Phương Nga
Tích Cực
Độn thái dương là phương pháp thẩm mỹ được rất nhiều phụ nữ ưa chuộng, vậy để phẫu thuật độn thái dương cần lưu ý những gì?
Thái dương hóp là vấn đề thẩm mỹ khá thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này có thể xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên, phẫu thuật hoặc do các chấn thương khác. Hóp thái dương cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân có lượng mỡ cơ thể thấp (bao gồm cả mỡ vùng thái dương).
Trên thực tế vùng thái dương đóng vai trò thẩm mỹ quan trọng đối với gương mặt hơn người ta vẫn nghĩ. Đây được coi là điểm bắt đầu của khuôn mặt tam giác cân đối đẹp tự nhiên, bắt đầu từ gần hai bên thái dương và kết thúc ở đỉnh cằm. Thái dương hóp khiến phần trên khuôn mặt bị gẫy, trông hốc hác già nua. Do đó làm đầy vùng thái dương sẽ giúp trẻ hóa đường viền vùng thái dương, tạo đường chuyển tiếp hài hòa xuống hai bên má, mang lại gương mặt trẻ trung và cân đối hơn.
Có 3 phương pháp chính khắc phục thái dương hóp gồm:
Thái dương hóp trước phẫu thuật, thẩm mỹ Bauman Clinic 0967658496
Your browser doesn't support video.
Please download the file: video/mp4
Video: Kết quả sau độn thái dương 2 ngày
Tùy tình trạng lõm/hóp nhiều hay ít bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp cụ thể cho bệnh nhân. Cấy mỡ thái dương cũng có thể kết hợp với độn thái dương để tạo kết quả đẹp hơn, giúp khắc phục nhược điểm của từng phương pháp.
Với những bệnh nhân thái dương bị lõm sâu đáng kể và mong muốn có được kết quả lâu dài có thể lựa chọn phẫu thuật độn thái dương bằng miếng độn. Đây là miếng độn silicone đúc sẵn, mềm mại, có độ gắn kết cao như kiểu “gummy bear” và mô phỏng vẻ ngoài và cảm giác giống như cơ bắp. Nếu bạn lướt ngón tay qua thái dương và ấn xuống sẽ không thấy khác nhiều so với ấn vào thái dương không đặt miếng độn. Tất cả đường viền của miếng độn đều thon chỉ có độ dày khoảng 1mm để tránh nguy cơ nhìn và sờ thấy. Mặt trên của miếng độn thường nhẵn và mặt dưới thường nhám để giúp nó dễ dàng nằm ổn định tại vị trí. Dọc theo viền miếng độn thường có lỗ nhỏ để có thể khâu nó vào cân cơ thái dương hoặc màng xương. Có một số mô hình và kích cỡ miếng độn khác nhau, bác sĩ có thể chạm khắc và tùy chỉnh cho phù hợp với từng khách hàng
Quy trình này có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với các kỹ thuật phẫu thuật khác như phẫu thuật căng da mặt hoặc cắt mí.
Phẫu thuật độn thái dương được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê. Đầu tiên bác sĩ sẽ rạch một vết rạch dọc ở phía sau đường viền chân tóc phía trên tai. Vết mổ thường dài hơn 1cm, nhưng cũng có thể dài đến 2,5 cm. Bệnh nhân không cần cạo tóc mà chỉ cần rẽ tóc ra dọc theo đường mổ trong quá trình phẫu thuật. Ở những người đàn ông bị hói hoặc có nguy cơ bị hói, vết rạch có thể được đặt ở phía sau tai để đảm bảo che giấu sẹo tốt nhất.
Sau đó bác sĩ sẽ tạo khoang chứa để đặt miếng độn. Vị trí khoang chứa nên nằm trên cơ thái dương nhưng dưới cân cơ. Vị trí này cho phép thực hiện quy trình đặt miếng độn nhanh và an toàn với khả năng che giấu cạnh miếng độn tốt, ngoài ra việc bóc tách cũng dễ dàng, không có nguy cơ làm tổn hại đến bất kỳ mạch máu hay dây thần kinh nào. Vị trí này cũng đủ sâu để miếng độn không bị lộ, đồng thời vẫn đảm bảo cầm máu tốt, tránh sưng nề nhiều sau mổ.
Mặc dù miếng độn cũng có thể được đặt ở trên cân cơ, tức là ngay dưới da thái dương, nhưng sẽ có nhiều nguy cơ bị lộ, nhìn thấy rõ và có nguy cơ làm tổn thương đến nhánh trước của dây thần kinh mặt. Một vị trí khác nữa cũng có thể đặt miếng độn đó là vị trí sâu: giữa xương thái dương và cơ thái dương. Tuy nhiên kỹ thuật này thường không cần thiết và ít được áp dụng vì gây sưng nề nhiều hơn và dễ có nguy cơ chảy máu sau mổ.
Sau khi đã bóc tách khoang chứa và cắt gọt tạo dáng miếng độn silicone cho phù hợp với vùng thái dương của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hàng đặt miếng độn vào vị trí đã xác định trước rồi khâu đóng vết rạch lại. Tùy vào kinh nghiệm của từng bác sĩ mà bệnh nhân có thể sẽ cần đặt dẫn lưu thoát dịch để giảm thiểu nguy cơ tụ dịch sau phẫu thuật. Cuối cùng bệnh nhân sẽ được quấn băng quanh đầu.
Các miếng độn thái dương
Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cũng như thuốc an thần để giúp quá trình hồi phục dễ dàng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ phải đeo băng thun đầu khoảng 4 ngày sau phẫu thuật và có thể tháo ra khi tắm. Hầu hết đều báo cáo chỉ cảm thấy hơi khó chịu nhưng đôi khi bị bầm tím và sưng nề. Hoạt động sau phẫu thuật cũng bị hạn chế.
Mức giá của độn thái dương khác nhau tùy theo từng bác sĩ, bệnh viện. Mức giá trung bình của kỹ thuật này khoảng 15 -25 triệu. Nếu bệnh nhân muốn gây mê (thực hiện tại bệnh viện) thì chi phí sẽ cao hơn.
Ngoài các tác dụng phụ nhẹ như như sưng, bầm, khó chịu, rụng tóc ở vết rạch…quy trình này cũng có nguy cơ gặp phải các rủi ro nghiêm trọng khác như:
Do miếng độn đè ép lên cơ thái dương nên bệnh nhân có thể bị đau khi há miệng và khi nhai, đau lan lên đỉnh đầu. Do vậy 1-2 ngày đầu cần dùng thuốc giảm đau mạnh. Sau đó tình trạng đau sẽ giảm nhiều, 1-2 tuần là hết đau hoàn toàn.
Đường rạch da dài 2-3cm nằm ở vùng tóc thái dương, cách chân tóc khoảng 3 cm nên hoàn toàn được che dấu dễ dàng, không để lại sẹo
Bác sĩ sẽ tạo khoang đặt chất liệu giữa lớp cân sâu thái dương và cơ thái dương do có các ưu điểm:
Đặt dẫn lưu hay không là tuy thuộc vào kinh nghiệm từng bác sĩ, nhiều bác sĩ không cần đặt dẫn lưu, đồng thời sau 2 ngày là bạn có thể ra tiệm tóc gội đầu luôn.
Mọi phẫu thuật đều có nguy cơ. Hai nguy cơ có thể gặp đó là nhiễm trùng và tụ máu hoặc tụ dịch sau mổ.
Những nguy cơ này sẽ giảm thiểu tối đa nếu phẫu thuật đảm bảo vô trùng, cầm máu tốt.
Vùng thái dương có nhánh trán của thần kinh VII (vận động cơ trán - nhăn trán, nhướng mày) đi trước tai khoảng 2cm, nằm ngay dưới da nên trong quá trình phẫu thuật tạo khoang đặt miếng độn sẽ không chạm phải nếu phẫu thuật đúng.
Cảm giác da đầu thái dương mang tóc có thể bị rối loạn tạm thời, hồi phục hoàn toàn sau 1-3 tháng.
Cũng như các kỹ thuật đặt miếng độn khác, miếng độn thái dương sẽ tồn tại vĩnh viễn ở đó nhưng kết quả như nào còn phụ thuộc vào bạn. Vì theo thời gian bạn vẫn sẽ tiếp tục lão hóa, lớp da, mô và cơ thái dương sẽ teo mỏng đi có thể làm lộ miếng độn. Tuy nhiên tình trạng này nếu có xảy ra thì thường là đã sau nhiều năm, lúc đó bạn có thể tìm kiếm các phương pháp khắc phục hiện đại để chỉnh sửa.
Thái dương hóp có thể chỉnh sửa bằng filler hoặc bơm mỡ tự thân.
Cấy mỡ thái dương là quy trình ít xâm lấn và không để lại sẹo, trong khi đó kết quả cũng giữ được lâu. Không cần vết rạch và mỡ là mỡ của chính bạn nên không có nguy cơ nhiễm trùng, đào thải. Do đó đây thường là phương pháp được lựa chọn. Tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh nhân thái dương bị hóp quá sâu thì đặt miếng độn có thể sẽ là giải pháp nhanh và dễ dàng hơn.
Xem tiếp...
Phẫu thuật độn thái dương là gì?
Thái dương hóp là vấn đề thẩm mỹ khá thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này có thể xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên, phẫu thuật hoặc do các chấn thương khác. Hóp thái dương cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân có lượng mỡ cơ thể thấp (bao gồm cả mỡ vùng thái dương).
Trên thực tế vùng thái dương đóng vai trò thẩm mỹ quan trọng đối với gương mặt hơn người ta vẫn nghĩ. Đây được coi là điểm bắt đầu của khuôn mặt tam giác cân đối đẹp tự nhiên, bắt đầu từ gần hai bên thái dương và kết thúc ở đỉnh cằm. Thái dương hóp khiến phần trên khuôn mặt bị gẫy, trông hốc hác già nua. Do đó làm đầy vùng thái dương sẽ giúp trẻ hóa đường viền vùng thái dương, tạo đường chuyển tiếp hài hòa xuống hai bên má, mang lại gương mặt trẻ trung và cân đối hơn.
Có 3 phương pháp chính khắc phục thái dương hóp gồm:
- Phẫu thuật độn thái dương
- Cấy mỡ thái dương
- Tiêm filler làm đầy thái dương
Your browser doesn't support video.
Please download the file: video/mp4
Video: Kết quả sau độn thái dương 2 ngày
Tùy tình trạng lõm/hóp nhiều hay ít bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp cụ thể cho bệnh nhân. Cấy mỡ thái dương cũng có thể kết hợp với độn thái dương để tạo kết quả đẹp hơn, giúp khắc phục nhược điểm của từng phương pháp.
Với những bệnh nhân thái dương bị lõm sâu đáng kể và mong muốn có được kết quả lâu dài có thể lựa chọn phẫu thuật độn thái dương bằng miếng độn. Đây là miếng độn silicone đúc sẵn, mềm mại, có độ gắn kết cao như kiểu “gummy bear” và mô phỏng vẻ ngoài và cảm giác giống như cơ bắp. Nếu bạn lướt ngón tay qua thái dương và ấn xuống sẽ không thấy khác nhiều so với ấn vào thái dương không đặt miếng độn. Tất cả đường viền của miếng độn đều thon chỉ có độ dày khoảng 1mm để tránh nguy cơ nhìn và sờ thấy. Mặt trên của miếng độn thường nhẵn và mặt dưới thường nhám để giúp nó dễ dàng nằm ổn định tại vị trí. Dọc theo viền miếng độn thường có lỗ nhỏ để có thể khâu nó vào cân cơ thái dương hoặc màng xương. Có một số mô hình và kích cỡ miếng độn khác nhau, bác sĩ có thể chạm khắc và tùy chỉnh cho phù hợp với từng khách hàng
Quy trình này có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với các kỹ thuật phẫu thuật khác như phẫu thuật căng da mặt hoặc cắt mí.
Quy trình thực hiện độn thái dương
Phẫu thuật độn thái dương được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê. Đầu tiên bác sĩ sẽ rạch một vết rạch dọc ở phía sau đường viền chân tóc phía trên tai. Vết mổ thường dài hơn 1cm, nhưng cũng có thể dài đến 2,5 cm. Bệnh nhân không cần cạo tóc mà chỉ cần rẽ tóc ra dọc theo đường mổ trong quá trình phẫu thuật. Ở những người đàn ông bị hói hoặc có nguy cơ bị hói, vết rạch có thể được đặt ở phía sau tai để đảm bảo che giấu sẹo tốt nhất.
Sau đó bác sĩ sẽ tạo khoang chứa để đặt miếng độn. Vị trí khoang chứa nên nằm trên cơ thái dương nhưng dưới cân cơ. Vị trí này cho phép thực hiện quy trình đặt miếng độn nhanh và an toàn với khả năng che giấu cạnh miếng độn tốt, ngoài ra việc bóc tách cũng dễ dàng, không có nguy cơ làm tổn hại đến bất kỳ mạch máu hay dây thần kinh nào. Vị trí này cũng đủ sâu để miếng độn không bị lộ, đồng thời vẫn đảm bảo cầm máu tốt, tránh sưng nề nhiều sau mổ.
Mặc dù miếng độn cũng có thể được đặt ở trên cân cơ, tức là ngay dưới da thái dương, nhưng sẽ có nhiều nguy cơ bị lộ, nhìn thấy rõ và có nguy cơ làm tổn thương đến nhánh trước của dây thần kinh mặt. Một vị trí khác nữa cũng có thể đặt miếng độn đó là vị trí sâu: giữa xương thái dương và cơ thái dương. Tuy nhiên kỹ thuật này thường không cần thiết và ít được áp dụng vì gây sưng nề nhiều hơn và dễ có nguy cơ chảy máu sau mổ.
Sau khi đã bóc tách khoang chứa và cắt gọt tạo dáng miếng độn silicone cho phù hợp với vùng thái dương của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hàng đặt miếng độn vào vị trí đã xác định trước rồi khâu đóng vết rạch lại. Tùy vào kinh nghiệm của từng bác sĩ mà bệnh nhân có thể sẽ cần đặt dẫn lưu thoát dịch để giảm thiểu nguy cơ tụ dịch sau phẫu thuật. Cuối cùng bệnh nhân sẽ được quấn băng quanh đầu.
Quá trình hồi phục sau độn thái dương
Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cũng như thuốc an thần để giúp quá trình hồi phục dễ dàng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ phải đeo băng thun đầu khoảng 4 ngày sau phẫu thuật và có thể tháo ra khi tắm. Hầu hết đều báo cáo chỉ cảm thấy hơi khó chịu nhưng đôi khi bị bầm tím và sưng nề. Hoạt động sau phẫu thuật cũng bị hạn chế.
- Trong tuần đầu nên tránh tập thể dục cũng như các hoạt động gắng sức, hạn chế lái xe vì hoạt động này đòi hỏi phải cử động cổ nhiều.
- Sau 1 tuần có thể cẩn thận và dần dần trở lại các hoạt động bình thường.
- Sau 4 tuần có thể từ từ tham gia lại các hoạt động đòi hỏi phải kéo căng cổ và vùng vai như tennis, golf, nâng tạ… cũng như trở lại tất cả các thói quen sinh hoạt bình thường.
- Quá trình phục hồi hoàn toàn thường mất khoảng 6 tháng, tùy theo cơ địa từng người.
Độn thái dương giá bao nhiêu?
Mức giá của độn thái dương khác nhau tùy theo từng bác sĩ, bệnh viện. Mức giá trung bình của kỹ thuật này khoảng 15 -25 triệu. Nếu bệnh nhân muốn gây mê (thực hiện tại bệnh viện) thì chi phí sẽ cao hơn.
Rủi ro, nguy cơ biến chứng của độn thái dương
Ngoài các tác dụng phụ nhẹ như như sưng, bầm, khó chịu, rụng tóc ở vết rạch…quy trình này cũng có nguy cơ gặp phải các rủi ro nghiêm trọng khác như:
- Nhiễm trùng: trường hợp nhiễm trùng nặng có thể bắt buộc phải tháo miễng độn ra và phẫu thuật lại
- Tụ dịch, tụ máu: có thể cần chọc hút chọc hút và băng ép. Những nguy cơ này sẽ giảm thiểu tối đa nếu phẫu thuật đảm bảo vô trùng, cầm máu tốt.
- Để lại sẹo: sẹo trên da đầu đôi khi có thể lành thương kém dày lên, giãn rộng hoặc hình thành sẹo lồi. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào loại da, cơ địa từng người cũng như thói quen sinh hoạt (ví dụ hút thuốc và dùng thuốc tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ này.
- Không đối xứng: hai bên thái dương có thể bất đối xứng, thường là do chất lượng da kém hoặc mô co rút
- Tê: bệnh nhân có thể bị tê ở má và cổ trong vài tháng
- Chấn thương thần kinh: Tổn thương một phần hoặc hoàn toàn nhánh thái dương của dây thần kinh mặt với tình trạng liệt trán (frontalis paresis/paralysis); xệ lông mày…
- Lộ miếng độn: cần phẫu thuật chỉnh sửa và không thể đảm bảo đạt kết quả về mặt chức năng cũng như thẩm mỹ.
Một số câu hỏi thường gặp về độn thái dương
Độn thái dương có đau không?
Do miếng độn đè ép lên cơ thái dương nên bệnh nhân có thể bị đau khi há miệng và khi nhai, đau lan lên đỉnh đầu. Do vậy 1-2 ngày đầu cần dùng thuốc giảm đau mạnh. Sau đó tình trạng đau sẽ giảm nhiều, 1-2 tuần là hết đau hoàn toàn.
Độn thái dương có để lại sẹo không?
Đường rạch da dài 2-3cm nằm ở vùng tóc thái dương, cách chân tóc khoảng 3 cm nên hoàn toàn được che dấu dễ dàng, không để lại sẹo
Miếng độn nằm sâu đến lớp nào, có bị lộ không?
Bác sĩ sẽ tạo khoang đặt chất liệu giữa lớp cân sâu thái dương và cơ thái dương do có các ưu điểm:
- Đủ sâu để miếng độn không bị lộ, đồng thời vẫn đảm bảo cầm máu tốt tránh sưng nề nhiều sau mổ
- Nếu đặt sâu hơn giữa xương thái dương và cơ thái dương là không cần thiết vì làm sưng nề nhiều hơn, dễ có nguy cơ chảy máu sau mổ
- Đặt nông trong khoang vô mạch giữa lớp cân nông và cân sâu thái dương thì có ưu điểm là dễ thực hiện. Nhược điểm có thể bị lộ miếng độn và rất dễ tụ dịch sau mổ.
Có cần đặt dẫn lưu sau mổ?
Đặt dẫn lưu hay không là tuy thuộc vào kinh nghiệm từng bác sĩ, nhiều bác sĩ không cần đặt dẫn lưu, đồng thời sau 2 ngày là bạn có thể ra tiệm tóc gội đầu luôn.
Độn thái dương có nguy hiểm không?
Mọi phẫu thuật đều có nguy cơ. Hai nguy cơ có thể gặp đó là nhiễm trùng và tụ máu hoặc tụ dịch sau mổ.
- Nhiễm trùng bắt buộc phải tháo ra và làm lại sau từ 2-3 tuần
- Tụ dịch nếu nhiều cần chọc hút và băng ép
Những nguy cơ này sẽ giảm thiểu tối đa nếu phẫu thuật đảm bảo vô trùng, cầm máu tốt.
Độn thái dương có ảnh hưởng đến thần kinh không?
Vùng thái dương có nhánh trán của thần kinh VII (vận động cơ trán - nhăn trán, nhướng mày) đi trước tai khoảng 2cm, nằm ngay dưới da nên trong quá trình phẫu thuật tạo khoang đặt miếng độn sẽ không chạm phải nếu phẫu thuật đúng.
Cảm giác da đầu thái dương mang tóc có thể bị rối loạn tạm thời, hồi phục hoàn toàn sau 1-3 tháng.
Kết quả độn thái dương có vĩnh viễn không?
Cũng như các kỹ thuật đặt miếng độn khác, miếng độn thái dương sẽ tồn tại vĩnh viễn ở đó nhưng kết quả như nào còn phụ thuộc vào bạn. Vì theo thời gian bạn vẫn sẽ tiếp tục lão hóa, lớp da, mô và cơ thái dương sẽ teo mỏng đi có thể làm lộ miếng độn. Tuy nhiên tình trạng này nếu có xảy ra thì thường là đã sau nhiều năm, lúc đó bạn có thể tìm kiếm các phương pháp khắc phục hiện đại để chỉnh sửa.
Ngoài độn thái dương có biện pháp nào khác không?
Thái dương hóp có thể chỉnh sửa bằng filler hoặc bơm mỡ tự thân.
- Filler rất hiệu quả, hầu như không sưng nề. Nhược điểm chi phí rất cao, nếu bạn dùng filler của các hãng danh tiếng sẽ có giá 8-10 triệu/ml. Thứ hai hàng năm bạn cần tiêm bổ sung do filler sẽ bị tiêu gần hết.
- Bơm mỡ tự thân là chất liệu hoàn hảo cho việc tạo đường viền cơ thể. Do lượng mỡ bơm vào chỉ sống được khoảng 30-50% nên bạn thường cần 2-4 lần bơm mỡ mới đạt kết quả như mong muốn.
Nên cấy mỡ hay đặt miếng độn thái dương?
Cấy mỡ thái dương là quy trình ít xâm lấn và không để lại sẹo, trong khi đó kết quả cũng giữ được lâu. Không cần vết rạch và mỡ là mỡ của chính bạn nên không có nguy cơ nhiễm trùng, đào thải. Do đó đây thường là phương pháp được lựa chọn. Tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh nhân thái dương bị hóp quá sâu thì đặt miếng độn có thể sẽ là giải pháp nhanh và dễ dàng hơn.
Xem tiếp...