Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Con người sống, không được làm điều trái với lương tâm
Lương tâm là chỉ trái tim lương thiện, tấm lòng nhân nghĩa. Lương tâm chính là cái gốc của con người, một con người thiện hay ác đều từ tâm phát ra.
Người biết ăn năn, thừa nhận sai lầm, có lòng biết ơn, đều là những người có lương tâm.
Sư tổ nghề mộc, Lỗ Ban, có lần làm được một người gỗ có thể giúp cưa gỗ. Đồ đệ của ông là Vương Ân (đã rời xa sư phụ) nhìn thấy bèn lặng lẽ đo đạc người gỗ, làm thành một hình người bằng gỗ y chang, nhưng lại không cử động.
Vương Ân đành miễn cưỡng đi nhờ Lỗ Ban chỉ giáo, 2 người từng là thầy trò, một người hỏi, một người trả lời: "Kích thước đã đo đúng chưa?" "Con đã đo đúng rồi!" "Đo phần đầu chưa?" "Con đo rồi!" "Đo chân chưa?" "Cũng đo rồi!"
Cuối cùng, Lỗ Ban dường như đã hiểu ra, đáp: "Ồ! Chắc ngươi không đo tâm rồi!" (Đo tâm cùng âm với lương tâm). Vương Ân vô tư trả lời: "Đúng rồi! Con chưa đo tâm."
Lỗ Ban cúi mặt xuống, giọng nghiêm khắc nói: "Vương Ân, người không có lương tâm thì không thể làm nên chuyện."
Người có lương tâm, trước khi làm việc, chắc chắn sẽ nhìn vào lương tâm mà tự hỏi làm như vậy có đúng không; Người có lương tâm, nói chuyện, xử sự đều xét tới lương tri, ắt sẽ không mắc phải sai lầm.
Không có đức hạnh, khó tránh được kiếp nạn
Trong thời của Hán Vũ Đế, có một vị nhờ vào mối quan hệ nên được lên làm tướng, tên là Lý Quảng Lợi. Lý Quảng Lợi không tài không bản lĩnh, lại muốn gây ấn tượng, tạo danh thế. Do đó, ông đã lãnh đạo hơn 100.000 quân tấn công Hung Nô. Cuối cùng, không biết tự lượng sức, tàn binh bại trận, nhưng Hán Vũ Đế vẫn tha thứ cho ông ta.
Về sau, Lý Quảng Lợi lòng tham bộc phát, còn cùng tể tướng cấu kết làm việc xấu, muốn mưu đồ đoạt Hoàng vị. Kết quả là tể tướng đã bị chặt đầu, Lý Quảng Lợi cũng tội chết khó thoát.
Từ xưa đến nay, những người như Lý Quảng Lợi không hiếm. Họ không hiểu biết gì về bản thân, đức hạnh không có, nhưng địa vị lại cao, sự khập khiễng này tất sinh ra kiếp nạn khó tránh.
Quá tham lam
Một người càng đi qua nhiều sóng gió sẽ càng thấm thía câu nói: "Đầu lớn cỡ nào thì chỉ nên đội cái mũ lớn cỡ đó."
Có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này. Người đánh cá đã cứu một con cá vàng nhỏ, và để trả ơn anh, con cá vàng đã cho anh 3 điều ước, chỉ cần hợp lý, đều sẽ được toại nguyện. Người đánh cá liền trở về nhà thương lượng với vợ.
Lần đầu, người vợ nói muốn có một chậu rửa mặt mới, và con cá vàng đã thỏa mãn mong muốn của cô ấy; lần thứ hai, người vợ nói rằng cô ấy muốn có một ngôi nhà mới, và người hầu phục vụ mình, lần này con cá cảm thấy có chút khó, nhưng vẫn thành toàn điều ước đó.
Đến lần thứ ba, người vợ nói rằng cô muốn con cá vàng làm nô lệ cho mình mãi mãi. Khi này, con cá vàng ngay lập tức lấy lại hết tất cả những gì đã ban cho cô, khiến cô nghèo trở lại chỉ trong một đêm.
Một khi dục vọng quá cao, thì cho dù bạn có làm tổng thống cũng vẫn không thấy đủ. Điều này sẽ khiến bạn nhanh chóng đi đến bến bờ thất bại, chỉ vì một chữ "tham".
Việc vượt quá sức mình (do không biết tự lượng sức)
Nếu nâng một tảng đá lớn mà nâng mãi nó vẫn không lay chuyển thì đừng nên nâng, "dưa ép sẽ không ngọt". Nếu vẫn cứ muốn nâng nó lên, việc này có thể sẽ làm chân bạn bị thương.
Chúng ta hẳn đã nghe nhiều về câu chuyện "Châu chấu đá xe". Có một con chấu chấu giương đôi cánh của mình lên để đấu lại chiếc bánh xe to lớn, hi vọng với sức mạnh của mình, nó có thể ngăn lại được chiếc xe ngựa đang đi trên đường.
Kết quả là con châu chấu mất mạng.
Không biết tự lượng sức mình, con châu chấu đã phải trả giá bằng mạng sống. Ảnh minh họa.
Những người không biết tự lượng sức mình, chẳng phải cũng giống như con châu chấu đáng thương kia ư?
Núi này cao còn có núi khác cao hơn, từ xưa đến nay, người mạnh tất sẽ có người mạnh hơn.
Những người có cảnh giới cao sẽ hiểu được cách "thủ nhược"(bảo vệ sự yếu đuối), không bộc lộ tài năng của bản thân; những người thông minh sẽ hiểu rằng làm việc phải biết lượng sức mình, nhìn bề ngoài có vẻ như đi rất chậm, nhưng thực chất vô cùng vững vàng chắc chắn, có thể đi được rất xa.
Đối với mỗi con người, những tai họa mà họ gặp phải trong cuộc sống này, phần lớn không phải do người khác giá họa mà là do bản thân họ tự tạo nghiệp mà thành.
Một người chỉ cần kiên trì, xác định được vị trí của bản thân sẽ không cần quyền cao chức trọng, cũng không cần phải nhiều tiền nhiều của, chỉ cần làm nhiều việc phù hợp với đạo đức, những bước chân trên đường đời tự nhiên sẽ suôn sẻ hơn, tai họa sẽ tránh xa chúng ta, giúp cho chúng ta có được một cuộc sống tốt đẹp.
Xem tiếp...
Lương tâm là chỉ trái tim lương thiện, tấm lòng nhân nghĩa. Lương tâm chính là cái gốc của con người, một con người thiện hay ác đều từ tâm phát ra.
Người biết ăn năn, thừa nhận sai lầm, có lòng biết ơn, đều là những người có lương tâm.
Sư tổ nghề mộc, Lỗ Ban, có lần làm được một người gỗ có thể giúp cưa gỗ. Đồ đệ của ông là Vương Ân (đã rời xa sư phụ) nhìn thấy bèn lặng lẽ đo đạc người gỗ, làm thành một hình người bằng gỗ y chang, nhưng lại không cử động.
Vương Ân đành miễn cưỡng đi nhờ Lỗ Ban chỉ giáo, 2 người từng là thầy trò, một người hỏi, một người trả lời: "Kích thước đã đo đúng chưa?" "Con đã đo đúng rồi!" "Đo phần đầu chưa?" "Con đo rồi!" "Đo chân chưa?" "Cũng đo rồi!"
Lương tâm chính là cái gốc của con người, một con người thiện hay ác đều từ tâm phát ra.
Cuối cùng, Lỗ Ban dường như đã hiểu ra, đáp: "Ồ! Chắc ngươi không đo tâm rồi!" (Đo tâm cùng âm với lương tâm). Vương Ân vô tư trả lời: "Đúng rồi! Con chưa đo tâm."
Lỗ Ban cúi mặt xuống, giọng nghiêm khắc nói: "Vương Ân, người không có lương tâm thì không thể làm nên chuyện."
Người có lương tâm, trước khi làm việc, chắc chắn sẽ nhìn vào lương tâm mà tự hỏi làm như vậy có đúng không; Người có lương tâm, nói chuyện, xử sự đều xét tới lương tri, ắt sẽ không mắc phải sai lầm.
Không có đức hạnh, khó tránh được kiếp nạn
Trong thời của Hán Vũ Đế, có một vị nhờ vào mối quan hệ nên được lên làm tướng, tên là Lý Quảng Lợi. Lý Quảng Lợi không tài không bản lĩnh, lại muốn gây ấn tượng, tạo danh thế. Do đó, ông đã lãnh đạo hơn 100.000 quân tấn công Hung Nô. Cuối cùng, không biết tự lượng sức, tàn binh bại trận, nhưng Hán Vũ Đế vẫn tha thứ cho ông ta.
Về sau, Lý Quảng Lợi lòng tham bộc phát, còn cùng tể tướng cấu kết làm việc xấu, muốn mưu đồ đoạt Hoàng vị. Kết quả là tể tướng đã bị chặt đầu, Lý Quảng Lợi cũng tội chết khó thoát.
Từ xưa đến nay, những người như Lý Quảng Lợi không hiếm. Họ không hiểu biết gì về bản thân, đức hạnh không có, nhưng địa vị lại cao, sự khập khiễng này tất sinh ra kiếp nạn khó tránh.
Quá tham lam
Một người càng đi qua nhiều sóng gió sẽ càng thấm thía câu nói: "Đầu lớn cỡ nào thì chỉ nên đội cái mũ lớn cỡ đó."
Có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này. Người đánh cá đã cứu một con cá vàng nhỏ, và để trả ơn anh, con cá vàng đã cho anh 3 điều ước, chỉ cần hợp lý, đều sẽ được toại nguyện. Người đánh cá liền trở về nhà thương lượng với vợ.
Lần đầu, người vợ nói muốn có một chậu rửa mặt mới, và con cá vàng đã thỏa mãn mong muốn của cô ấy; lần thứ hai, người vợ nói rằng cô ấy muốn có một ngôi nhà mới, và người hầu phục vụ mình, lần này con cá cảm thấy có chút khó, nhưng vẫn thành toàn điều ước đó.
Đến lần thứ ba, người vợ nói rằng cô muốn con cá vàng làm nô lệ cho mình mãi mãi. Khi này, con cá vàng ngay lập tức lấy lại hết tất cả những gì đã ban cho cô, khiến cô nghèo trở lại chỉ trong một đêm.
Một khi dục vọng quá cao, thì cho dù bạn có làm tổng thống cũng vẫn không thấy đủ. Điều này sẽ khiến bạn nhanh chóng đi đến bến bờ thất bại, chỉ vì một chữ "tham".
Việc vượt quá sức mình (do không biết tự lượng sức)
Nếu nâng một tảng đá lớn mà nâng mãi nó vẫn không lay chuyển thì đừng nên nâng, "dưa ép sẽ không ngọt". Nếu vẫn cứ muốn nâng nó lên, việc này có thể sẽ làm chân bạn bị thương.
Chúng ta hẳn đã nghe nhiều về câu chuyện "Châu chấu đá xe". Có một con chấu chấu giương đôi cánh của mình lên để đấu lại chiếc bánh xe to lớn, hi vọng với sức mạnh của mình, nó có thể ngăn lại được chiếc xe ngựa đang đi trên đường.
Kết quả là con châu chấu mất mạng.
Không biết tự lượng sức mình, con châu chấu đã phải trả giá bằng mạng sống. Ảnh minh họa.
Những người không biết tự lượng sức mình, chẳng phải cũng giống như con châu chấu đáng thương kia ư?
Núi này cao còn có núi khác cao hơn, từ xưa đến nay, người mạnh tất sẽ có người mạnh hơn.
Những người có cảnh giới cao sẽ hiểu được cách "thủ nhược"(bảo vệ sự yếu đuối), không bộc lộ tài năng của bản thân; những người thông minh sẽ hiểu rằng làm việc phải biết lượng sức mình, nhìn bề ngoài có vẻ như đi rất chậm, nhưng thực chất vô cùng vững vàng chắc chắn, có thể đi được rất xa.
Đối với mỗi con người, những tai họa mà họ gặp phải trong cuộc sống này, phần lớn không phải do người khác giá họa mà là do bản thân họ tự tạo nghiệp mà thành.
Một người chỉ cần kiên trì, xác định được vị trí của bản thân sẽ không cần quyền cao chức trọng, cũng không cần phải nhiều tiền nhiều của, chỉ cần làm nhiều việc phù hợp với đạo đức, những bước chân trên đường đời tự nhiên sẽ suôn sẻ hơn, tai họa sẽ tránh xa chúng ta, giúp cho chúng ta có được một cuộc sống tốt đẹp.
Xem tiếp...