SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
186K

Giúp trẻ mạnh dạn trước đám đông

Trong khi hàng loạt các hoạt động vui chơi được tổ chức trên khắp các tỉnh thành nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cuốn hút hàng ngàn trẻ em thì không ít trẻ vẫn chưa hoà nhập được vào môi trường chung do nhút nhát, e dè… Biểu hiện của những đứa trẻ này là không tiếp xúc, trò chuyện, vui đùa với các bạn mà chỉ quanh quẩn bên cha mẹ, anh chị…Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo ngại. Vậy, nguyên nhân khiến trẻ chưa mạnh dạn trước đám đông? Phương pháp để trẻ hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Thời gian hình thành tính cách của trẻ​


+ Thời gian bắt đầu hình thành tính cách của trẻ là từ 3 đến 5 tuổi.

+ Trẻ bộc lộ tính cách rõ rệt nhất khi bắt đầu vào học lớp 1 (7 tuổi).

hinh-thanh-tinh-cach-benhvn.jpg


Trẻ hình thành tính cách rõ rệt nhất năm lên 7 tuổi

Hai nhóm tính cách chính​


+ Hướng nộị.

+ Hướng ngoại.

Hướng nội có đặc điểm:​


+ Thực tế.

+ Lãnh đạm.

+ Nhu nhược.

+ Vô tình.

Hướng ngoại có đặc điểm:​


+ Duy cảm.

+ Đa tình.

+ Hiếu hoạt.

+ Nhiệt tâm.

Thông thường, trẻ nhút nhát, e dè, ngại giao tiếp (không mạnh dạn trước đám đông) thuộc nhóm trẻ hướng nội.

Nguyên nhân khiến trẻ chưa mạnh dạn trước đám đông​


+ Trẻ ít được giao tiếp với mọi người.

+ Trẻ chậm thích nghi với môi trường.

+ Do gia đình quá nuông chiều.

+ Cuộc sống gia đình không hạnh phúc.

tre-rut-re-nhut-nhat-benhvn.jpg


Trẻ không mạnh dạn trước đám đông do gia đình quá nuông chiều

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ không tự tin khi giao tiếp như: sự áp đặt của ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô, nhà trường, bạn bè, sự so sánh giữa trẻ này với trẻ khác về thành tích học tập … khiến trẻ thường rơi vào tình trạng stress nặng.

Làm thế nào để trẻ mạnh dạn trước đám đông​

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ​


Mục đích:

+ Bé cần được chuẩn bị tâm lý trước khi đi tới một môi trường không quen thuộc (đi học, đi đến nơi đông người…) để tránh bỡ ngỡ, hụt hẫng.

Phương pháp:

+ Nói chuyện với bé về nơi sẽ đến.

+ Mô tả về quang cảnh, giới thiệu một số bạn mới sẽ gặp để trẻ biết…

Cho trẻ chơi với những trẻ khác​


tre-rut-re-nhut-nhat-benhvn.jpg


Cho trẻ chơi với những trẻ khác để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn

Mục đích:


+ Tạo thói quen, giúp trẻ làm quen với các bạn.

+ Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, không còn cảm thấy nhút nhát, sợ sệt…

Phương pháp:

+ Đưa trẻ đến các sân chơi chung của trẻ em (trẻ cùng tuổi rất dễ chơi hay kết thân với nhau).

+ Đưa trẻ sang chơi cùng trẻ em hàng xóm.

+ Đưa trẻ đi tham quan, du lịch nơi đông người…

Luôn để trẻ được thoải mái​


Mục đích:

+ Để cho trẻ được nói những gì mình muốn.

+ Trẻ không còn lo sợ bị cha mẹ mắng phạt…

Phương pháp:

+ Giải thích cho trẻ những gì cần làm là việc tốt đáng hoan nghênh: chào hỏi ông bà, người lớn tuổi; Những việc không được làm: vô lễ với người lớn, cấu em, tranh đồ chơi của bạn… là việc xấu.

Tạo cảm giác tin tưởng cho trẻ​


day_tre_ky_nang_chong_Xam_hai


Cha mẹ tạo cảm giác tin tưởng để trẻ vượt qua cảm giác sợ sệt, lo lắng

Mục đích:


+ Giúp trẻ vượt qua cảm giác sợ sệt, lo lắng.

Phương pháp:

+ Động viên trẻ, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn.

+ Giúp trẻ thực hiện những điều trẻ muốn làm…

Trao đổi với mọi người về sự nhút nhát của trẻ​


Mục đích:

+ Để mọi người biết trước tính nhút nhát của trẻ, tránh những cử chỉ, câu nói khiến trẻ sợ hãi…

+ Mọi người sẽ giúp trẻ dần thích nghi với môi trường mới.

Phương pháp:

+ Cha mẹ có thể gọi điện thoại, trao đổi với bạn bè, người thân về tính cách của trẻ trước chuyến đi chơi, dã ngoại…

+ Chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ.

Lời kết​


Trẻ em thường hay mắc phải chứng rụt rè, nhất là trước một đám đông những người lạ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không tự tin khi giao tiếp như: trẻ ít được giao tiếp, chậm thích nghi với môi trường cuộc sống, sự áp đặt của gia đình, so sánh giữa trẻ này với trẻ khác khiến trẻ thấy mình kém cỏi hơn …Lâu dần tính nhút nhát, ngại giao tiếp sẽ tạo thành thói quen, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ.

Vì vậy, để trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với những người xung quanh, cha mẹ cần tìm hiểu tâm lý của trẻ, thường xuyên đưa trẻ đến những khu vực giành riêng cho trẻ nhỏ, chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ, giới thiệu cho trẻ về nơi sắp đến, bạn bè, những người sẽ gặp mặt để trẻ không bị đột ngột, hụt hẫng khi đến một môi trường mới lạ…

Xem tiếp...
 
Top Bottom