MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
704K

Du lịch TP.HCM trước thách thức doanh thu 190.000 tỉ đồng

Thu Thủy

Nổi Tiếng
(PLO)- Ngành du lịch tập trung triển khai hiệu quả chiến lược phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2030, đưa du lịch phát triển theo chiều sâu và bền vững.


Năm 2024, ngành du lịch TP.HCM đặt mục tiêu đón 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế với doanh thu 190.000 tỉ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, du lịch TP.HCM cần phải bứt phá hơn nữa bằng nhiều giải pháp, cách làm mới, đồng thời doanh nghiệp (DN) cũng cần có sự chung tay phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp bởi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp.

Ông TRẦN THẾ DŨNG, Tổng Giám đốc Công ty CP Lữ hành Vietluxtour:

Ông- Tran-The-Dung.jpg

Đầu tư trọng tâm về công tác xúc tiến


Chúng tôi kỳ vọng ngành du lịch năm 2024 sẽ ổn định và khởi sắc hơn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024, tôi nghĩ cần phải có sự đầu tư trọng tâm về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước tại TP.HCM. Mỗi DN lữ hành, du lịch cũng phải tự nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu mình đặt ra để tiếp cận thị trường mục tiêu và quảng bá sản phẩm thương hiệu dịch vụ. Để làm được điều này, DN rất cần sự đồng lòng và ủng hộ của các sở, ngành.


6.550

tỉ đồng là tổng doanh thu ngành du lịch TP.HCM ước tính đạt trong bảy ngày Tết Giáp Thìn 2024 (từ ngày 8 đến 14-2 (tức từ ngày 28 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng)), tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023.


Nhiều thị trường chủ lực, du khách có nhu cầu chi tiêu cao, chúng ta còn bỏ ngỏ như Úc, châu Âu và Mỹ... Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng năm 2024 chính sách miễn thị thực nới lỏng thêm vì các “đối thủ” như Thái Lan, Malaysia, Singapore… có số nước miễn visa nhiều gấp 2-3 lần chúng ta.

Về sản phẩm du lịch đặc trưng của TP.HCM, chúng ta cần liên kết và quy hoạch lại các điểm đến để làm sản phẩm chủ đề, liên tuyến thay vì phát triển thêm sản phẩm. Tiếp đà tăng trưởng này, Vietluxtour đặt mục tiêu tăng trưởng 25%-30% trong năm 2024.

HUỲNH PHAN PHƯƠNG HOÀNG, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM:

Bà-Huynh-Phan-Phuong_Hoang.jpg

Dấu chứng nhận du lịch xanh


Cái thiếu của ngành du lịch TP.HCM là chưa đón đầu xu thế du lịch mới - du lịch tự túc và thiếu nguồn nhân lực qua đào tạo. Sau dịch COVID-19, xu thế du lịch đi theo nhóm gia đình, nhỏ lẻ, không qua bất cứ công ty du lịch nào đang có xu hướng tăng cao. Thời gian tới, chúng ta cần phải tính toán làm sao để tập trung, đón đầu lượng khách tự đi này.

Đồng thời, TP cần phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo chuyên ngành du lịch và đào tạo ngoại ngữ. Hiện nay có những ngoại ngữ hiếm khó kiếm được hướng dẫn viên, người phục vụ rất khó khăn.

 THU TRINH
Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM bằng đường tàu biển. Ảnh: THU TRINH

Năm 2024, chúng ta hướng đến du lịch xanh, vì vậy TP cần ban hành tiêu chí du lịch cụ thể để công ty du lịch, cơ sở lưu trú, điểm tham quan có những tiêu chí đánh giá và có “dấu chứng nhận du lịch xanh” cho từng sản phẩm của mình. Xanh trong DN và xanh trên từng chương trình tour cho khách hàng.

Ông TRẦN QUANG DUY, CEO Công ty Du lịch Chim Cánh Cụt:

Ông- Tran-quang-duy.jpg

Xây dựng bản đồ các tuyến du lịch


Với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng sản phẩm du lịch với hệ sinh thái du lịch thông minh đang trở thành xu hướng tất yếu. Ngành du lịch cần kết hợp với các DN lữ hành xây dựng bản đồ các tuyến du lịch, các điểm đến trên tuyến bằng công nghệ GIS (giải pháp quản lý, phân tích dữ liệu thông qua xây dựng bản đồ số) và gia tăng tích hợp các sản phẩm du lịch nội đô vào các bản đồ số.

Các DN du lịch cần phát triển các ứng dụng, giải pháp công nghệ du lịch thông minh để tiết kiệm chi phí (như nguồn nhân lực để thuyết minh, để tư vấn sản phẩm cho du khách…).

Đội ngũ nhân sự cũng được xem là một trong những xương sống của ngành bên cạnh việc sử dụng nguồn lao động địa phương, các DN lữ hành cần chú ý tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu về văn hóa địa phương. Bên cạnh việc DN phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, nâng cao đội ngũ nhân lực, đáp ứng tốt cho du khách từ thị trường mới… thì cũng cần có sự chung tay của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý, để tạo ra nhiều giải pháp hỗ trợ.

Ông LÊ TRƯƠNG HIỀN HÒA, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM:

Ông- Lê Trương Hiền Hòa.jpg

Đưa du lịch phát triển theo chiều sâu và bền vững


Dự báo nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái, nhu cầu du lịch, vui chơi giải trí của khách du lịch quốc tế sẽ suy giảm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Theo đó, ngành du lịch TP sẽ tập trung triển khai hiệu quả chiến lược phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2030.

Chủ đề năm 2024 là đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước triển khai thực hiện chủ đề năm 2024 của TP về quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội.

Sở Du lịch xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích DN và người dân tham gia đầu tư, phát triển du lịch. Ngoài ra, hoàn thiện, nâng chất các sản phẩm du lịch hiện có như sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử; nghệ thuật, du lịch đường thủy, du lịch cộng đồng, khai thác chương trình “TP.HCM - 100 điều thú vị” và các sản phẩm du lịch liên kết với các tỉnh, TP và nâng chất bảy sự kiện thường niên.

Theo định hướng của chiến lược phát triển du lịch giai đoạn từ nay đến năm 2025, TP.HCM sẽ phát triển mạnh thị trường nội địa tập trung thị trường vùng Đông Nam Bộ, vùng ĐBSCL, thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Đà Nẵng. Đặc biệt, sẽ khai thác thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày với các nhóm sản phẩm nghỉ dưỡng; xây dựng thị trường khách trẻ với các sản phẩm du lịch trải nghiệm và du lịch ban đêm, du lịch không ngủ.

Về du lịch quốc tế, TP tập trung thị trường kết nối hàng không; các thị trường đã được miễn thị thực; thị trường gần gồm Bắc Á và Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương và thị trường mới Trung Đông, Ấn Độ. Ngành du lịch cũng chú trọng công tác đối ngoại để tranh thủ sự hợp tác phát triển du lịch. Đồng thời, TP có những đề xuất nhằm đẩy mạnh công tác đối ngoại, định vị vai trò của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Ông NGUYỄN TRÙNG KHÁNH, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia:

ông Nguyễn Trùng Khánh.jpg

TP.HCM phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh


Trong bức tranh chung với nhiều gam màu sáng năm 2023, TP.HCM giữ vị thế là đầu tàu của ngành du lịch Việt Nam. Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho ngành phấn đấu đón và phục vụ 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt 850.000 tỉ đồng.

Để tạo bứt phá, tăng tốc phát triển nhanh và bền vững đề nghị ngành du lịch TP.HCM tham mưu UBND TP chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các DN và người lao động, thu hút khách du lịch quốc tế theo Nghị quyết 82/NQ-CP.

TP.HCM phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nhằm tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ khách du lịch.

TP.HCM thực hiện tốt vai trò đại diện du lịch Việt Nam đã được ủy quyền tại Hội chợ IMEX Las Vegas, Mỹ và ITB Asia Singapore. Đồng thời, TP tập trung nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển toàn diện, đồng bộ ngành về thuế, đất đai, tự chủ, cơ chế phối hợp…•


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UN Tourism), dự báo du lịch quốc tế có thể phục hồi mức trước đại dịch vào cuối năm 2024, thậm chí tăng 2% so với năm 2019. 67% các chuyên gia dự báo tình hình du lịch thế giới năm 2024 sẽ tốt hơn năm 2023; 28% cho rằng sẽ tương tự năm 2023; chỉ khoảng 5% cho rằng sẽ kém hơn.

Các chuyên gia UN Tourism cũng chỉ ra các yếu tố chính cản trở sự phục hồi du lịch, trong đó cho rằng ba yếu tố lớn nhất là môi trường kinh tế (69%), chi phí lưu trú và đi lại tăng cao (55%), hiện tượng thời tiết cực đoan (28%). Ngoài ra, các rủi ro địa chính trị khác, thiếu nhân lực, tắc nghẽn hàng không, chậm chuyến, hủy chuyến... cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến phục hồi du lịch.

TP.HCM công bố loạt sự kiện xúc tiến du lịch trong và ngoài nước

TP.HCM công bố loạt sự kiện xúc tiến du lịch trong và ngoài nướcLENS


(PLO)- Ngành Du lịch TP.HCM sẽ nâng chất và đầu tư có chiều sâu các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

Xem tiếp...
 
Top Bottom