SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
330K

Gãy xương có nguy hiểm không? Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách chữa trị

Gãy xương là tình trạng có thể gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Mặc dù sẽ khôi phục tốt sau điều trị nhưng nếu không được chú ý, tình trạng này sẽ làm phát sinh các biến chứng khác. Bạn nghi ngờ bản thân có thể đang mắc bệnh gãy xương? Triệu chứng của bệnh này là như thế nào? Bệnh này có thể chữa tại nhà được không? Hoặc bạn muốn tìm một cơ sở uy tín để khám chữa bệnh? Mọi thắc mắc trên sẽ được Phòng Khám Bác Sĩ giải đáp trong bài viết này. Đặc biệt, chúng tôi gợi ý danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh gãy xương tốt nhất hiện nay và nhận xét khách quan về từng cơ sở. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ BỆNH​

Gãy xương là gì?​


Gãy xương là tình trạng xương bị biến dạng, gãy đôi theo chiều dọc hoặc chiều ngang hoặc gãy thành nhiều phần. Một người có thể gặp chấn thương này ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể nếu chịu tác động lực quá mức. Có 4 loại gãy xương thường gặp: di lệch, không di lệch, gãy xương hở và kín.

  • Gãy xương di lệch và không di lệch liên quan đến kiểu xương vỡ. Trong gãy xương di lệch, xương tách ra thành hai hay nhiều phần và lệch làm cho hai đầu xương chỗ gãy không dính vào nhau. Trong gãy xương không di lệch, xương chỉ nứt một phần hoặc nứt hết theo chiều ngang, nhưng không chuyển và có thể duy trì liên kết giữa hai đầu xương gãy.
  • Gãy xương kín còn gọi là gãy xương đơn giản. Đây là tình trạng xương gãy nhưng không tạo ra vết thương hở trên da.
  • Gãy xương hở hay xương gãy hỗn hợp xảy ra khi xương bị gãy xuyên qua da, tạo thành vết thương hở. Lúc này, các mô và xương ở khu vực bị tổn thương lộ ra ngoài qua vết thương hở trên da.
Chữa trị gãy xương
Có 4 loại gãy xương thường gặp: di lệch, không di lệch, gãy xương hở và kín

Dấu hiệu của tình trạng gãy xương​


Tình trạng xương bị gãy sẽ có các biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng của chấn thương, tuổi tác và sức khỏe chung của người bệnh. Khu vực gãy xương thường có một số triệu chứng đặc trưng như:

  • Cảm giác đau tăng lên khi di chuyển hoặc chạm vào vùng bị thương
  • Sưng tấy, đỏ, bầm tím ở vùng xương bị tổn thương
  • Tay chân cong, xoắn, biến dạng bất thường ở vị trí gãy
  • Cảm giác nóng ran ở xương hoặc khớp bị ảnh hưởng
  • Chảy máu, xương nhô ra nếu đó là một vết gãy hở
  • Có thể nghe thấy tiếng răng rắc khi chấn thương xảy ra
  • Không thể hoạt động ở vùng bị chấn thương
  • Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu…
Chữa trị gãy xương
Cảm giác đau tăng lên khi di chuyển hoặc chạm vào vùng bị thương có thể là dấu hiệu của gãy xương

Nếu có những dấu hiệu trên, bạn cần thực hiện các bước sơ cứu gãy xương đúng trình tự ngay để tránh tổn thương nặng cho nạn nhân. Ngoài ra, có thể nhận biết gãy xương thông qua chuẩn đoán hình ảnh X-quang.

Nguyên nhân gây ra gãy xương​


Các nguyên nhân thường gặp nhất ở bệnh nhận bị gãy xương bao gồm:

  • Chấn thương: té ngã, tai nạn xe cộ hoặc cản banh có thể dẫn đến gãy xương
  • Một số bệnh lý hàng đầu gây gãy xương như loãng xương, ung thư xương, viêm xương tủy,…
  • Hoạt động quá nhiều: chuyển động lặp đi lặp lại có thể làm mệt cơ bắp và tăng tác dụng lực lên xương, điều này có thể dẫn đến gãy xương. Gãy xương do mệt mỏi căng thẳng phổ biến ở các vận động viên.

CÁCH CHỮA TRỊ GÃY XƯƠNG HIỆU QUẢ TẠI NHÀ​


Phương pháp điều trị gãy xương sẽ phụ thuộc vào mức độ và vị trí của vết gãy. Hiện nay chưa có cách chữa trị bệnh này tại nhà. Cách tốt nhất bạn vẫn nên đến thăm khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán, đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm gãy xương. Các phương pháp điều trị phổ biến thường được áp dụng như bó bột, nẹp cố định, thay khớp,… Có thể áp dụng một vài biện pháp như điều chỉnh thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế chuyển động của vùng bị thương… cho đến khi gãy xương lành lại để thúc đẩy quá trình điều trị hiệu quả hơn.

DANH SÁCH CÁC PHÒNG KHÁM/BỆNH VIỆN CHỮA TRỊ BỆNH GÃY XƯƠNG UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG HIỆN NAY​


Để điều trị hiệu quả gãy xương, người bệnh cần đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Tùy vào từng tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Quá trình trị bệnh cần có sự theo dõi từ bác sĩ, chính vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất.

Sau đây là danh sách tổng hợp các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện uy tín có thể giúp bạn điều trị gãy xương mà bạn có thể tham khảo:


Danh sách các phòng khám gãy xương đang được cập nhật...

Danh sách các địa chỉ uy tín khám gãy xương đang được cập nhật...


NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT KHI ĐI KHÁM GÃY XƯƠNG TẠI CÁC CƠ SỞ​


Sau đây là một số lưu ý khi đi khám gãy xương tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:

  • Các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, thêm nữa là lịch làm việc của bác sĩ ở các phòng khám ngoài giờ thường sẽ bị thay đổi phụ thuộc vào lịch làm việc của bác sĩ đó tại bệnh viện. Chính vì vậy mà khi đi thăm khám, tốt hơn hết bạn nên đặt lịch hẹn trước để sắp xếp thời gian khám hợp lý, tránh phải chờ đợi lâu.
  • Mang theo sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có). Mang theo giấy tờ tùy thân, BHYT và các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khám bệnh hay phòng trường hợp cần nhập viện gấp để điều trị.
  • Cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ: tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, dị ứng với các loại thực phẩm nào và những vấn đề về sức khỏe cá nhân khác. Giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh nhân và quyết định phác đồ điều trị thích hợp.
  • Trong trường hợp xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, uống nhiều nước và nhịn tiểu 1 tiếng trước khi siêu âm bụng. Không sử dụng các loại thức uống như trà, cà phê, rượu bia hoặc các chất kích thích khác, …
  • Mặc đồ thoải mái, rộng rãi để thuận lợi hơn trong quá trình thăm khám. Đeo khẩu trang, sát khuẩn cẩn thận, tránh tiếp xúc với các bệnh nhân khác đề phòng mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc lây nhiễm chéo.
  • Tham khảo ý kiến, nhờ bác sĩ tư vấn về những thắc mắc của bản thân về bệnh và tình trạng bệnh. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có được kết quả điều trị tốt nhất.

KẾT LUẬN​


Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về gãy xương, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp list các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh gãy xương tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng cơ sở. Hy vọng bạn có được cái nhìn khách quan nhất và chọn được cho mình một địa chỉ phù hợp để thăm khám và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!


Điều dưỡng Phạm Thị Nhật Vy - tác giả Phongkhambacsi.vn


Phạm Thị Nhật Vy​


Điều dưỡng viên Phạm Thị Nhật Vy là một chuyên viên y tế chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ các bệnh nhân, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế và kiến thức chuyên môn sâu về chăm sóc bệnh nhân, cô luôn sẵn sàng xử lý trong mọi tình huống. Thái độ tận tụy, kiên nhẫn và đồng cảm với mọi bệnh nhân.

Xem tiếp...
 
Top Bottom