Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Khăn mặt, khăn tắm là vật dụng mà mọi người dùng đến hằng ngày nên cần được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn. Khăn ẩm ướt rất dễ sinh ra vi khuẩn, gây mùi hôi. Đôi khi bạn cũng sẽ thấy khăn bị nhớt, gây cảm giác khó chịu.
Nguyên nhân khiến khăn bị nhớt, có mùi hôi
Khăn bí nhớt và có mùi hôi là do thích tụ các tế bào da chết, mồ hôi và dầu nhờn trong quá trình sử dụng. ngoài ra, khăn được giặt hằng ngày nhưng lại phơi ở nơi kín, ẩm ướt như nhà tắm thì càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến khăn có mùi hôi khó chịu.
Làm sạch khăn mặt, khăn tắm
- Muối
Muối không chỉ là gia vị không thể thiếu trong căn bếp mà còn có tác dụng làm sạch đồ dùng trong nhà. Bạn có thể sử dụng muối để làm sạch khăn.
Bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm và bỏ một ít muối vào đó. Khuấy đều cho muối tan rồi bỏ khăn vào chậu, ngâm khăn trong đó 10 phút. Muối vừa có tác dụng loại bỏ các chất bẩn trên bề mặt khăn vừa giúp diệt khuẩn. Nước ấm cũng góp phần làm sạch các vết bẩn trên khăn. Sau khi ngâm, bạn chỉ cần đem khăn đi giặt lại với xà phòng và phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát là được.
- Dùng giấm trắng
Bạn hãy pha giấm với nước theo tỷ lệ 1:10. Bỏ khăn vào ngâm trong nước này ít nhất 15 phút. Sau đó vò khăn thật kỹ rồi giặt lại bằng bột giặt. Xả khăn nhiều lần với nước sạch cho hết bẩn và chất tẩy rửa. Giấm sẽ giúp làm mềm các vết bẩn, diệt khuẩn ở một mức độ nhất định đồng thời làm mềm sợi phải. Khăn sau khi giặt xong cần được vắt khô và đem phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát để khô tự nhiên.
- Nước vo gạo
Nước vo gạo có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Bạn có thể sử dụng nó để rửa tay, gội đầu, tưới cây hay làm sạch các đồ dùng trong nhà. Nước vo gạo là một trong những thứ sẽ giúp bạn làm sạch, làm mềm khăn mặt, khăn tắm.
Bạn chỉ cần cho khăn vào ngâm trong nước vo gạo khoảng 10 phút. Trong thời gian này, nước vo gạo sẽ hòa tan các vết dầu trên khăn. Sau đó, vò khăn thật kỹ để các vết bẩn trôi ra. Giặt lại khăn bằng xà phòng và nước sạch.
- Nước nóng
Cách đơn giản nhất để làm sạch khăn chính là sử dụng nước nóng. Nước nóng làm mềm vết bẩn và diệt khuẩn trên khăn. Bạn chỉ cần cho khăn vào nước đun sôi và ngâm vài phút là được. Chờ nước nguội bớt thì lấy khăn ra giặt thật kỹ với xà phòng và nước sạch.
Vị trí không nên treo khăn tắm, khăn mặt
- Cạnh bồn cầu
Nhiều nhà hiện nay để phòng tắm và nhà vệ sinh chung trong một không gian nên khăn tắm, khăn mặt cũng được treo luôn ở vị trí này. Tuy nhiên, đặc biệt chú ý rằng không nên treo khăn tắm, khăn mặt ở vị trí ngay cạnh bồn cầu. Bồn cầu là nơi phát tán ra rất nhiều vi khuẩn. Mỗi lần xả nước, nhất là khi không đậy nắp bồn cầu, vi khuẩn sẽ bay vào không trung và bám vào các đồ dùng xung quanh, gây ảnh hưởng không tốt cho người sử dụng.
Ngoài ra, trong nhà vệ sinh thường có không khí ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu. Treo khăn ở đây sẽ khiến khăn bị ẩm và cũng có mùi hôi. Sau khi sử dụng khăn, bạn nên treo nó ở nơi khô ráo, thoáng mát để khăn khô tự nhiên.
- Ngâm trong chậu
Nhiều người có thói quen sử dụng khăn mặt, khăn tắm xong sẽ bỏ vào chậu nước để ngâm trong chậu nước mà không phơi lên ngay. Việc làm như vậy sẽ khiến khăn nhanh bị hỏng, không sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Sau khi dùng xong, bạn nên giặt khăn và phơi ngay. Với khăn tắm, bạn có thể đem khăn ra ngoài phơi, sau 2-3 lần sử dụng thì có thể bỏ vào máy giặt giặt một lần.
Xem tiếp...
Nguyên nhân khiến khăn bị nhớt, có mùi hôi
Sau một thời gian sử dụng, khăn sẽ tích tụ nhiều chất bẩn và sinh ra mùi hôi, bị nhớt.
Khăn bí nhớt và có mùi hôi là do thích tụ các tế bào da chết, mồ hôi và dầu nhờn trong quá trình sử dụng. ngoài ra, khăn được giặt hằng ngày nhưng lại phơi ở nơi kín, ẩm ướt như nhà tắm thì càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến khăn có mùi hôi khó chịu.
Làm sạch khăn mặt, khăn tắm
- Muối
Muối không chỉ là gia vị không thể thiếu trong căn bếp mà còn có tác dụng làm sạch đồ dùng trong nhà. Bạn có thể sử dụng muối để làm sạch khăn.
Muối và nước ấm sẽ giúp làm sạch các vết bẩn trên khăn.
Bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm và bỏ một ít muối vào đó. Khuấy đều cho muối tan rồi bỏ khăn vào chậu, ngâm khăn trong đó 10 phút. Muối vừa có tác dụng loại bỏ các chất bẩn trên bề mặt khăn vừa giúp diệt khuẩn. Nước ấm cũng góp phần làm sạch các vết bẩn trên khăn. Sau khi ngâm, bạn chỉ cần đem khăn đi giặt lại với xà phòng và phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát là được.
- Dùng giấm trắng
Bạn hãy pha giấm với nước theo tỷ lệ 1:10. Bỏ khăn vào ngâm trong nước này ít nhất 15 phút. Sau đó vò khăn thật kỹ rồi giặt lại bằng bột giặt. Xả khăn nhiều lần với nước sạch cho hết bẩn và chất tẩy rửa. Giấm sẽ giúp làm mềm các vết bẩn, diệt khuẩn ở một mức độ nhất định đồng thời làm mềm sợi phải. Khăn sau khi giặt xong cần được vắt khô và đem phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát để khô tự nhiên.
Giấm cũng giúp làm sạch khăn.
- Nước vo gạo
Nước vo gạo có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Bạn có thể sử dụng nó để rửa tay, gội đầu, tưới cây hay làm sạch các đồ dùng trong nhà. Nước vo gạo là một trong những thứ sẽ giúp bạn làm sạch, làm mềm khăn mặt, khăn tắm.
Bạn chỉ cần cho khăn vào ngâm trong nước vo gạo khoảng 10 phút. Trong thời gian này, nước vo gạo sẽ hòa tan các vết dầu trên khăn. Sau đó, vò khăn thật kỹ để các vết bẩn trôi ra. Giặt lại khăn bằng xà phòng và nước sạch.
- Nước nóng
Cách đơn giản nhất để làm sạch khăn chính là sử dụng nước nóng. Nước nóng làm mềm vết bẩn và diệt khuẩn trên khăn. Bạn chỉ cần cho khăn vào nước đun sôi và ngâm vài phút là được. Chờ nước nguội bớt thì lấy khăn ra giặt thật kỹ với xà phòng và nước sạch.
Vị trí không nên treo khăn tắm, khăn mặt
- Cạnh bồn cầu
Nhiều nhà hiện nay để phòng tắm và nhà vệ sinh chung trong một không gian nên khăn tắm, khăn mặt cũng được treo luôn ở vị trí này. Tuy nhiên, đặc biệt chú ý rằng không nên treo khăn tắm, khăn mặt ở vị trí ngay cạnh bồn cầu. Bồn cầu là nơi phát tán ra rất nhiều vi khuẩn. Mỗi lần xả nước, nhất là khi không đậy nắp bồn cầu, vi khuẩn sẽ bay vào không trung và bám vào các đồ dùng xung quanh, gây ảnh hưởng không tốt cho người sử dụng.
Ngoài ra, trong nhà vệ sinh thường có không khí ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu. Treo khăn ở đây sẽ khiến khăn bị ẩm và cũng có mùi hôi. Sau khi sử dụng khăn, bạn nên treo nó ở nơi khô ráo, thoáng mát để khăn khô tự nhiên.
- Ngâm trong chậu
Nhiều người có thói quen sử dụng khăn mặt, khăn tắm xong sẽ bỏ vào chậu nước để ngâm trong chậu nước mà không phơi lên ngay. Việc làm như vậy sẽ khiến khăn nhanh bị hỏng, không sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Sau khi dùng xong, bạn nên giặt khăn và phơi ngay. Với khăn tắm, bạn có thể đem khăn ra ngoài phơi, sau 2-3 lần sử dụng thì có thể bỏ vào máy giặt giặt một lần.
Xem tiếp...