MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
690K

Gỡ vướng cho người nước ngoài mua nhà: Trên thông, dưới vẫn tắc

Thu Thủy

Nổi Tiếng
Ghi nhận từ Diễn đàn doanh nghiệp - VBF 2017 cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có một số bước tiến đáng kể trong việc cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, vướng mắc vẫn còn, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải tích cực, chủ động giải quyết.


581-trenthong.jpg

Vẫn còn nhiều địa phương chưa công bố danh mục các dự án nhà ở thương mại mà người nước ngoài không được phép sở hữu. Ảnh: Gia Huy


Tại Diễn đàn VBF cuối năm vừa được tổ chức tuần qua, Nhóm công tác Đất đai cho rằng, đã có bước tiến lớn trong việc thực thi những quy định liên quan đến sở hữu nhà của người nước ngoài. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã có văn bản hướng dẫn xác định các khu vực cần đảm bảo an ninh, quốc phòng và thông báo cho UBND cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND cấp tỉnh chỉ đạo các Sở Xây dựng sớm xác định các dự án nhà ở thương mại mà cá nhân và tổ chức nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở.

Tại Diễn đàn VBF hồi giữa năm, ông David Lim, Trưởng Nhóm công tác Đất đai đã nhấn mạnh một số vấn đề tồn tại khiến cho việc thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến sở hữu nhà của người nước ngoài còn chậm trễ.

Cụ thể, dù đã có các nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở, nhưng vẫn còn những nội dung chưa được hướng dẫn, trong đó có vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.

Theo Điều 75, Nghị định 99/2015, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phải gửi văn bản thông báo cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh và quốc phòng tại từng địa phương cho UBND cấp tỉnh, sau đó, UBND cấp tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Xây dựng ban hành danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép đối tượng nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

Tuy nhiên, theo ông David Lim, hiện các Sở Xây dựng vẫn chưa ban hành danh mục dự án không cho phép nước ngoài sở hữu, nên các Sở Tài nguyên và Môi trường trì hoãn việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài đã ký hợp đồng mua bán nhà ở. Việc trì hoãn này đã gây ra sự lúng túng cho người mua, cũng như chủ đầu tư đối với việc đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Do đó, Nhóm công tác Đất đai kiến nghị cần sớm ban hành danh mục dự án không cho phép nước ngoài sở hữu để người nước ngoài mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Tại Diễn đàn VBF giữa năm, ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản cho biết, sau khi Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có văn bản hướng dẫn, Bộ Xây dựng có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh căn cứ vào các hướng dẫn, chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với Ban chỉ huy quân sự, công an tỉnh, thành phố để xác định rõ các khu vực, các dự án cá nhân người nước ngoài không được sở hữu nhà ở. Ông Vũ Văn Phấn bày tỏ sự tin tưởng, với các văn bản hướng dẫn như trên, các địa phương sẽ sớm triển khai, ban hành danh mục.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, theo Nhóm công tác Đất đai, dựa trên những thông tin đã công bố, chỉ có TP.HCM đã thực hiện việc này, còn ở nhiều địa phương khác vẫn chưa công bố danh mục các dự án nhà ở thương mại mà người nước ngoài không được phép sở hữu.

Sự chậm trễ này khiến cộng đồng doanh nghiệp lo ngại và kiến nghị các Sở Xây dựng tích cực và sát sao phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm đưa ra một danh mục. Theo Nhóm công tác Đất đai, đây là bước cuối cùng để hiệu lực hóa Luật Nhà ở 2014 đã có hiệu lực được hơn 2 năm.

Ngoài vấn đế cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp còn băn khoăn về quy định giới hạn 30% căn hộ người nước ngoài được sở hữu trong một dự án. Luật quy định tỷ lệ giới hạn là 30%, nhưng không có hệ thống đăng ký và theo dõi sự biến động số lượng căn hộ thuộc sở hữu người nước ngoài.

Khi chủ đầu tư đã bán cho khách hàng trong nước, cũng chưa có hệ thống giám sát việc người trong nước bán lại cho người nước ngoài. Điều này làm thị trường thứ cấp khó khăn, tăng chi phí vốn để xây dựng quỹ nhà ở của Việt Nam.

“Các doanh nghiệp, nhà đầu tư mong muốn vấn đề sớm được giải quyết để thị trường sôi động hơn”, Nhóm công tác Đất đai nhấn mạnh.


DiaOcOnline.vn - Theo Đầu tư Bất động sản

Xem tiếp...
 
Top Bottom