trám hiện đại, màu sắc tự nhiên giống như răng thật.
  • Giảm thiểu tình trạng hôi miệng, giảm các cơn đau nhức, khó chịu do sâu răng gây ra.
Tại sao răng sâu cần phải trám?
Trước và sau khi trám răng sâu

Khi nào cần trám răng sâu?​


Trám răng được tiến hành khi người bệnh gặp phải một số tình huống cụ thể như sau:

1. Răng sâu​


Răng sâu xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập và phá hoại cấu trúc răng ban đầu. Trám răng sâu chỉ được thực hiện khi phần mô nhiễm trùng đã được loại bỏ hoàn toàn.

Trám răng với mục đích lấp đầy các khoảng trống, từ đó ăn nhai được diễn ra bình thường. Các dấu hiệu cho thấy tình trạng răng sâu cần được trám để tránh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm hơn:

  • Khu vực răng sâu đã bắt đầu thay đổi màu sắc, hình thành nên những lỗ nhỏ, trũng màu nâu, đen,…
  • Sâu răng cửa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Nhức răng kèm theo những cơn buốt kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau, khó chịu.

2. Răng bị chấn thương​


Người bị chấn thương răng kết hợp sâu răng khi đến nha khoa, bác sĩ chỉ định trám răng. Điều này không chỉ giúp bảo tồn răng cũ mà còn thuận tiện hơn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Răng bị chấn thương bởi các nguyên nhân như: bị mẻ khi nhai thức ăn hoặc sứt gãy một phần bên trong do tai nạn,…

Nếu không trám răng, thức ăn kẹt lại ở các kẽ răng, phần bị mẻ sứt tạo ra vi khuẩn gây bệnh sâu răng. Khi đó, điều trị sẽ càng trở nên khó khăn và nguy hiểm nhất khi xuất hiện biến chứng.

3. Răng bị bào mòn​


Răng bị bào mòn do nhiều yếu tố như: nghiến răng, răng siết chặt,… Trong trường hợp này nên trám răng để bảo vệ tủy răng và ngà răng bên trong. Ngoài ra, khi răng bị mòn kết hợp với lõm chén, răng sâu hoặc răng mòn gây ra cảm giác ê buốt, răng nhạy cảm cũng nên sử dụng phương pháp trám răng để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Răng sâu như thế nào thì trám được?​


Răng sâu chỉ được trám khi bắt đầu sâu hoặc có lỗ nhỏ. Trong quá trình này, bác sĩ làm sạch phần mô răng bị sâu hủy hoại, sau đó sử dụng vật liệu trám răng Composite để lấp đầy vào xoang sâu răng đã được làm sạch.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp có lỗ sâu răng lớn, trám răng vẫn có thể được thực hiện nhưng chỉ nên xem xét như một giải pháp tạm thời. Nguyên nhân do răng phải chịu áp lực từ nhai, nghiến thức ăn. Trong khi đó, khả năng chịu lực của các miếng trám lớn không cao, dễ bị bong ra trong quá trình ăn nhai.

Đối với răng sâu nặng, bác sĩ tiến hành chữa tủy trước khi bọc răng sứ để bảo vệ răng thật ở bên trong.

Trám răng sâu có những vật liệu nào?​

1. Trám răng sâu bằng Amalgam​


Trám răng sâu bằng Amalgam, kỹ thuật đã tồn tại từ lâu và được biết đến rộng rãi. Loại vật liệu này được tạo ra từ sự kết hợp của nhiều kim loại khác nhau như thủy ngân, kẽm, bạc và đồng,… Amalgam đảm bảo khả năng chống lực và độ mài mòn, rất hiệu quả khi được sử dụng để trám răng sâu có lỗ to hoặc sâu nặng. Tuy nhiên, về màu sắc, vật liệu này có màu bạc dễ nhìn thấy, do đó được sử dụng để trám những răng ở vị trí trong hàm, khuất tầm nhìn hơn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thủy ngân có trong Amalgam gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Do đó, vật liệu này được khuyến nghị không nên sử dụng.

Trám răng sâu có những vật liệu nào? Amalgam
Trám răng sâu bằng Amalgam đảm bảo khả năng chống lực và độ mài mòn, sử dụng để trám răng sâu có lỗ to hoặc sâu nặng

2. Hàn răng sâu bằng Composite​


Composite – vật liệu tổng hợp được áp dụng trong quá trình trám răng sâu. Đặc trưng của Composite có màu sắc trắng ngà gần giống với màu của men răng tự nhiên. Khi sử dụng, chúng tạo ra vết trám tự nhiên, không ảnh hưởng đến nụ cười và sự tự tin của bạn.

Ngoài ra, Composite không chứa thủy ngân, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mặc dù độ bền của Composite không bằng Amalgam, nhưng với các trường hợp trám sâu nhẹ, Composite vẫn là lựa chọn tối ưu. Vật liệu này đảm bảo về mặt thẩm mỹ, đánh giá cao về chất lượng, khả năng chịu lực, độ mài mòn, giảm thiểu kích ứng hay nhạy cảm và có tuổi thọ cao nhất.

Trám răng sâu có những vật liệu nào? Composite
Hàn răng sâu bằng Composite đảm bảo về mặt thẩm mỹ, khả năng chịu lực tốt và có tuổi thọ cao

3. Hàn trám răng sâu lỗ to với Inlay – Onlay​


Inlay – Onlay là phương pháp hiệu quả để trám các răng sâu có lỗ lớn nhưng vi khuẩn chưa xâm nhập vào tủy.

So với các vật liệu trám khác, Inlay – Onlay được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Với thành phần chính là men sứ và quy trình chế tạo chính xác, trám răng sâu lỗ lớn bằng Inlay – Onlay mang lại kết quả ấn tượng và tự nhiên. Màu sắc và hình dạng của Inlay – Onlay được điều chỉnh để phù hợp hoàn toàn với hàm răng, giúp tái tạo vẻ đẹp tự nhiên và tăng cường sự tự tin cho nụ cười của bạn.

Với Inlay – Onlay, quá trình trám răng sẽ được thực hiện mà không cần mài, giúp bảo vệ cấu trúc tự nhiên của răng và giảm thiểu những phiền toái không cần thiết. Tuy nhiên, do sở hữu những ưu điểm vượt trội, giá của việc trám răng thẩm mỹ nói chung và giá trám răng sâu nói riêng khi sử dụng vật liệu này không hề rẻ.

Hàn trám răng sâu lỗ to với Inlay – Onlay
Hàn răng sâu bằng Inlay – Onlay sẽ điều chỉnh màu sắc và hình dạng phù hợp với hàm răng mang lại sự tự tin cho người bệnh

Trám răng sâu có đau không?​


Quá trình trám răng sâu thực chất không gây đau nhức hay khó chịu. Bác sĩ bơm vật liệu trám vào lỗ hổng rồi làm cứng lại, do đó không có tác động xâm lấn, không cần phẫu thuật nên không gây đau.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi răng đã sâu nặng hơn và cần điều trị mô sâu hoặc điều trị tủy, bạn có thể cảm nhận đau. Cảm giác đau phụ thuộc vào mức độ sâu và tình trạng sức khỏe răng của bạn.

Để giảm đau nhức và khó chịu trong quá trình điều trị răng sâu nặng, bác sĩ sử dụng thuốc tê để làm tê liệt vùng xung quanh.

Sau khi quá trình trám răng hoàn tất và thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức răng. Tuy nhiên, chỉ tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hay công việc hàng ngày. (1)

Hàn răng sâu mất bao lâu?​


Thời gian trám răng sâu phụ thuộc vào mức độ tổn thương của răng. Trung bình, trám răng mất khoảng từ 15 – 20 phút cho mỗi mối trám. Tuy nhiên, khi răng sâu nặng, thời gian điều trị kéo dài từ 30 – 40 phút. Nếu sâu răng đã lan vào tủy và gây tổn thương đến tủy, thời gian điều trị sẽ lâu hơn vì cần làm sạch tủy và các mảnh sâu. Trong trường hợp này, người bệnh cần 2 – 3 lần hẹn với bác sĩ để điều trị dứt điểm.

Quy trình trám răng sâu diễn ra như thế nào?​


Quy trình trám răng sâu tại BVĐK Tâm Anh diễn ra như sau:

Bước 1: Khám sức khỏe răng miệng và tư vấn​


Bác sĩ thăm khám răng để xác định mức độ sâu của lỗ răng, sau đó tư vấn về các phương pháp điều trị và chọn loại vật liệu hàn phù hợp với tình hình kinh tế của người bệnh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê​


Trước khi bắt đầu quá trình hàn trám, người bệnh được vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có hại và vi khuẩn xâm nhập vào trong quá trình hàn. Đồng thời, để giảm đau và khó chịu, bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ cho người bệnh tuỳ theo tình trạng nông – sâu của các khoang sâu răng.

Bước 3: Loại bỏ mô răng sâu và hàn trám​


Bác sĩ loại bỏ mô răng sâu và điều trị răng. Sau đó, vật liệu hàn được đặt vào lỗ răng và sử dụng công nghệ laser làm đông vật liệu trong khoảng 5 phút. Công nghệ này giúp miếng trám trở nên chắc chắn hơn so với việc để miếng trám tự khô.

Bước 4: Điều chỉnh vết hàn và kiểm tra khớp cắn​


Sau khi hàn trám, bác sĩ mài bề mặt vật liệu hàn để khách hàng không cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Nếu sử dụng phương pháp Inlay – Onlay để trám, bước tiếp theo sẽ lấy dấu hàm. Mục đích để thiết kế một miếng sứ phù hợp với lỗ răng, sau cùng gắn lên răng mà không gây ra tình trạng khớp cắn sai lệch.

Quy trình trám răng sâu diễn ra như thế nào?
BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, thuộc chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TPHCM đang trám răng sâu cho người bệnh

Vì sao nên chọn trám răng sâu tại BVĐK Tâm Anh?​


Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt ở dịch vụ trám răng sâu. Một số lý do bạn nên chọn trám răng sâu tại BVĐK Tâm Anh:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: Bác sĩ tại BVĐK Tâm Anh đều có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với nghề, luôn cập nhật những phương pháp điều trị mới nhất.
  • Trang thiết bị hiện đại: BVĐK Tâm Anh sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo quy trình trám răng diễn ra chính xác, an toàn.
  • Vật liệu hàn chất lượng: Vật liệu hàn tại BVĐK Tâm Anh đều đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo độ bền, thẩm mỹ cho răng sau khi trám.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình: Đội ngũ nhân viên tại BVĐK Tâm Anh luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, chu đáo.
  • Cam kết chất lượng: BVĐK Tâm Anh cam kết mang lại cho khách hàng dịch vụ trám răng sâu chất lượng, an toàn, hiệu quả.
  • Chi phí hợp lý: Tại BVĐK Tâm Anh, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bảng giá dịch vụ được minh bạch và công khai, giúp khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với ngân sách của mình.

Với những lý do trên, BVĐK Tâm Anh là lựa chọn đáng tin cậy cho bạn khi cần trám răng sâu.

Bảng giá trám răng sâu tại BVĐK Tâm Anh​


Trám răng sâu – một phương pháp điều trị thông dụng trong nha khoa và có chi phí thấp hơn so với các biện pháp chỉnh hình răng khác. Tuy nhiên, giá cả cho dịch vụ trám răng sâu tùy thuộc nhiều yếu tố bao gồm: kỹ năng của bác sĩ, thiết bị và công nghệ được áp dụng… Mỗi bệnh viện, cơ sở nha khoa có mức giá riêng, do đó khách hàng cần nắm rõ thông tin trước khi lựa chọn.

Chi phí dịch vụ trám răng sâu tại BVĐK Tâm Anh dao động từ 250.000 – 1.000.000 đồng phụ thuộc vào tình trạng răng sâu cụ thể của từng khách hàng. Đối với những trường hợp răng sâu phức tạp hơn, như cần hút dịch, loại bỏ mô sâu hoặc sử dụng chất liệu cao cấp, chi phí sẽ cao hơn.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng sâu​


Sau khi trám răng sâu, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Nếu sau 1 – 2 tuần trám răng, bạn cảm thấy ê buốt, hôi miệng hoặc có các biến chứng khác, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra lại.
  • Sau khi trám răng, bạn nên tránh các loại thức ăn cay nóng, thức ăn lạnh và thức uống có đá để đảm bảo miếng trám được gắn chắc vào răng.
  • Bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, chất xơ và vitamin C để tăng cường sức khỏe và cân bằng môi trường trong khoang miệng, ngăn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Hãy vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt ở vị trí đã trám răng. Lưu ý trong thời gian đầu, nên vệ sinh nhẹ nhàng, không cạy, đánh hoặc cào mạnh vào răng mới trám.
  • Trong quá trình trám răng, bạn được tiêm thuốc nên sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ đau nhẹ trong 1 – 2 ngày, sau đó cảm giác này sẽ biến mất hoàn toàn.
Cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng sâu
Sau khi trám răng nên ăn thức ăn mềm dễ nuốt hạn chế ăn đồ cay, nóng để miếng trám được gắn chắc vào răng

Trám răng rồi có bị sâu lại không?​


Sau khi trám răng, răng có bị sâu lại hay không còn tùy thuộc vào chất lượng hàn trám và quá trình chăm sóc răng miệng của bạn. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng răng trám bị sâu lại, bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu răng miệng không được làm sạch, vi khuẩn sẽ phát triển trong mảng bám và sản sinh nhiều axit. Axit này sẽ hòa tan các mô cứng của răng làm tình trạng sâu tái phát.
  • Thói quen ăn uống: Miếng trám có thể bị bong, hở và nứt do một số thói quen ăn uống không phù hợp như: uống đồ uống có cồn, axit, ăn thức ăn cứng và khô, nhai cố định 1 bên hàm.
  • Sai sót khi hàn trám: Sâu răng cũng tái phát do một số sai sót trong quá trình hàn trám như: chưa làm sạch ổ sâu hoàn toàn, sót tủy, không vô khuẩn khoang trám trước khi trám răng.

Miếng trám răng sâu có bền không, bao lâu thì trám lại?​


Độ bền của miếng trám răng có bền không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

  • Chất liệu trám răng: Tuổi thọ của miếng trám răng được xác định dựa trên 2 yếu tố chính màu sắc và độ bền chất lượng.
  • Về màu sắc, miếng trám giữ được màu sắc ban đầu trong khoảng 2 – 3 năm và chất liệu composite, có thể kéo dài lên đến 5 năm. Tuy nhiên, sau thời gian này, miếng trám trở nên đậm màu hơn do tác động của men vi sinh và các chất từ thực phẩm, đồ uống hàng ngày.
  • Về độ bền, tuổi thọ của miếng trám phụ thuộc vào chất liệu sử dụng. Miếng trám bằng Amalgam kéo dài khoảng 10 năm và có thể lên tới 20 năm nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách.
  • Chất liệu trám Composite có tuổi thọ cao nhất, từ 20 – 30 năm. Đối với những khách hàng có điều kiện kinh tế tốt, có thể lựa chọn trám bằng Inlay/Onlay vàng, tuổi thọ lên tới 40 – 60 năm.
  • Kỹ năng của bác sĩ và công nghệ trám răng: Nếu tay nghề của bác sĩ không tốt, phục hình không đúng kỹ thuật và công nghệ trám răng lạc hậu, kết quả trám răng sẽ không bền lâu.
  • Độ bền của miếng trám răng còn tùy thuộc vào cách bạn chăm sóc răng miệng sau khi trám.

Trung bình, sau khoảng 3 – 5 năm sử dụng, miếng trám có thể bị bong tróc, nhiễm màu từ thực phẩm, do đó cần thay miếng trám mới. Tuy nhiên, theo bác sĩ, trám răng sâu miếng trám được dùng ít nhất 4 – 5 năm và tối đa tới 20 năm.

Bài viết này đã cung cấp chi tiết về quy trình trám răng sâu, đồng thời trả lời các câu hỏi thường gặp, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Để ngừa răng sâu tái phát, bạn nên đến nha khoa vệ sinh răng miệng và lấy cao răng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng đã trám có bị sâu lại hay không, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh sâu răng trở nên trầm trọng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom