Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Kiến trúc dinh được bao quanh bởi một bức tường hình thang vuông nằm giữa khu rừng dầu yên tĩnh với chu vi gần 600 m2. Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ và các trang trí nội thất của Dinh Thầy Thím thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình.
Kiến trúc mang đậm nét cổ kính với những mái ngói đỏ cong vút cùng những hình tượng đắp nổi tinh xảo trên cột, trên vách vẫn trường tồn theo năm tháng.
Dinh vốn được xây dựng bằng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. Gỗ đóng vai trò chủ đạo, chất vữa kết dính được pha trộn từ vôi, cát, mật đường và nhựa cây, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch Bát Tràng. Phía trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm.
Khách du lịch và người dân bản địa đến thắp nhang cầu nguyện điều may mắn tại Dinh Thầy Thím.
"Mỗi ngày tại Dinh Thầy Thím có rất đông khách thập phương đến cúng bái, chiêm ngưỡng", ông Phùng Quốc Thái, làm việc tại dinh, chia sẻ.
Mộ Thầy Thím tọa lạc giữa rừng Bàu Thông, cách Dinh Thầy Thím khoảng 2 km di chuyển về phía tây. Tại khu mộ có 4 nấm mồ được đắp bằng cát trắng thành hai hàng, trong đó có hai mộ "Thầy - Thím", hai mộ sau là của "Bạch Hổ - Hắc Hổ" được xem là vệ sĩ của Thầy Thím.
"Mỗi ngày tại Mộ Thầy Thím có đến hàng trăm người đến cúng viếng, thắp hương, cầu sức khỏe, hạnh phúc gia đình và công việc làm ăn của mình được thuận lợi", một sư thầy nói.
"Đến dịp cuối tuần tôi thường đưa gia đình đến đây cầu nguyện sức khỏe, tiền tài", anh Nguyễn Thanh Giàu, du khách TP.HCM, cho biết.
Khách du lịch đến tham quan tại Mộ Thầy Thím.
Hàng năm, vào ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch và các ngày 14-16/9 âm lịch, với nhiều lễ nghi theo tập tục truyền thống, đây là không gian linh thiêng, trang trọng để người dân địa phương và du khách thập phương đến bái tế, tham quan.
Dinh Thầy Thím hiện là điểm đến chiêm bái, tham quan của hàng chục nghìn lượt du khách mỗi năm. Đây được xem là một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút bậc nhất của tỉnh Bình Thuận.
Xem tiếp...