Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 của Tổng Cục Thống kê cho thấy, trong tháng 3, cả nước có 14,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 64,3% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, có hơn 3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Trong khi đó, tháng 3 ghi nhận 4.139 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 4.980 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 1.412 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Tính chung quý I/2024, cả nước có 59,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 20 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 73,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng có gần 24,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quý I/2024, cả nước có 59,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động. (Ảnh: Bộ Công thương)
So sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong quý I/2024, tổng số doanh nghiệp nước ta giảm 14,1 nghìn doanh nghiệp, bình quân một tháng giảm 4,7 nghìn doanh nghiệp.
Về tình hình xuất nhập khầu hàng hóa, trong tháng 3/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%.
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 4,93 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 4,49 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,57 tỷ USD.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 26,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD.
Ở lĩnh vực du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2024 đạt gần 1,6 triệu lượt người. Tính chung cả quý I, khách quốc tế ước đạt hơn 4,6 triệu lượt người.
Trong đó, lượng khách vẫn chủ yếu đến từ châu Á với hơn 3,5 triệu lượt khách, khách đến từ châu Âu đạt hơn 661 nghìn lượt, khách đến từ châu Mỹ đạt hơn 302 nghìn lượt...
Khách du lịch quốc tế đến tham quan Việt Nam. (Ảnh minh họa: Cục Du lịch Quốc gia VN)
Ở chiều ngược lại, số lượt người Việt Nam xuất cảnh trong tháng 3/2024 là 537,4 nghìn lượt người, tính chung quý, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 1,2 triệu.
Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ngành du lịch nước ta đang nỗ lực thực hiện mục tiêu trong năm 2024 đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch rất cần những chính sách thị thực mang tính đột phá, cởi mở và thuận tiện hơn nữa cho du khách nước ngoài.
Hiện nay, Việt Nam đang miễn thị thực cho công dân 25 nước, trong đó có 13 nước được miễn thị thực đơn phương. Từ giữa tháng 8/2023, Việt Nam quyết định mở rộng cấp thị thực điện tử (e-visa) cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và nâng thời hạn tạm trú từ 30 lên 90 ngày, với số lần xuất nhập cảnh không giới hạn; đồng thời, nâng thời hạn tạm trú của công dân 13 nước được miễn thị thực đơn phương lên 45 ngày.
Chính sách cấp thị thực điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với trước đây để thu hút khách du lịch đến Việt Nam.
Bằng Lăng - Thành Lâm
Xem tiếp...
Trong khi đó, tháng 3 ghi nhận 4.139 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 4.980 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 1.412 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Tính chung quý I/2024, cả nước có 59,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 20 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 73,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng có gần 24,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quý I/2024, cả nước có 59,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động. (Ảnh: Bộ Công thương)
So sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong quý I/2024, tổng số doanh nghiệp nước ta giảm 14,1 nghìn doanh nghiệp, bình quân một tháng giảm 4,7 nghìn doanh nghiệp.
Về tình hình xuất nhập khầu hàng hóa, trong tháng 3/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%.
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 4,93 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 4,49 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,57 tỷ USD.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 26,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD.
Ở lĩnh vực du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2024 đạt gần 1,6 triệu lượt người. Tính chung cả quý I, khách quốc tế ước đạt hơn 4,6 triệu lượt người.
Trong đó, lượng khách vẫn chủ yếu đến từ châu Á với hơn 3,5 triệu lượt khách, khách đến từ châu Âu đạt hơn 661 nghìn lượt, khách đến từ châu Mỹ đạt hơn 302 nghìn lượt...
Khách du lịch quốc tế đến tham quan Việt Nam. (Ảnh minh họa: Cục Du lịch Quốc gia VN)
Ở chiều ngược lại, số lượt người Việt Nam xuất cảnh trong tháng 3/2024 là 537,4 nghìn lượt người, tính chung quý, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 1,2 triệu.
Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ngành du lịch nước ta đang nỗ lực thực hiện mục tiêu trong năm 2024 đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch rất cần những chính sách thị thực mang tính đột phá, cởi mở và thuận tiện hơn nữa cho du khách nước ngoài.
Hiện nay, Việt Nam đang miễn thị thực cho công dân 25 nước, trong đó có 13 nước được miễn thị thực đơn phương. Từ giữa tháng 8/2023, Việt Nam quyết định mở rộng cấp thị thực điện tử (e-visa) cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và nâng thời hạn tạm trú từ 30 lên 90 ngày, với số lần xuất nhập cảnh không giới hạn; đồng thời, nâng thời hạn tạm trú của công dân 13 nước được miễn thị thực đơn phương lên 45 ngày.
Chính sách cấp thị thực điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với trước đây để thu hút khách du lịch đến Việt Nam.
Bằng Lăng - Thành Lâm
Xem tiếp...