SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Fluor (fluoride) có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương?

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Bệnh loãng xương hiện chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loại khoáng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, một trong số đó là fluor (fluoride). Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu liệu bổ sung fluor có giúp điều trị hay phòng ngừa bệnh loãng xương hay không.


Loãng xương là một bệnh về xương xảy ra khi mật độ khoáng chất trong xương giảm, điều này khiến xương yếu đi và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Có khoảng 200 triệu người trên toàn thế giới bị loãng xương. Tình trạng này làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tử vong.

Loãng xương có thể gây gãy xương ở bất cứ đâu trong cơ thể nhưng những vị trí có nguy cơ cao nhất là hông, cẳng tay và cột sống.

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ví dụ như: (1)

  • Là phụ nữ
  • Trên 50 tuổi
  • Đang trong thời kỳ mãn kinh và không dùng liệu pháp hormone thay thế
  • Thiếu canxi
  • Sử dụng sản phẩm thuốc lá
  • Ít hoạt động thể chất
  • Uống nhiều rượu
  • Cân nặng thấp
  • Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài

Bệnh loãng xương hiện chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loại khoáng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, một trong số đó là fluor (fluoride). Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu liệu bổ sung fluor có giúp điều trị hay phòng ngừa bệnh loãng xương hay không.

Fluor là gì?​


Fluor hay fluoride là một khoáng chất có trong xương, răng của con người và có trong tự nhiên như đất, nước, không khí. Fluor có tác dụng tăng cường sự chắc khỏe của men răng, phòng ngừa sâu răng và kích thích hình thành xương, do đó cộng đồng khoa học cho rằng fluor có thể mang lại lợi ích trong điều trị chứng loãng xương.

Đường tiêu hóa có thể hấp thụ tới 80% lượng fluor mà chúng ta ăn. Cơ thể trẻ em giữ lại nhiều fluor hơn vì xương của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển (giữ lại tới 80% lượng fluor được hấp thụ) trong khi cơ thể người lớn chỉ giữ lại 50% lượng fluor hấp thụ.

Lượng fluor mà chúng ta hấp thụ chủ yếu đến từ nước chứa fluor hoặc thực phẩm và đồ uống được làm bằng nước chứa fluor. Tuy nhiên cũng có một số loại đồ uống và thực phẩm chứa fluor tự nhiên như hải sản, trà đen, trà xanh và rượu vang.

Lợi ích của fluor đối với xương​


Xương liên tục trải qua quá trình chu chuyển, trong đó có sự tham gia của hai loại tế bào xương là tế bào tạo xương (nguyên bào xương) và tế bào hủy xương (hủy cốt bào).

Các tế bào hủy xương có chức năng tái hấp thu xương, nghĩa là phân hủy mô xương để giải phóng khoáng chất vào máu. Trong khi đó, các tế bào tạo xương thực hiện nhiệm vụ tạo ra mô xương mới.

Chỉ khi các tế bào tạo xương và tế bào hủy xương hoạt động ở trạng thái cân bằng thì xương mới chắc khỏe. Chứng loãng xương xảy ra do sự gia tăng hoạt động của tế bào hủy xương và giảm hoạt động của tế bào tạo xương, điều này dẫn đến tốc độ mất xương nhanh hơn tốc độ tạo xương mới. Kết quả là mật độ xương suy giảm, khiến xương yếu và dễ gãy.

Một số loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như fluor, có thể hỗ trợ quá trình chu chuyển xương. Theo một tổng quan nghiên cứu gần đây, fluor có thể giúp phòng ngừa chứng loãng xương bằng cách:

  • kích thích hoạt động và tăng số lượng tế bào tạo xương
  • ức chế hoạt động của tế bào hủy xương
  • tăng nồng độ các yếu tố tăng trưởng tế bào xương như yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) và yếu tố tăng trưởng biến đổi nguyên bào xương-beta 1 (TGF-β1)

Hơn nữa, một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy bổ sung 20 mg fluor trở lên mỗi ngày có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ gãy xương và những người bổ sung fluor có mật độ khoáng xương cao hơn.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những phụ nữ uống nước chứa fluor có nguy cơ gãy xương hông và xương sống thấp hơn lần lượt là 31% và 27% so với những người uống nước không có fluor. (2)

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho ra nhiều kết quả trái ngược nhau về tác dụng của fluor đối với nguy cơ gãy xương.

Tác hại của fluor đối với xương​


Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy fluor mang lại lợi ích cho sức khỏe xương nhưng bổ sung quá nhiều khoáng chất này trong thời gian dài lại có thể gây ra chứng nhiễm độc fluor ở xương và điều này có hại cho xương.

Nhiễm độc fluor ở xương có thể gây đau khớp hoặc cứng khớp, yếu cơ, các vấn đề về thần kinh và thậm chí là loãng xương.

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ gãy xương tăng lên sau khi bổ sung fluor.

Một nghiên cứu khác vào năm 2021 cho thấy rằng mặc dù fluor làm tăng mật độ khoáng xương và kích thích hình thành xương nhưng những xương đó có chất lượng thấp hơn và dễ bị gãy hơn. (3)

Tương tự, một tổng quan nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy rằng bổ sung quá nhiều fluor có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa xương, dẫn đến mất cân bằng giữa quá trình tái hấp thu xương và quá trình tái tạo xương.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải xác định được liều bổ sung fluor thích hợp vì ranh giới giữa liều dùng có lợi và liều dùng gây hại rất mong manh.

Để tránh tình trạng tiêu thụ quá nhiều fluor, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã hạ mức giới hạn về lượng fluor được phép thêm vào nước đóng chai xuống 0,7 mg/L.

Thay đổi lối sống có lợi cho người bị loãng xương​


Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp làm chậm tốc độ mất xương và giảm nguy cơ gãy xương ở người bị loãng xương, ví dụ như:

  • Tập các bài tập kháng lực/tăng sức mạnh để làm cho xương chắc khỏe hơn, cải thiện khả năng phối hợp và giữ thăng bằng
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc
  • Hạn chế uống rượu
  • Chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa té ngã, chẳng hạn như mang giày dép chống trơn, sử dụng gậy chống hay khung tập đi nếu cần, lắp tay vịn trong nhà tắm…
  • Bổ sung đủ canxi và vitamin D hàng ngày, dùng thực phẩm chức năng nếu cần

Nghiên cứu cho thấy rằng uống bổ sung một số chất dinh dưỡng nhất định có thể giúp phòng ngừa tình trạng thiếu hụt và giúp giữ cho xương chắc khỏe về lâu dài.

Một số vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với người bị loãng xương là canxi, vitamin D, magie, kẽm, mangan, boron, sắt, đồng, silicon và selen.

Những người theo chế độ ăn chay cần đặc biệt chú ý đến lượng vitamin B12 và protein trong chế độ ăn. Cả hai chất dinh dưỡng này đều có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương nhưng thường bị thiếu trong chế độ ăn chay.

Nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Tóm tắt bài viết​


Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng xương thấp, khiến cho xương yếu và dễ gãy.

Fluor có vai trò quan trọng trong sự hình thành xương và một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung fluor có thể giúp điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương.

Mặc dù có nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung fluor giúp tăng mật độ khoáng xương và giảm nguy cơ gãy xương nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa đồng nhất. Một số nghiên cứu lại phát hiện bổ sung quá nhiều fluor có thể gây hại nhiều hơn lợi.

Trong khi chờ các nghiên cứu xác định được liều bổ sung fluor thích hợp, người bị loãng xương vẫn nên bảo vệ xương bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, gồm có thường xuyên tập thể dục và ăn uống đủ chất, nhất là những chất cần thiết cho xương như canxi, vitamin D.

Xem tiếp...
 
Top Bottom