BÓC PHỐT

Chia sẻ kinh nghiệm, địa chỉ làm đẹp không uy tín, bóc Phốt dịch vụ kém chất lượng, review sản phẩm liên quan làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, dịch vụ filler - botox, nha khoa thẩm mỹ...

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
DOANH NGHIỆP
Tổng thành viên
78
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
9K
Tổng lượt xem
304K

Gặp gỡ 50 doanh nghiệp đầu tư ESG tại Việt Nam

Uyen Phuong

Fan Cứng
Cuộc gặp gỡ 50 doanh nghiệp đầu tư ESG tại Việt Nam đã tạo cơ hội thảo luận về thách thức biến đổi khí hậu và kết nối doanh nghiệp với những cơ hội kinh doanh bền vững.

Hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành ưu tiên hàng đầu và là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Tuy nhiên, bền vững và “xanh hoá” là một quá trình lâu dài và thử thách, đòi hỏi nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của nhiều bên cùng một nguồn tài chính và công nghệ lớn. Chung tay với cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hoá được cam kết này, Việt Nam bắt đầu vạch ra những chính sách giảm khí thải CO2 cụ thế cho từng lĩnh vực khác nhau.

Trước bối cảnh đó, buổi gặp gỡ 50 doanh nghiệp ESG Việt Nam diễn ra vào hai ngày 31/5 và 1/6 tại khách sạn New World Saigon (Thành phố Hồ Chí Minh) quy tụ hơn 50 doanh nghiệp và hơn 400 khách mời bao gồm các nhà lãnh đạo đa quốc gia đến từ nhiều ngành nghề khác nhau.

Buổi gặp gỡ 50 doanh nghiệp ESG Việt Nam diễn ra vào hai ngày 31/5 và 1/6 tại khách sạn New World Saigon (Ảnh: Internet)
Buổi gặp gỡ 50 doanh nghiệp ESG Việt Nam diễn ra vào hai ngày 31/5 và 1/6 tại khách sạn New World Saigon (Ảnh: Internet)

Buổi gặp gỡ nhằm giúp các doanh nghiệp kết nối và khám phá những cơ hội kinh doanh bền vững tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ họ đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) quốc tế và mang đến cơ hội tài chính bền vững.

Định hướng của Việt Nam để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050


Việt Nam là một nước vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nhiên liệu than đá. Vì vậy, việc Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 trong buổi gặp gỡ COP26 đã gây bất ngờ cho cộng đồng quốc tế. Nhiều chuyên gia kinh tế và khí hậu cho rằng đây là một bước tiến “tham vọng”, nhưng điều này cũng cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Internet)
Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 trong buổi gặp gỡ COP26 khiến cộng đồng quốc tế bất ngờ (Ảnh: Internet)

Sau khi đưa ra cam kết, chính phủ đã khẩn trương bắt tay vào cụ thể hoá những mục tiêu bền vững. Gần đây, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII) do Bộ Công Thương xây dựng đã được phê duyệt vào ngày 15/5/2023. Quy hoạch này định hướng đến năm 2050 sẽ tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 – 71,5% và dự kiến đến năm 2030 sẽ hình thành hai trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.

Lời kêu gọi hành động


Phong trào phát triển bền vững tại Việt Nam đòi hỏi sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư và người dân. Chỉ khi doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng chung tay, đất nước mới có thể đẩy nhanh tiến độ hiện thực hoá nền kinh tế carbon thấp và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

 Internet)
Việt Nam muốn hiện thực hoá nền kinh tế carbon thấp và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (Ảnh: Internet)

Craig Martin, Chủ tịch Dynam Capital, đơn vị quản lý Quỹ Vietnam Holding Limited, cho biết: “Một lĩnh vực không thể không nhắc đến khi nói về ESG ở Việt Nam là năng lượng sạch. Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời, với công suất khoảng 1000 gigawatts trên lý thuyết. Thực tế, Việt Nam đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư khổng lồ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo chỉ trong khoảng bảy năm qua.”

Theo ông Trương Minh Đạt, CEO của BenKon, doanh nghiệp và các nhà đầu tư ESG cần có sự thống nhất với nhau, đặc biệt là khi đại dịch đã thay đổi cách doanh nghiệp tư nhân nhìn nhận tính bền vững. “Các doanh nghiệp đã nhìn ra tầm quan trọng khi đặt khi đặt tính bền vững và con người làm trung tâm của bất kỳ kế hoạch và hoạt động nào.”

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:


Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem tiếp...
 
Top Bottom