MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
690K

GDP quý I tăng 5,66%

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I ước đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ bốn năm trở lại đây.

Sáng nay, Tổng cục Thống kê (GSO) công bố tình hình kinh tế ba tháng đầu năm. Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc, tăng 5,66%. Xét trong giai đoạn 2020-2023, đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ 3 tháng.

Trước đó, nhiều tổ chức quốc tế, như Standard Chartered hay Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo tăng trưởng kinh tế quý I của Việt Nam có thể đạt 5,5-6,1%.

Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, nói tăng trưởng 5,66% là mức tích cực, phù hợp với diễn biến kinh tế 3 tháng đầu năm. "Tuy mức tăng GDP chưa bằng cùng kỳ giai đoạn 2018-2019, nhưng đây là sự nỗ lực lớn, bà đánh giá. Điều này đặt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tiếp tục đối diện với nhiều bất ổn, suy thoái từ các nền kinh tế lớn.

Lực đỡ cho nền kinh tế hiện nằm ở khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 6,28%. Nhờ các chính sách thúc đẩy đầu tư công, khu vực này đem lại giá trị, đóng góp gần 41,7% vào tăng trưởng chung cả nước.

Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, thương mại giúp lĩnh vực dịch vụ tăng 6,12% trong quý đầu năm, và góp hơn 52,2% vào GDP. Trong khi đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phục hồi chậm hơn, tăng 2,98%.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,8%; công nghiệp và xây dựng là 35,7%; còn dịch vụ 43,5%. Cơ cấu này tương đồng với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3 tháng đầu năm tăng 3,77% so với cùng kỳ 2023.

Quý I cũng chứng kiến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhộn nhịp, đạt hơn 178 tỷ USD. Mức này tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu thêm 17%, nhập khẩu gần 14%. Cán cân thương mại vẫn nghiêng về thặng dư, khi Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu khởi sắc, nhưng theo bà Hạnh, rủi ro còn lớn, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng chưa thoát khỏi khó khăn, thị trường trong nước cạnh tranh gay gắt. "Khu vực dịch vụ có tăng trưởng cao nhưng chưa bứt phá", bà nói thêm.

Tiêu dùng nội địa xu hướng phục hồi, khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 3 ước đạt 509.300 tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước đó. Mức này cũng cao hơn 9,2% so với cùng kỳ 2023. Tính chung quý I, tiêu dùng trong nước tăng 8,2% cùng kỳ (loại trừ yếu tố giá là 5,1%), đạt gần 1,54 triệu tỷ đồng.

Nhiều lĩnh vực phục hồi, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hết khó khăn. Theo Tổng cục Thống kê, số đơn vị giải thể, ngừng hoạt động trong quý đầu năm cao hơn lập mới, quay lại thị trường.

Quý I, cả nước có hơn 36.200 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 332.200 tỷ đồng. Số quay lại hoạt động cũng tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ 2023, đạt hơn 23.600 đơn vị. Như vậy, mỗi tháng có gần 20.000 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động.

Tuy nhiên, doanh nghiệp đóng cửa, giải thể vẫn tăng. Bình quân một tháng có gần 24.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Như vậy, doanh nghiệp đóng cửa trong ba tháng đầu năm cao hơn khoảng 4.700 đơn vị so với thành lập mới.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo - vốn là động lực của nền kinh tế, cho thấy trên 22% nói tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý cuối 2023.

Gần 43% đơn vị kinh doanh nhìn nhận ổn định, còn lại đánh giá khó khăn. Nguyên nhân khó khăn được doanh nghiệp chỉ ra, là nhu cầu thị trường trong nước thấp, cạnh tranh cao và họ vẫn gặp khó về vốn. Tuy nhiên, đơn hàng hiện khởi sắc hơn quý IV năm ngoái và tình hình được dự báo sẽ tốt hơn trong quý II.

Phương Ánh

Xem tiếp...
 
Top Bottom