THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
392K

Gia tăng xâm nhập mặn, các địa phương tập trung ứng phó

Xâm nhập mặn đe dọa sản xuất, đời sống

Do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn. Theo dự báo, tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, độ mặn cao hơn và xâm nhập sâu hơn, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Ngày 8/3/2024, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục theo dõi sát tình hình, triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 04/CT-TTg ngày 15/1/2024 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực triển khai nhiều phương án nhằm chủ động ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn cao và thiếu nước ngọt cục bộ.

Tại tỉnh Trà Vinh, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1111/UBND-NN ngày 11/3/2024, giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 19/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP chủ động bố trí nguồn lực địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng.

Ngay từ đầu mùa khô năm 2023 - 2024, tỉnh Trà Vinh đã đưa ra nhiều giải pháp phòng chống hạn, mặn. Trong đó có việc rà soát, sửa chữa các công trình thủy lợi hư hỏng, đắp đập ngăn mặn, đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi, xây dựng kế hoạch vận hành, điều tiết, phân phối nước hợp lý.

Bến Tre cũng là một trong những địa phương của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diễn biến phức tạp về tình hình xâm nhập mặn. Để ứng phó với tình hình này, UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh thực hiện các giải pháp ứng phó, quan tâm đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng, phục vụ nuôi thủy sản và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, công tác phòng, chống xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 đang được các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Cùng với Trà Vinh và Bến Tre, các địa phương chịu ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang... cũng đang tập trung triển khai các phương án ứng phó, bao gồm các biện pháp công trình và cả những biện pháp phi công trình (tuyên truyền, vận động, bố trí lại mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chia sẻ nguồn nước...).

Triển khai nhiều giải pháp ứng phó

Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, việc ứng dụng kỹ thuật số trong ứng phó hạn mặn đang được triển khai. Ngành nông nghiệp đã hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng quan trắc nguồn nước tự động theo thời gian, qua đó có thể nhận được các thông tin về mực nước trên sông, độ pH, nhiệt độ nước và độ mặn tại các điểm quan trọng.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, việc ứng dụng công nghệ số trong quan trắc, đo mặn, thông tin, hướng dẫn các biện pháp ứng phó đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp ngành nông nghiệp và nông dân chủ động, tích cực, kịp thời và hiệu quả trong công tác ứng phó hạn, mặn, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Trong buổi khảo sát của đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn vào ngày 12/3/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã đề xuất dẫn nước từ sông Sài Gòn hoặc sông Đồng Nai cấp cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long để khắc phục tình trạng thiếu nước mùa hạn mặn.

Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre cho biết, để thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, tỉnh Bến Tre đã từng bước hoàn thiện và khép kín hệ thống thủy lợi, cấp nước trên địa bàn tỉnh, đồng bộ với quy hoạch chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Hội nghị Triển khai công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 2023 - 2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức, nhiều giải pháp đã được đưa ra.

Trong đó, nhấn mạnh một số giải pháp các địa phương cần triển khai sớm như: Khoanh vùng sản xuất an toàn; sử dụng giống lúa ngắn ngày cho các vùng ảnh hưởng hạn mặn; chủ động đào ao, hồ phân tán trữ nước; áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm.

Trước tình hình gia tăng xâm nhập mặn, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các giải pháp ứng phó.

Tại Công văn số 1491/UBND-KTNV ngày 18/3/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu Sở NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo tăng cường việc vận hành hợp lý các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh rạch, tại các vùng cây ăn trái tiếp tục thực hiện trữ nước trong các ao, hồ phân tán, bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Đồng thời, tăng cường theo dõi thông tin, diễn biến và dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước để làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp.

Xem tiếp...
 
Top Bottom