MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
692K

Hà Nội: Bồi thường, hỗ trợ kịch trần để lấy đất biệt thự cũ xây trường học

Thu Thủy

Nổi Tiếng
(PLO)- Quận Hoàn Kiếm cho biết TP Hà Nội đã áp dụng cơ chế bồi thường, hỗ trợ kịch trần để lấy đất biệt thự cũ xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu.


Chiều 27-3, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức buổi đối thoại và công khai dự thảo phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư (TĐC) việc lấy đất biệt thự cũ để xây trường tiểu học Võ Thị Sáu tại khu đất 43F - 47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo.

Khu đất bị thu hồi vốn là khuôn viên biệt thự cũ, với diện tích khoảng 1.200 m2, nằm tại góc phố Trần Hưng Đạo và phố Ngô Quyền thuộc hai phường Hàng Bài và phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm).

 Trọng Phú
Khu đất vốn là khuôn viên biệt thự cũ, với diện tích khoảng 1.200 m2, dự kiến xây trường tiểu học Võ Thị Sáu. Ảnh: Trọng Phú

Theo phương án kiến trúc, quận Hoàn Kiếm sẽ xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu trên khu đất này với quy mô 2 tầng hầm, 5 tầng nổi và một tầng tum.

Báo cáo về dự án xây trường tiểu học, ông Chử Mạnh Cường, Chủ tịch UBND phường Hàng Bài, cho biết đây là khu đất có nguồn gốc là khuôn viên biệt thự cũ thuộc sở hữu Nhà nước, trước đây được giao cho Nhà máy văn hóa phẩm Hồng Hà và 25 chủ sử dụng đất sử dụng.

Năm 1993, Nhà nước có chủ trương ban đầu lấy khu đất này để xây dựng trụ sở Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên đến năm 2014, TP Hà Nội đã quyết định chuyển mục đích sử dụng khu đất, giao cho UBND quận Hoàn Kiếm giải phóng mặt bằng để xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu.

truong-tieu-hoc-vo-thi-sau2.jpg
Đại diện các hộ dân nêu ý kiến tại buổi đối thoại, công khai dự thảo phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư. Ảnh: Trọng Phú

Bà Lê Thanh Hương, Trưởng phòng Bồi thường giải phóng mặt bằng (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm), cho biết để ổn định cuộc sống cho các hộ dân bị thu hồi đất, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC cho cư dân tại 43F - 47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo tương đồng một số dự án trọng điểm đã triển khai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Theo đó tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ TĐC cho 15 hộ dân thuộc diện di dời để xây dựng Trường tiểu học Võ Thị Sáu khoảng 163 tỉ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với phương án bồi thường, hỗ trợ được đưa ra vào năm 2023 là 37,6 tỉ đồng.

Bà Hương cho biết nhờ vận dụng các cơ chế, chính sách có lợi nhất cho người dân, quận đã đưa ra phương án cao hơn nhiều so với các dự án trọng điểm của TP đã thực hiện trên địa bàn quận.

Sau khi nghe báo cáo của quận Hoàn Kiếm, đại diện một số hộ dân trên địa bàn mong muốn dự án sớm được triển khai để giải quyết nhu cầu học tập cho học sinh ở trên địa bàn.

Ông Phạm Văn Giang, một trong những người đồng thừa kế có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến khu đất bị thu hồi để làm trường học nói: “Cá nhân tôi mong dự án sớm được triển khai và bản thân sớm nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ TĐC”.

pham-tuan-long.jpg
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - Phạm Tuấn Long. Ảnh: Trọng Phú

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho hay, mặc dù Hoàn Kiếm là quận lõi nội đô lịch sử, có mức sống cao nhưng so về các điều kiện học tập của học sinh lại không bằng các quận khác.

Trong đó, riêng phường Phan Chu Trinh không có trường tiểu học trên địa bàn, còn phường Hàng Bài có trường tiểu học nhưng rất chật chội, sát chùa và khu dân cư bất tiện cho việc học tập của trẻ em.

"Nhiều lần đến khu đất 43F - 47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo, tôi thấy điều kiện ăn ở của các hộ dân rất khó khăn, chật chội, ẩm thấp. Do biệt thự đã xuống cấp nên không thể cải tạo được. TP cũng đã có chủ trương xây dựng trường trên khu đất"- ông Long nói và khẳng định quận đã rất nỗ lực đề xuất TP chấp thuận chính sách bồi thường và hỗ trợ TĐC có lợi nhất cho nhân dân.

Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì đặc thù văn hoá, lịch sử

Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì đặc thù văn hoá, lịch sử


(PLO)- Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì đây là quận trung tâm, có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời…


Trọng Phú

Xem tiếp...
 
Top Bottom