SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
342K

DƯ THỪA AXIT FOLIC: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

TS.BS Thanh Bình

Ngôi Sao
Thành viên BQT
Axit folic là một dạng tổng hợp của vitamin B9, được tìm thấy trong các chất bổ sung vitamin hoặc một số loại thực phẩm. Khi bổ sung dư thừa axit folic có thể gây hại. Dưới đây là các dấu hiệu thừa acid folic giúp bạn nhận biết sớm.

dau-hieu-thua-axit-folic (1).jpg
 

TS.BS Thanh Bình

Ngôi Sao
Thành viên BQT

Thừa axit folic là gì?​

Thừa axit folic là tình trạng axit folic được bổ sung quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể. Axit folic hay acid folic là một dạng tổng hợp của vitamin B9, thường được thêm vào các loại thực phẩm chế biến sẵn như bột mì và ngũ cốc ăn sáng hoặc được sử dụng trong các chất bổ sung.

Trong cơ thể, axit folic giúp sản sinh và duy trì các tế bào máu, giảm thiểu tình trạng thiếu máu. Axit folic giúp duy trì sự ổn định của DNA, nhờ đó giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư. Khi được chẩn đoán là thiếu hụt axit folic, bạn cần bổ sung theo liều lượng được bác sĩ hướng dẫn để tránh những nguy cơ tiềm ẩn. (1)

Axit folic được khuyên dùng ở phụ nữ tuổi sinh sản, phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ, người lớn và trẻ em được chẩn đoán thiếu hụt vitamin này do chế độ ăn uống kém. Ngoài ra, axit folic còn được dùng ở các đối tượng trong quá trình điều trị bệnh sốt rét hoặc lao phổi.

Phụ nữ cần bổ sung axit folic ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ. Bình thường ống thần kinh của thai nhi sẽ được hình thành trong khoảng 28 ngày đầu tiên, tính từ khi thụ thai. Do đó, nếu chưa kịp bổ sung axit folic trước khi mang thai, thai phụ cần bổ sung ngay lập tức sau khi xác định có thai. (2)

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cần khoảng 39 mcg, trong khi thanh thiếu niên và người lớn cần khoảng 240 mcg axit folic mỗi ngày. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần 400 mcg, phụ nữ đang mang thai cần 600 mcg và phụ nữ cho con bú cần 500 mcg axit folic mỗi ngày. Nếu gia đình có tiền sử dị tật ống thần kinh, thai phụ có thể được chỉ định tiêu thụ lên đến 4.000 mcg. (3)

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong việc bổ sung axit folic cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn, cũng như biết cách bổ sung đúng cách. Thiếu hoặc thừa axit folic đều dẫn đến những tác dụng phụ hoặc hiệu quả không như mong muốn.

sử dụng với liều lượng thích hợp
Thiếu hay thừa axit folic đều gây hại, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng thích hợp

Dư thừa axit folic xảy ra khi nào?​

Nghiên cứu cho thấy, cơ thể chúng ta hấp thụ axit folic dễ dàng hơn folate (một dạng tự nhiên của vitamin B9). Ước tính rằng cơ thể sử dụng khoảng 85% axit folic từ viên uống hoặc thực phẩm bổ sung, trong khi chỉ có khoảng 50% folate từ thực phẩm tự nhiên.

Sau khi được hấp thụ vào máu, gan sẽ tiến hành phân hủy axit folic thành các hợp chất nhỏ hơn. Tuy nhiên, tại một thời điểm gan chỉ có thể xử lý một lượng axit folic nhất định. Nếu tiêu thụ quá nhiều axit folic từ viên uống hoặc thực phẩm bổ sung có thể khiến axit folic không được chuyển hóa (UMFA), dẫn đến tích tụ trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe.

Dấu hiệu thừa axit folic​

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang dư thừa axit folic, bao gồm:

  • Tổn thương hệ thần kinh: gồm các triệu chứng như đau nhức đầu, sưng, teo cơ.
  • Rối loạn tiêu hóa: một số người bị thừa axit folic có thể xuất hiện các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Thừa hoặc thiếu máu: axit folic sản sinh và duy trì các tế bào máu, do đó sự dư thừa axit folic có thể gây ra sự rối loạn trong hoạt động sản xuất tế bào máu, dẫn đến thiếu máu hoặc có quá nhiều tế bào máu.
  • Tương tác với các loại thuốc khác: một dấu hiệu thừa axit folic thường gặp là tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng, từ đó gây ra những vấn đề sức khỏe không mong muốn.
Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm axit folic. Đây là một loại xét nghiệm giúp định lượng axit folic trong máu, phát hiện sớm tình huống thừa axit folic để điều trị kịp thời.

đau đầu là triệu chứng thường gặp
Đau nhức đầu là triệu chứng thường gặp của tình trạng thừa axit folic gây tổn thương thần kinh

Thừa axit folic nguy hiểm như thế nào?​

Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health – NIH) khuyến cáo người lớn trên 19 tuổi cần hạn chế tiêu thụ axit folic từ viên uống và thực phẩm bổ sung ở mức 1.000 mcg mỗi ngày. Mức khuyến nghị ở trẻ em thấp hơn, dao động 300-800 mcg tùy theo độ tuổi. (4)

Nghĩa là, hầu hết mọi người đều không nên tiêu thụ quá nhiều 1.000 mcg axit folic mỗi ngày trừ khi đang sử dụng thực phẩm bổ sung liều lượng cao. Trên thực tế, NIH ghi nhận chỉ có khoảng 5% nữ giới và nam giới ở độ tuổi 51-70 dung nạp nhiều axit folic hơn liều lượng khuyến nghị mỗi ngày, chủ yếu là từ sử dụng thực phẩm bổ sung.

Bổ sung dư thừa axit folic so với mức khuyến nghị có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:

1. Che giấu sự thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể​

Bình thường, cơ thể sử dụng vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu và giữ cho tim, não và hệ thần kinh hoạt động tối ưu. Sự dư thừa axit folic có thể che giấu tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ do vitamin B12 gây ra, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12 tiềm ẩn không bị phát hiện.

Thiếu máu hồng cầu khổng lồ có thể gây ra các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi, khó thở và khó tập trung. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, tình trạng thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tổn thương não và hệ thần kinh khó hồi phục.

2. Đẩy nhanh quá trình suy giảm tinh thần có liên quan đến tuổi tác​

Lượng axit folic dư thừa có thể làm tăng tốc độ suy giảm tinh thần có liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là ở những người có hàm lượng vitamin B12 thấp.

Một nghiên cứu cho thấy, người dư thừa axit folic và vitamin B12 thấp có thể bị mất chức năng não cao hơn tới 3,5 lần so với những người có chỉ số máu bình thường. Hiện vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định chắc chắn rằng tình trạng thừa axit folic có thể gây bất lợi đến sức khỏe tâm thần.

3. Làm chậm sự phát triển trí não ở trẻ​

Bổ sung axit folic khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết để đảm bảo sự phát triển trí não của trẻ. Ngoài ra còn giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trên thực tế, nhiều thai phụ không đáp ứng được nhu cầu axit folic thông qua nguồn thực phẩm, do đó thường được khuyến khích sử dụng chất bổ sung.

Tuy nhiên, bổ sung dư thừa axit folic khi mang thai có nguy cơ làm tăng tình trạng kháng insulin và làm chậm sự phát triển trí não ở trẻ.

Một nghiên cứu ở những đứa trẻ 4-5 tuổi có mẹ bổ sung hơn 1.000 mcg axit folic mỗi ngày trong thai kỳ đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra phát triển trí não so với những đứa trẻ có mẹ chỉ sử dụng khoảng 400-999 mcg axit folic mỗi ngày.

Chính vì thế, mặc dù axit folic tốt cho thai kỳ nhưng thai phụ tránh bổ sung nhiều hơn liều lượng được khuyến nghị, trừ những trường hợp đặc biệt có chỉ định và hướng dẫn riêng của bác sĩ chuyên môn.

4. Nguy cơ làm tăng khả năng tái phát ung thư​

Nghiên cứu cho thấy, các tế bào khỏe mạnh tiếp xúc với lượng axit folic phù hợp có thể bảo vệ chúng khỏi nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, nếu các tế bào ung thư tiếp xúc với hàm lượng axit folic cao có thể phát triển mạnh và lan rộng hơn. Điều này sẽ gây nhiều bất lợi cho người có tiền sử ung thư.

Những lưu ý khi bổ sung axit folic để đảm bảo an toàn​

Để đảm bảo không rơi vào tình trạng dư thừa axit folic, bạn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ khi bổ sung viên uống hoặc thực phẩm. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng cần bổ sung khác nhau. Cần nhớ rằng, thiếu hoặc thừa axit folic đều gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm chức năng, bạn có thể bổ sung axit folic tự nhiên từ các thực phẩm giàu folate vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa folate tự nhiên nếu đã được khuyến cáo không nên tiêu thụ quá nhiều axit folic.

Axit folic có thể tương tác với một số loại thuốc kê đơn như thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, thuốc trị co giật hay nhiễm ký sinh trùng… Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung axit folic.

bổ sung acid folic đúng cách
Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn bổ sung liều lượng axit folic thích hợp từ thực phẩm và sản phẩm chức năng
Trường hợp nghi ngờ bản thân có dấu hiệu thừa axit folic hoặc có bất cứ triệu chứng nào bất thường, bạn nên thăm khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn, hướng dẫn cách xử trí cụ thể.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sở hữu hệ thống máy móc tối tân, quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ liên chuyên khoa trong bệnh viện như Trung tâm Sản Phụ khoa, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Xét nghiệm… sẽ tư vấn và hướng dẫn cách bổ sung axit folic hiệu quả và an toàn trên từng đối tượng, đảm bảo sức khỏe và chất lượng sống.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Website: https://tamanhhospital.vn
Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng dư thừa axit folic và các dấu hiệu thừa acit folic giúp bạn sớm nhất biết. Hy vọng bạn đã biết cách bổ sung axit folic đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
 
Top Bottom