SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Gãy cổ xương đùi do bưng chậu hoa nặng

Bà Thủy, 57 tuổi, bị gãy cổ xương đùi khi di chuyển chậu hoa nặng, chân trái sụm xuống, đau không thể đi lại, phải phẫu thuật thay khớp háng.

gãy cổ xương đùi do bưng chậu hoa


Bà Phạm Thị Thủy, ngụ Bình Dương, đột ngột bị quẹo chân trái, sụm xuống khi đang di chuyển chậu hoa dọn dẹp nhà cửa. Bà được gia đình đưa đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM trong tình trạng đau dữ dội ở khớp háng bên trái, không thể tự đi lại và phải di chuyển bằng băng ca.

Ngày 28/2, ThS.BS.CKI Trương Hữu Bảo, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết người bệnh bị gãy cổ xương đùi trái và được chỉ định thay khớp háng. Gãy cổ xương đùi là gãy tại vị trí giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển. Đây là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi do chất lượng xương suy giảm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh làm giảm khả năng vận động. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể phải nằm tại chỗ trong một thời gian dài, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong như huyết khối, tắc mạch, hoại tử…

bs bảo trong một ca phẫu thuật thay khớp
Bác sĩ Bảo (giữa) trong một ca phẫu thuật thay khớp.

Ở trường hợp bà Thủy, người bệnh được chỉ định thay khớp háng toàn phần chuyển động kép. Đây là loại khớp thường được sử dụng trong các trường hợp người bệnh bị gãy cổ xương đùi, thoái hóa khớp, rối loạn thần kinh, thoát vị đĩa đệm…

Khớp háng chuyển động kép có cấu tạo đặc biệt với hai ổ khớp nối lại với nhau, giúp làm tăng biên độ vận động của khớp. Tầm vận động gấp, xoay, dạng… của khớp háng cũng được cải thiện tốt hơn ít nhất 20 độ. Loại khớp này còn giúp giảm tối đa nguy cơ trật khớp sau phẫu thuật, một trong những biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh thay khớp háng.

Đặc biệt, khi sử dụng khớp háng chuyển động kép, bác sĩ không cần bắt vít để gắn ổ cối nhân tạo vào xương chậu. Các tế bào xương xung quanh khớp háng sẽ phát triển theo thời gian, bám chắc vào và cố định khớp nhân tạo. Nhờ đó, bảo tồn được tối đa tổ chức xương và các mô lành, loại trừ nguy cơ tiêu hủy phần xương xung quanh vít làm lỏng ổ cối; hạn chế mài mòn và làm tăng tuổi thọ khớp.

khớp háng được thay thành công
Phim X-quang khớp háng nhân tạo (trái) sau phẫu thuật của người bệnh.

Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh cho biết chỉ còn đau nhẹ ở vết mổ, vị trí khớp háng bị tổn thương không còn đau, có thể tập đi lại với khung tập đi. Ngày thứ 3 sau phẫu thuật, người bệnh có thể tự đi lại mà không cần dụng cụ hỗ trợ và chuẩn bị xuất viện.

Bác sĩ Bảo khuyến cáo, người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ thường có mật độ xương thấp, làm giảm chất lượng xương, dễ dẫn đến tình trạng gãy xương. Vì vậy, nhóm đối tượng này không nên nâng vác vật nặng và tránh các hoạt động có thể dẫn đến va chạm, té ngã.

Trong sinh hoạt hàng ngày, nên duy trì vận động thể chất với cường độ phù hợp; chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đủ canxi, các loại vitamin và khoáng chất; duy trì khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần, điều trị loãng xương từ sớm… Khi xảy ra chấn thương, người bệnh nên sớm đi khám để được điều trị kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng.

banner subs ctch content


Cập nhật lần cuối: 06:50 05/03/2024

Xem tiếp...
 
Top Bottom