Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Vợ chồng trẻ mỗi tháng mua 1-2 chỉ vàng
Sau khi nhận số tiền hơn 400 triệu đồng nhân viên cửa hàng vàng chuyển vào tài khoản, chị Vũ Thu Hương (35 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) phấn khởi gọi điện khoe với chồng về số tiền lãi gần 100 triệu đồng từ việc mua vàng tích trữ.
Chị Hương chia sẻ, vợ chồng chị đều là nhân viên văn phòng ở Hà Nội. Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng trung bình khoảng 25-27 triệu đồng/tháng. Vì vẫn phải đi thuê trọ nên cả hai đặt mục tiêu sẽ dành dụm, tiết kiệm để mua nhà.
Vợ chồng chị Hương kết hôn đầu năm 2022 nên tiền mừng cưới, tiền bố mẹ cho, tiền tiết kiệm trước hôn nhân của cả hai dồn lại mua được hơn 3 cây vàng.
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng duy trì thói quen tích vàng. Trừ tiền chi tiêu sinh hoạt, nuôi con nhỏ, cứ có tiền dư, họ lại để dành tiền mua vàng. Thời điểm năm 2022, đầu năm 2023 giá vàng nhẫn tròn thường dao động trong khoảng 5,2-5,5 triệu đồng/chỉ.
Những ngày giá vàng tăng "nóng", nhiều người chọn mua các loại nhẫn tròn trơn 1 chỉ, 2 chỉ nhưng thường bị hết hàng (Ảnh: Hồng Anh).
"Mỗi tháng, chúng tôi mua được 1-2 chỉ, nhưng cũng có khi 3 tháng mới mua được 2 chỉ. Mua vàng tuy có hơi lắt nhắt nhưng tôi nghĩ tích tiểu thành đại. Tôi cũng không có tiền để mua vàng miếng nên đành mua từng chỉ nhẫn tròn trơn. Vàng là tài sản tiết kiệm hiện hữu nên tôi vẫn an tâm hơn", chị Hương nói.
Tính đến đầu năm 2024, số vàng vợ chồng chị tích góp đã được 6 cây loại nhẫn tròn. Những ngày qua, khi giá vàng lập kỷ lục, vợ chồng chị Hương quyết định đem bán.
"Tôi bán được giá 70 triệu đồng/1 cây. Tính ra mỗi cây vàng chúng tôi lãi được 14-16 triệu đồng so với thời điểm mua. Hồi cuối tháng 12/2023, khi giá vàng liên tục lập đỉnh, tôi đã định bán rồi nhưng chồng ngăn lại. Sau đó giá có giảm xuống một chút nên tôi rất tiếc. Lần này, tôi không bỏ lỡ cơ hội tốt chốt lãi", chị Hương vui vẻ nói.
Từ nhỏ, thấy mẹ có thói quen tích trữ vàng nên Đào Phương Lan (27 tuổi, quê Nam Định) cũng tin tưởng vàng là cách tiết kiệm tối ưu nhất.
Sau khi ra trường đi làm, Lan cũng tích góp lương mua vàng. Thời gian đầu, cô nhờ mẹ đứng ra chơi hụi vàng.
Lan kể: "Ở quê tôi có hình thức chơi hụi tiền và hụi vàng. Với hụi vàng, nếu góp 1 chỉ mà không nhận sớm thì sau sẽ lãi được 0,1 chỉ mỗi lần góp. Nếu ai là người lấy hụi cuối thì sẽ lãi được nhiều nhất".
Tuy nhiên, sau đó thấy nhiều nơi xảy ra tình trạng vỡ hụi, không an toàn, Lan quyết định mua vàng cất đi. Theo cô, vàng để yên một chỗ thì cũng vẫn sinh lời chứ không nhất thiết phải đem cho vay hay chơi hụi.
Những ngày qua, khi nghe giá vàng tăng "nóng", Lan nhẩm tính mình đã lãi đậm được hơn 35 triệu đồng. Tuy nhiên, cô gái trẻ không bán vàng mà quyết định vẫn giữ lại coi như một cách tiết kiệm.
Lưu ý cho người đầu tư "nghiệp dư"
Ngày 12/3, chị Phạm Thị Huê (ở Hoài Đức, Hà Nội) đem bán 1 cây vàng loại nhẫn tròn trơn khi thấy cửa hàng niêm yết giá nhẫn tròn trơn được mua vào với giá 7.013.000 đồng.
Chị Huê kể, cuối năm 2022, đầu năm 2023, khi nhận lương, thưởng Tết vợ chồng chị đã dành ra một khoản để mua vàng.
Chị Huê mua vàng tích góp từ khi các loại nhẫn tròn có giá 5,2-5,5 triệu đồng/chỉ (Ảnh: Hồng Anh).
"Năm ngoái, đúng ngày 14/2, tôi mua được nhẫn tròn trơn loại 10 chỉ giá hơn 54,7 triệu đồng. Ngày 12/3, tôi đem bán chính chiếc nhẫn đó được giá hơn 70 triệu đồng. Vậy là sau hơn một năm, tôi lãi được hơn 15 triệu đồng. Trước đó, cứ có tiền tôi lại mua từng chỉ vàng lẻ. Hôm vừa rồi, thấy được giá, tôi cũng đem bán luôn", chị Huê kể.
Cũng theo chị Huê, chị bán vàng đúng vào ngày có giá mua vào tốt, bởi ngay hôm sau (13/3), giá nhẫn tròn trơn đã hạ nhiệt chỉ còn 6,8 triệu đồng/chỉ.
Người phụ nữ này tỏ ra tiếc nuối khi không ngờ giá vàng có nhiều diễn biến bất ngờ như vậy. "Tôi vẫn có một khoản tiết kiệm nữa, nếu biết trước giá vàng tăng vọt thế này, tôi đã đem mua vàng từ năm ngoái", chị Huê nói.
Cũng có thói quen tích trữ từng chỉ vàng, anh Hoàng Anh Tuấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, bản thân anh không am hiểu về thị trường chứng khoán hay các loại hình đầu tư khác.
Vậy nên, anh lựa chọn mua vàng như một cách tiết kiệm và đầu tư lâu dài. Việc mua được mỗi chỉ vàng khi có khoản dư hay khoản tiền thưởng giúp anh bớt chi tiêu phung phí, có động lực hơn khi làm việc.
"Tôi không bao giờ mua vàng khi giá đang cao hoặc mua vào mùa cưới, dịp cuối năm hay ngày Vía Thần tài", anh Tuấn nói.
Những ngày qua, giá vàng miếng trong nước liên tục tăng (81-82,5 triệu đồng/lượng) khiến giá vàng nhẫn tròn trơn cũng tăng giá theo. Đến ngày 13/3, giá có giảm song vẫn ở mức cao.
Với những nhân viên văn phòng, người lao động, những người không có khả năng mua vàng với số lượng lớn, họ có thói quen chắt chiu từng chỉ vàng, mục đích trước tiên là để tiết kiệm, phòng thân, sau đó là mong có chút lãi nếu vàng tăng. Nhiều người khấp khởi mừng khi những chỉ vàng của mình sinh lời nhanh chóng, gấp nhiều lần các kênh đầu tư khác.
Chia sẻ về vấn đề đầu tư, mua vàng, chuyên gia Lâm Minh Chánh chia sẻ trên Dân trí rằng, nếu là nhà đầu tư nghiệp dư, người dân nên hạn chế đầu tư ngắn hạn. Tham gia "lướt sóng" vàng khi giá vàng lên cao rất rủi ro vì giá vàng thế giới cũng như trong nước biến động lên lên xuống xuống, rất khó dự đoán.
Nhiều chuyên gia tài chính cũng đưa ra lời khuyên, người dân cần theo dõi biến động thị trường vàng để có lựa chọn phù hợp với mình, không nên có những quyết định vội vàng khi giá vàng đang quá cao.
Xem tiếp...
Sau khi nhận số tiền hơn 400 triệu đồng nhân viên cửa hàng vàng chuyển vào tài khoản, chị Vũ Thu Hương (35 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) phấn khởi gọi điện khoe với chồng về số tiền lãi gần 100 triệu đồng từ việc mua vàng tích trữ.
Chị Hương chia sẻ, vợ chồng chị đều là nhân viên văn phòng ở Hà Nội. Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng trung bình khoảng 25-27 triệu đồng/tháng. Vì vẫn phải đi thuê trọ nên cả hai đặt mục tiêu sẽ dành dụm, tiết kiệm để mua nhà.
Vợ chồng chị Hương kết hôn đầu năm 2022 nên tiền mừng cưới, tiền bố mẹ cho, tiền tiết kiệm trước hôn nhân của cả hai dồn lại mua được hơn 3 cây vàng.
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng duy trì thói quen tích vàng. Trừ tiền chi tiêu sinh hoạt, nuôi con nhỏ, cứ có tiền dư, họ lại để dành tiền mua vàng. Thời điểm năm 2022, đầu năm 2023 giá vàng nhẫn tròn thường dao động trong khoảng 5,2-5,5 triệu đồng/chỉ.
Những ngày giá vàng tăng "nóng", nhiều người chọn mua các loại nhẫn tròn trơn 1 chỉ, 2 chỉ nhưng thường bị hết hàng (Ảnh: Hồng Anh).
"Mỗi tháng, chúng tôi mua được 1-2 chỉ, nhưng cũng có khi 3 tháng mới mua được 2 chỉ. Mua vàng tuy có hơi lắt nhắt nhưng tôi nghĩ tích tiểu thành đại. Tôi cũng không có tiền để mua vàng miếng nên đành mua từng chỉ nhẫn tròn trơn. Vàng là tài sản tiết kiệm hiện hữu nên tôi vẫn an tâm hơn", chị Hương nói.
Tính đến đầu năm 2024, số vàng vợ chồng chị tích góp đã được 6 cây loại nhẫn tròn. Những ngày qua, khi giá vàng lập kỷ lục, vợ chồng chị Hương quyết định đem bán.
"Tôi bán được giá 70 triệu đồng/1 cây. Tính ra mỗi cây vàng chúng tôi lãi được 14-16 triệu đồng so với thời điểm mua. Hồi cuối tháng 12/2023, khi giá vàng liên tục lập đỉnh, tôi đã định bán rồi nhưng chồng ngăn lại. Sau đó giá có giảm xuống một chút nên tôi rất tiếc. Lần này, tôi không bỏ lỡ cơ hội tốt chốt lãi", chị Hương vui vẻ nói.
Từ nhỏ, thấy mẹ có thói quen tích trữ vàng nên Đào Phương Lan (27 tuổi, quê Nam Định) cũng tin tưởng vàng là cách tiết kiệm tối ưu nhất.
Sau khi ra trường đi làm, Lan cũng tích góp lương mua vàng. Thời gian đầu, cô nhờ mẹ đứng ra chơi hụi vàng.
Lan kể: "Ở quê tôi có hình thức chơi hụi tiền và hụi vàng. Với hụi vàng, nếu góp 1 chỉ mà không nhận sớm thì sau sẽ lãi được 0,1 chỉ mỗi lần góp. Nếu ai là người lấy hụi cuối thì sẽ lãi được nhiều nhất".
Tuy nhiên, sau đó thấy nhiều nơi xảy ra tình trạng vỡ hụi, không an toàn, Lan quyết định mua vàng cất đi. Theo cô, vàng để yên một chỗ thì cũng vẫn sinh lời chứ không nhất thiết phải đem cho vay hay chơi hụi.
Những ngày qua, khi nghe giá vàng tăng "nóng", Lan nhẩm tính mình đã lãi đậm được hơn 35 triệu đồng. Tuy nhiên, cô gái trẻ không bán vàng mà quyết định vẫn giữ lại coi như một cách tiết kiệm.
Lưu ý cho người đầu tư "nghiệp dư"
Ngày 12/3, chị Phạm Thị Huê (ở Hoài Đức, Hà Nội) đem bán 1 cây vàng loại nhẫn tròn trơn khi thấy cửa hàng niêm yết giá nhẫn tròn trơn được mua vào với giá 7.013.000 đồng.
Chị Huê kể, cuối năm 2022, đầu năm 2023, khi nhận lương, thưởng Tết vợ chồng chị đã dành ra một khoản để mua vàng.
Chị Huê mua vàng tích góp từ khi các loại nhẫn tròn có giá 5,2-5,5 triệu đồng/chỉ (Ảnh: Hồng Anh).
"Năm ngoái, đúng ngày 14/2, tôi mua được nhẫn tròn trơn loại 10 chỉ giá hơn 54,7 triệu đồng. Ngày 12/3, tôi đem bán chính chiếc nhẫn đó được giá hơn 70 triệu đồng. Vậy là sau hơn một năm, tôi lãi được hơn 15 triệu đồng. Trước đó, cứ có tiền tôi lại mua từng chỉ vàng lẻ. Hôm vừa rồi, thấy được giá, tôi cũng đem bán luôn", chị Huê kể.
Cũng theo chị Huê, chị bán vàng đúng vào ngày có giá mua vào tốt, bởi ngay hôm sau (13/3), giá nhẫn tròn trơn đã hạ nhiệt chỉ còn 6,8 triệu đồng/chỉ.
Người phụ nữ này tỏ ra tiếc nuối khi không ngờ giá vàng có nhiều diễn biến bất ngờ như vậy. "Tôi vẫn có một khoản tiết kiệm nữa, nếu biết trước giá vàng tăng vọt thế này, tôi đã đem mua vàng từ năm ngoái", chị Huê nói.
Cũng có thói quen tích trữ từng chỉ vàng, anh Hoàng Anh Tuấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, bản thân anh không am hiểu về thị trường chứng khoán hay các loại hình đầu tư khác.
Vậy nên, anh lựa chọn mua vàng như một cách tiết kiệm và đầu tư lâu dài. Việc mua được mỗi chỉ vàng khi có khoản dư hay khoản tiền thưởng giúp anh bớt chi tiêu phung phí, có động lực hơn khi làm việc.
"Tôi không bao giờ mua vàng khi giá đang cao hoặc mua vào mùa cưới, dịp cuối năm hay ngày Vía Thần tài", anh Tuấn nói.
Những ngày qua, giá vàng miếng trong nước liên tục tăng (81-82,5 triệu đồng/lượng) khiến giá vàng nhẫn tròn trơn cũng tăng giá theo. Đến ngày 13/3, giá có giảm song vẫn ở mức cao.
Với những nhân viên văn phòng, người lao động, những người không có khả năng mua vàng với số lượng lớn, họ có thói quen chắt chiu từng chỉ vàng, mục đích trước tiên là để tiết kiệm, phòng thân, sau đó là mong có chút lãi nếu vàng tăng. Nhiều người khấp khởi mừng khi những chỉ vàng của mình sinh lời nhanh chóng, gấp nhiều lần các kênh đầu tư khác.
Chia sẻ về vấn đề đầu tư, mua vàng, chuyên gia Lâm Minh Chánh chia sẻ trên Dân trí rằng, nếu là nhà đầu tư nghiệp dư, người dân nên hạn chế đầu tư ngắn hạn. Tham gia "lướt sóng" vàng khi giá vàng lên cao rất rủi ro vì giá vàng thế giới cũng như trong nước biến động lên lên xuống xuống, rất khó dự đoán.
Nhiều chuyên gia tài chính cũng đưa ra lời khuyên, người dân cần theo dõi biến động thị trường vàng để có lựa chọn phù hợp với mình, không nên có những quyết định vội vàng khi giá vàng đang quá cao.
Xem tiếp...