MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
685K

Giỗ Chạp Mã – Phong Tục đẹp Của Làng Quê Việt Nam

Ở Bình Định theo quan niệm ông bà ta ngày xưa , tục tảo mộ hay còn gọi là giỗ chạp mã thường diễn ra vào tháng 12 âm lịch – tháng chạp hàng năm, mang một ý nghĩa sâu sắc về đạo lý, tôn kính của người sống đối vời người đã khuất. Thường cúng chạp mả thì con cháu phải tới phần mộ của ông bà quét dọn, làm cỏ, sửa sang. Đây cũng là cách để người đã khuất cũng được đón tết như người sống.

giỗ chạp mã
Giỗ chạp mã – Sưu tầm: Internet

Giới thiệu về giỗ chạp mã​


Thường khi sắp gần đất xa trời, người già đều mong muốn con cháu chôn cất mình tại quê hương nơi sinh ra và lớn lên. Phải chăng, chính vì điều này mà chuyện kỵ (giỗ), chạp thường diễn ra hàng năm, và đây có phải là cách để con cháu đời sau phải nhớ tới đạo lí uống nước nhớ nguồn?

Tại Bình Định, thường thường vào tháng chạp, các nhà có thờ cúng ông bà, tổ tiên, người đã khuất đều phải dừng tất cả công việc đồng áng, để tập trung cho việc chăm sóc, sửa sang mồ mả người đã khuất. Từ hôm trước khi diễn ra chạp mã thì con cháu phải chuẩn bị toàn bộ những khâu liên quan đến cúng kính và đón khách.

3
Giỗ chạp mã
Sưu tầm: Internet

Sáng sớm, con cháu dòng họ bên nội phải có mặt tại từ đường để theo người lớn lên phần mộ của ông bà, tổ tiên bắt đầu sửa sang, quét dọn và làm lễ rước về nhà cùng con cháu đón năm mới. Còn những người còn lại trong dòng họ thì hỗ trợ cúng kính, đón khách đến từ đường.

2
Giỗ chạp mã
Sưu tầm: Internet

Phụ nữ thì đi chợ, làm bếp. Vì thế không khí ngày chạp mả trở nên nhộn nhịp, vui vẻ, thân tình, đùm bọc cũng là dịp để con cháu 2 bên nội, ngoại gặp gỡ và biết mặt nhau. Tình cảm ruột thịt, thân thuộc, người trong làng, kẻ ở xa từ đó mà gần gũi, tắt lửa tối đèn có nhau.

Đến gần trưa, những người đi ra nghĩa trang để tảo mộ cũng đã về, lúc đó ở nhà mâm cúng chạp mã cũng đã được dọn lên bàn thờ. Người đứng đầu dòng họ hoặc là người có vai vế lớn trong gia đình thay mặt con cháu, quỳ trước bàn thờ khấn vái, cầu xin tổ tiên, ông bà phù hộ và mời về đón tết cùng con cháu. Và chờ đến khi hương tàn thì quỳ 4 lạy và hóa vàng mã, sau đó bắt đầu dọn mâm ra mời họ hàng, bạn bè, láng giềng.

6 2
Giỗ chạp mã
Sưu tầm: Internet

Khi mâm cúng được dọn ra, những bậc cao tuổi, có vai vế lớn trong dòng họ, phải được ngồi ở mâm cao nhất, tiếp đến là phận con cháu phải ngồi sau cùng khi tất cả mọi người đã ngồi hết vào bàn.

4
Giỗ chạp mã
Sưu tầm: Internet

Tục lệ chạp mả vẫn được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, và cũng đã trở thành nét đẹp tcủa người Bình Định nói riêng và người Việt Nam nói chung. Vốn mang ý nghĩa đạo lý “Uống nước phải nhớ nguồn”. Trong một năm đi làm xa, ít có dịp về quê ăn Tết, nhờ có những dịp cúng chạp mã mà mọi người trong dòng họ lại được gặp gỡ, gần gũi, nhìn nhận lại bà con bên nội ngoại cảm thấy Tết càng thêm ý nghĩa.

Nếu bạn thấy bài viết bổ ích thì hãy nhấn chuông HiQuyNhon để nhận những thông báo mới nhất nhé!

Xem tiếp...
 
Top Bottom