Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Theo đó, tại kỳ thi này, số ứng viên dự tuyển vào vị trí hiệu trưởng là 36, số ứng viên dự tuyển vào vị trí hiệu phó là 25.
Đạt mức điểm cao nhất vòng thi viết là ông Bùi Mạnh Khương, 46 tuổi (SN 1978), giáo viên Trường THPT Mỹ Đức B. Ông Khương đạt 89,83 điểm, dự tuyển vào vị trí hiệu phó tại trường ông đang công tác.
Cạnh tranh với ông Khương là bà Phạm Thị Oanh, 38 tuổi (SN 1986), đồng nghiệp cùng trường. Bà Oanh đạt 89,67 điểm, kém ông Khương 0,16 điểm.
Vị trí hiệu phó Trường THPT Mỹ Đức B còn 4 ứng viên khác nhưng số điểm bài thi viết kém ông Khương, bà Oanh từ 6 đến 49 điểm.
Thí sinh xem danh sách phòng thi tuyển viên chức ngành giáo dục tháng 8 vừa qua (Ảnh: Hạnh Nguyên).
Ở nhóm ứng viên dự tuyển chức danh hiệu trưởng, người đạt số điểm cao nhất là bà Trần Thị Hà, 49 tuổi, hiệu phó Trường THPT Nguyễn Trãi - Thường Tín. Bà Hà đạt 87,5 điểm, dự tuyển chức danh hiệu trưởng trường này.
Cạnh tranh vị trí hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi - Thường Tín còn có 4 ứng viên khác. Trong đó, đồng nghiệp cùng trường của bà Hà là bà Nguyễn Thị Lan Hương, 51 tuổi, đạt số điểm sát nút là 86,67. Bà Hương cũng đang là hiệu phó trường này.
Theo quy định, các ứng viên phải đạt từ 50 điểm trở lên ở bài thi viết mới được bảo vệ đề án. Trong số 61 thí sinh tham gia kỳ thi, có 1 giáo viên bỏ thi, 3 giáo viên không đạt 50 điểm. Như vậy, chỉ còn 57 người vào vòng 2.
Các ứng viên được quyền phúc khảo kết quả bài thi viết từ ngày 26/3 đến ngày 28/3. Kết quả phúc khảo dự kiến công bố ngày 3/4.
Từ ngày 10/4, các ứng viên vào vòng 2 sẽ nộp đề án về Sở GD&ĐT Hà Nội để chuẩn bị thi trình bày đề án.
Các ứng viên sẽ phải trình bày trước hội đồng về thực trạng của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; dự báo xu hướng phát triển; đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn.
Ngoài ra, người dự tuyển sẽ còn phải trả lời các câu hỏi chất vấn của hội đồng thi tuyển.
Năm nay, Hà Nội có 10 chỉ tiêu hiệu trưởng trường THPT công lập gồm: Trường THPT Nhân Chính, Trường THPT Ứng Hòa B, Trường THPT Lý Tử Tấn, Trường THPT Chương Mỹ B, Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình), Trường THPT Thạch Bàn, Trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín), Trường THPT Xuân Đỉnh, Trường THPT Mỹ Đức C và Trường THPT Hồng Thái.
Ngoài ra, thành phố còn 1 chỉ tiêu hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh, 6 chỉ tiêu phó hiệu trưởng trường THPT công lập và 2 chỉ tiêu phó hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn.
Xem tiếp...
Đạt mức điểm cao nhất vòng thi viết là ông Bùi Mạnh Khương, 46 tuổi (SN 1978), giáo viên Trường THPT Mỹ Đức B. Ông Khương đạt 89,83 điểm, dự tuyển vào vị trí hiệu phó tại trường ông đang công tác.
Cạnh tranh với ông Khương là bà Phạm Thị Oanh, 38 tuổi (SN 1986), đồng nghiệp cùng trường. Bà Oanh đạt 89,67 điểm, kém ông Khương 0,16 điểm.
Vị trí hiệu phó Trường THPT Mỹ Đức B còn 4 ứng viên khác nhưng số điểm bài thi viết kém ông Khương, bà Oanh từ 6 đến 49 điểm.
Thí sinh xem danh sách phòng thi tuyển viên chức ngành giáo dục tháng 8 vừa qua (Ảnh: Hạnh Nguyên).
Ở nhóm ứng viên dự tuyển chức danh hiệu trưởng, người đạt số điểm cao nhất là bà Trần Thị Hà, 49 tuổi, hiệu phó Trường THPT Nguyễn Trãi - Thường Tín. Bà Hà đạt 87,5 điểm, dự tuyển chức danh hiệu trưởng trường này.
Cạnh tranh vị trí hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi - Thường Tín còn có 4 ứng viên khác. Trong đó, đồng nghiệp cùng trường của bà Hà là bà Nguyễn Thị Lan Hương, 51 tuổi, đạt số điểm sát nút là 86,67. Bà Hương cũng đang là hiệu phó trường này.
Theo quy định, các ứng viên phải đạt từ 50 điểm trở lên ở bài thi viết mới được bảo vệ đề án. Trong số 61 thí sinh tham gia kỳ thi, có 1 giáo viên bỏ thi, 3 giáo viên không đạt 50 điểm. Như vậy, chỉ còn 57 người vào vòng 2.
Các ứng viên được quyền phúc khảo kết quả bài thi viết từ ngày 26/3 đến ngày 28/3. Kết quả phúc khảo dự kiến công bố ngày 3/4.
Từ ngày 10/4, các ứng viên vào vòng 2 sẽ nộp đề án về Sở GD&ĐT Hà Nội để chuẩn bị thi trình bày đề án.
Các ứng viên sẽ phải trình bày trước hội đồng về thực trạng của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; dự báo xu hướng phát triển; đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn.
Ngoài ra, người dự tuyển sẽ còn phải trả lời các câu hỏi chất vấn của hội đồng thi tuyển.
Năm nay, Hà Nội có 10 chỉ tiêu hiệu trưởng trường THPT công lập gồm: Trường THPT Nhân Chính, Trường THPT Ứng Hòa B, Trường THPT Lý Tử Tấn, Trường THPT Chương Mỹ B, Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình), Trường THPT Thạch Bàn, Trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín), Trường THPT Xuân Đỉnh, Trường THPT Mỹ Đức C và Trường THPT Hồng Thái.
Ngoài ra, thành phố còn 1 chỉ tiêu hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh, 6 chỉ tiêu phó hiệu trưởng trường THPT công lập và 2 chỉ tiêu phó hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn.
Xem tiếp...