Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Cuộc sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, vì thế khi thiên nhiên nổi dậy cũng là lúc chúng ta bị đe dọa cả về của cải vật chất lẫn tính mạng. Bài viết hôm nay Cẩm nang sinh tồn sẽ giúp các bạn tìm hiểu xem Động đất là gì? Những kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi gặp động đất cần thiết nhé!
Hàng năm cứ vào mùa mưa lũ, một số tỉnh miền núi nước ta thường xảy ra những trận động đất lớn, vậy động đất là gì? Đó chính là sự rung động của lớp vỏ Trái đất, độ mạnh yếu của động đất được đo bằng độ richter, sự rung động này do sự dịch chuyển của những mảng thạch quyển, do đứt gãy dưới mặt đất rồi truyền qua khoảng cách lớn. Thường những trận động đất chỉ kéo dài vài giây, nghiêm trọng nhất là tới khoảng 3 phút. Đây là những thảm hoả thiên nhiên mà con người phải đối mặt.
Đông đất là rung động do sự đứt gãy của lớp vỏ trái đất
Sau khi tìm hiểu khái niệm động đất là gì, chúng ta sẽ cùng xem những nguyên nhân gây ra động đất nhé!
Động đất thường đi kèm với cháy rừng, núi lửa, sóng thần và cháy rừng
Đây là nguyên nhân ít gặp hơn những nguyên nhân trên, do những thiên thạch va chạm với Trái đất, khiến lớp vỏ Trái Đất bị rung lắc.
Thời đại càng phát triển thì con người càng gián tiếp tàn phá thiên nhiên. Những hoạt động như thử hạt nhân, nổ nhân tạo ở lòng đất, nổ mìn lấy đá,…khiến cho lớp đá gần bề mặt bị thay đổi ứng suất. Con người đang tàn phá chính cuộc sống của mình.
Nguyên nhân gây ra động đất khiến bao đất nước mất mát tiền bạc và con người
Động đất là gì? Động đất nguy hiểm như thế nào? Ta dễ dàng nhận thấy độ nguy hiểm của động đất khi mỗi năm cứ tới mùa mưa bão, biết bao người bị vùi lấp nhà cửa, tài sản, nhiều người thậm chí còn bị đất chôn vùi mãi mãi, thiệt mạng chỉ trong tích tắc.
Động đất không những tàn phá tài sản hộ gia đình mà còn làm hư hại những công trình của Nhà nước, gây tốn kém nguồn ngân sách, nhiều công trình phục vụ đời sống nhân dân như nguồn nước, điện, gas, thông tin liên lạc,…cũng theo đó mà hỏng hóc, sụp đổ. Khi động đất ở cấp độ mạnh, các chất độc như phóng xạ, khí gas, bệnh truyền nhiễm cũng kéo theo, dẫn tới hậu quả về lâu dài cho chính người dân.
Sau những trận động đất, đường dây điện, đường dẫn khí bị phá hủy, do đó những đám cháy có thể xuất hiện. Động đất còn gây ra biến dạng dưới đáy biển, hình thành sóng thần và hoạt động của các núi lửa,…
Sự nguy hiểm của động đất đối với sinh mạng con người
Nhiều người đã biết động đất là gì nhưng chưa biết rằng động đất có nhiều cấp độ từ nhẹ đến mạnh. Mỗi cấp độ gây ra những hậu quả khác nhau. Độ Richter chính là cường độ để đo động đất, cụ thể:
Các cấp độ của động đất từ thấp cho đến cao
Như các bạn đã thấy, động đất là một mối đe dọa lớn của thiên nhiên đối với con người. Năm nào ta cũng chứng kiến báo đài đưa tin về hậu quả đáng tiếc, thương tâm của những người dân sinh sống ở gần núi, vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy, ngoài câu hỏi động đất là gì, ta cần phải biết thêm thông tin về kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi gặp động đất. Sau đây là những kỹ năng cơ bản giúp các bạn ứng phó khi động đất xảy ra:
Những kỹ năng cần thiết khi gặp động đất mà bạn phải biết
Ở cấp độ 1 – 2, động đất thường khó để nhận ra bằng quan sát, cảm nhận thông thường. Và chúng ta cũng không thể phán đoán được thời gian, địa điểm xảy ra động đất. Tuy nhiên có một vài dấu hiệu nhận biết động đất ở các cấp độ từ 3 trở lên:
Tùy vào mức độ mạnh hay nhẹ để sử dụng những kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi gặp động đất khác nhau. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản:
Xem thêm: Kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà mà bạn nên biết
Kỹ năng ứng phó và giữ an toàn khi gặp động đất
Ở bất kỳ nơi đâu, khi gặp động đất cũng cần có những cách để nhanh chóng thoát nạn. Dưới đây là một số kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi gặp động đất ở ngoài trời:
Một ngôi nhà đổ nát sau trận động đất
Bài viết vừa rồi Cẩm nang sinh tồn đã giúp các bạn nắm được thông tin cơ bản về động đất. Trả lời cho câu hỏi động đất là gì và những kỹ năng ứng phó, thoát hiểm khi gặp động đất. Đây là một hiện tượng thiên tai vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Vì vậy các bạn hãy luôn đề cao cảnh giác để có thể ứng phó nhanh nhất trong mọi tình huống.
Xem thêm: Làm thế nào để sống sót trong sa mạc
Xem tiếp...
Động đất là gì?
Hàng năm cứ vào mùa mưa lũ, một số tỉnh miền núi nước ta thường xảy ra những trận động đất lớn, vậy động đất là gì? Đó chính là sự rung động của lớp vỏ Trái đất, độ mạnh yếu của động đất được đo bằng độ richter, sự rung động này do sự dịch chuyển của những mảng thạch quyển, do đứt gãy dưới mặt đất rồi truyền qua khoảng cách lớn. Thường những trận động đất chỉ kéo dài vài giây, nghiêm trọng nhất là tới khoảng 3 phút. Đây là những thảm hoả thiên nhiên mà con người phải đối mặt.
Động đất sinh ra do nguyên nhân nào?
Sau khi tìm hiểu khái niệm động đất là gì, chúng ta sẽ cùng xem những nguyên nhân gây ra động đất nhé!
Nguyên nhân nội sinh
- Sập lún những hang động ngầm trong lòng đất: là nguyên nhân quan trọng dẫn đến rung động lớp vỏ Trái đất, các vụ trượt lở đất đá tự nhiên cũng làm rung chuyển một khu vực hẹp.
- Núi lửa: tuy không quá mạnh, chỉ chiếm phần trăm nhỏ (khoảng 7%) nhưng các hoạt động của núi lửa như phun, nổ,… cũng gây ra động đất.
- Động đất kiến tạo: đây là nguyên nhân nội sinh quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong những yếu tố gây động đất. Những hoạt động gãy, đứt ở các mảng thạch quyển, macma xâm nhập vào lớp vỏ của Trái đất đã phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực vốn có của lớp đá vây quanh, khi đó đá có phản ứng suất và đứt vỡ.
- Nguyên nhân do con người: Các vụ thử nghiệm bom hạt nhân dưới đáy biển hoặc trong lòng đất trong nhiều năm cũng là nguyên nhân gây ra một số vụ động đất quy mô nhỏ.
Nguyên nhân ngoại sinh
Đây là nguyên nhân ít gặp hơn những nguyên nhân trên, do những thiên thạch va chạm với Trái đất, khiến lớp vỏ Trái Đất bị rung lắc.
Nguyên nhân nhân sinh
Thời đại càng phát triển thì con người càng gián tiếp tàn phá thiên nhiên. Những hoạt động như thử hạt nhân, nổ nhân tạo ở lòng đất, nổ mìn lấy đá,…khiến cho lớp đá gần bề mặt bị thay đổi ứng suất. Con người đang tàn phá chính cuộc sống của mình.
Động đất nguy hiểm như thế nào?
Động đất là gì? Động đất nguy hiểm như thế nào? Ta dễ dàng nhận thấy độ nguy hiểm của động đất khi mỗi năm cứ tới mùa mưa bão, biết bao người bị vùi lấp nhà cửa, tài sản, nhiều người thậm chí còn bị đất chôn vùi mãi mãi, thiệt mạng chỉ trong tích tắc.
Động đất không những tàn phá tài sản hộ gia đình mà còn làm hư hại những công trình của Nhà nước, gây tốn kém nguồn ngân sách, nhiều công trình phục vụ đời sống nhân dân như nguồn nước, điện, gas, thông tin liên lạc,…cũng theo đó mà hỏng hóc, sụp đổ. Khi động đất ở cấp độ mạnh, các chất độc như phóng xạ, khí gas, bệnh truyền nhiễm cũng kéo theo, dẫn tới hậu quả về lâu dài cho chính người dân.
Sau những trận động đất, đường dây điện, đường dẫn khí bị phá hủy, do đó những đám cháy có thể xuất hiện. Động đất còn gây ra biến dạng dưới đáy biển, hình thành sóng thần và hoạt động của các núi lửa,…
Động đất có những cấp độ nào?
Nhiều người đã biết động đất là gì nhưng chưa biết rằng động đất có nhiều cấp độ từ nhẹ đến mạnh. Mỗi cấp độ gây ra những hậu quả khác nhau. Độ Richter chính là cường độ để đo động đất, cụ thể:
- Cấp 1 : thường không nhận biết bằng giác quan của con người, chỉ khi có máy đo mới phát hiện được.
- Cấp 2: động đất rất nhẹ, chỉ khi ở nhà yên tĩnh hoặc trên gác những ngôi nhà cao tầng.
- Cấp 3: dư chấn vô cùng nhẹ, có thể cảm thấy bằng giác quan nhưng chỉ như một chiếc xe ô tô nhỏ chạy qua. Đồ vật đu đưa nhẹ mà chỉ tinh mắt mới biết được.
- Cấp 4: Bạn sẽ cảm thấy động đất khi ở trong nhà nhiều người. Nhưng ở ngoài trời thì ít người mới cảm thấy được. Ở cấp độ này, người đang ngủ sẽ bị tỉnh giấc. Nhưng không đến mức sợ hãi, bát đĩa xô vào nhau, đồ đạc hơi rung chuyển.
- Cấp 5: Nhà cửa, đồ đạc rung toàn bộ, động vật hơi nhốn nháo, nước để trong cốc/bình hở bị sóng ra ngoài. Một số người chạy ra khỏi nhà
- Cấp 6: Mọi người sẽ cảm nhận rõ động đất khi ở cấp độ này, một số người bị mất thăng bằng do mặt đất rung động. Những đồ vật để trên cao có thể rơi xuống, đồ đạc nặng cũng dịch chuyển. Cấp độ này của động đất khiến nhiều người sợ hãi.
- Cấp 7: Động đất làm hư hại nhà cửa, hầu hết mọi người đang ở trong nhà hoảng sợ và bỏ chạy ra ngoài. Thậm chí trên mặt đường còn xuất hiện vết nứt. Mặt nước nổi sóng, bùn như bị khuấy lên, đá ở bờ sông có thể bị trượt.
- Cấp 8: Cấp độ này của động đất gây hư hại nhà cửa, của cải của nhân dân, gây tâm lý sợ hãi, khiếp sợ cho con người. Cây cối gãy đổ, đồ vật nặng cũng bị lật đổ. Những hàng rào bằng đá chắc chắn cũng bị phá vỡ, sườn dốc đứng bị trượt đất. Hõm sâu ở đường đi, có những vết nứt rộng tới vài cm.
- Cấp 9: Gây hư hại hoàn toàn nhà cửa, mức độ khủng khiếp của cấp độ này là khiến con người, động vật tháo chạy. Hỗn loạn, hư hại nặng những công trình kiên cố như đài tưởng niệm, đường sắt, ngập sâu ở vùng đồng bằng. Nền đất có vết nứt lên đến 10cm, mặt nước có sóng to, đá tảng sạt lở đe dọa tính mạng con người.
- Cấp trên 9: rất hiếm khi xảy ra động đất ở mức độ tàn khốc như thế này. Động đất ở mức này sẽ trở thành thảm họa của loài người. Khiến địa hình bị thay đổi, biến dạng mặt đất, phá hủy cầu đường, sông hồ xuất hiện nhiều.
Những kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi gặp động đất
Như các bạn đã thấy, động đất là một mối đe dọa lớn của thiên nhiên đối với con người. Năm nào ta cũng chứng kiến báo đài đưa tin về hậu quả đáng tiếc, thương tâm của những người dân sinh sống ở gần núi, vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy, ngoài câu hỏi động đất là gì, ta cần phải biết thêm thông tin về kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi gặp động đất. Sau đây là những kỹ năng cơ bản giúp các bạn ứng phó khi động đất xảy ra:
Nhận biết động đất sắp xảy ra
Ở cấp độ 1 – 2, động đất thường khó để nhận ra bằng quan sát, cảm nhận thông thường. Và chúng ta cũng không thể phán đoán được thời gian, địa điểm xảy ra động đất. Tuy nhiên có một vài dấu hiệu nhận biết động đất ở các cấp độ từ 3 trở lên:
- Quan sát động vật xung quanh mình: động đất hình thành từ sự rung động của vỏ Trái đất. Vì thế khi lớp đá bên dưới đất chuyển động, những sóng điện sẽ làm động vật cảm nhận được. Khi đó chúng sẽ có biểu hiện khác thường như nhốn nháo, cắn sủa, bỏ chạy,…
- Quan sát đất đá, mực nước sông hồ ở gần bạn: Mức nước sông, hồ,…bỗng nhiên cạn bớt hoặc dâng lên nhiều hơn. Trong khi trời không mưa. Thì đó là biểu hiện của có sự biến động.
- Quan sát hướng gió và bầu trời: Khi sắp có động đất, khí quyển sẽ điềm tĩnh bất thường. Bầu trời sẽ biến đổi rất lạ, có những luồng sáng bí ẩn.
Kỹ năng thoát hiểm
Khi được báo trước sắp có động đất
- Chuẩn bị đồ ăn nhanh, nước uống, công cụ chiếu sáng, vật dụng y tế,…
- Ngắt điện, khóa gas
- Không để đồ vật nặng lên cao hoặc để đồ sát cửa kính
- Ghi nhớ các lối thoát hiểm tại nơi đang đứng
- Theo sát chỉ dẫn của người thi hành nhiệm vụ tại nơi đang ở.
Khi bạn đang ở trong phòng
Tùy vào mức độ mạnh hay nhẹ để sử dụng những kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi gặp động đất khác nhau. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản:
- Tìm nơi an toàn để trú ẩn nhanh nhất có thể. Không được sử dụng thang máy vì động đất có thể gây hỏng đường truyền dẫn điện.
- Nếu có thể, hãy chui xuống dưới gầm bàn, luôn dùng tay để ôm lấy mặt, đầu.
- Không ở gần những đồ vật có thể đổ, vỡ vào người.
- Nếu đang ở gần tủ hoặc giường, hãy lấy gối hoặc chăn để bảo vệ vùng đầu.
- Ở trong nhà cho đến khi thấy mọi thứ ngừng rung chuyển. Hoặc khi bạn chắc chắn rằng có thể ra ngoài an toàn.
- Tam giác sự sống: nằm xuống bên cạnh bàn, gầm giường trong phòng. Khi trần nhà đổ xuống đè lên những vật đó. Sẽ tạo ra khoảng trống ngay bên cạnh. Đó là các tam giác sự sống sẽ cứu bạn.
Xem thêm: Kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà mà bạn nên biết
Khi bạn đang ở bên ngoài trời
Ở bất kỳ nơi đâu, khi gặp động đất cũng cần có những cách để nhanh chóng thoát nạn. Dưới đây là một số kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi gặp động đất ở ngoài trời:
- Không được đứng gần những tòa nhà và đường dây điện, cây xanh. Cũng không nên chạy vào nhà, đặc biệt là nhà cao tầng.
- Tìm những không gian trống như bãi đất, công viên, quảng trường,…để lánh nạn, tránh những nơi đông đúc.
Khi đang ở gần biển:
- Chạy ngay đến khu vực cách xa sườn núi, sườn dốc, những khu nhiều đất đá.
- Nếu có thể, hãy di chuyển tới nơi có vị trí cao. Không được đến gần bờ biển cho đến khi hết cảnh báo nguy hiểm.
Khi đang ở trên tàu xe
- Bám thật chắc vào những nơi có thể bám, vịn.
- Không được cố thoát ra qua các khung cửa sổ hoặc điều khiển các tay nắm cửa thoát khẩn cấp.
- Khi đang ở trên ô tô, lập tức cho xe dừng lại và ngồi yên trong xe. Không đỗ xe ngay sát dưới các tòa nhà, cây cối, cầu,…
- Sau khi mọi thứ ngừng rung lắc, di chuyển xe thật cẩn thận, tránh những nơi vừa bị hư hại.
Khi mắc kẹt trong đống đổ nát
- Giữ bình tĩnh, không nên hoảng sợ quá.
- Không cố gắng vùng vẫy làm bụi tung lên mù mịt
- Che miệng bằng mảnh vải hoặc khăn (nếu có)
- Gõ vào tường hoặc chỗ có thể gõ thành tiếng. Để người cứu hộ có thể nắm được vị trí của bạn.
- Giải pháp cuối cùng là hô, gọi lớn để kêu cứu.
Kết luận
Bài viết vừa rồi Cẩm nang sinh tồn đã giúp các bạn nắm được thông tin cơ bản về động đất. Trả lời cho câu hỏi động đất là gì và những kỹ năng ứng phó, thoát hiểm khi gặp động đất. Đây là một hiện tượng thiên tai vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Vì vậy các bạn hãy luôn đề cao cảnh giác để có thể ứng phó nhanh nhất trong mọi tình huống.
Xem thêm: Làm thế nào để sống sót trong sa mạc
Xem tiếp...