SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
336K

Đôi điều về bệnh tăng huyết áp - Bệnh viện 108

Tăng huyết áp:​

  • Bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch.
  • Tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở những người lớn tuổi và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam
  • Bệnh diễn biến rất thầm lặng, ít có các biểu hiện lâm sàng do vậy hầu hết các bệnh nhân đều rất chủ quan, nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề cho người bệnh và cho cả xã hội

Làm thế nào để biết mình có bị tăng huyết áp hay không?​


  • Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không.


  • Theo định nghĩa của TCYTTG, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa >140mmHg và hoặc huyết áp tối thiểu >90 mmHg.

Cách đo huyết áp đúng:

  • Huyết áp phải được đo khi người bệnh trong trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi (không gắng sức ít nhất 5 phút trước khi đo),
  • Không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (thuốc lào – thuốc lá; trà, cà phê).
  • Huyết áp phải được đo ít nhất 2 lần cách nhau 2-5 phút, giá trị huyết áp là con số trung bình cộng của 2 lần đo.

Nguyên nhân:​

  • Khoảng >95% các trường hợp không phát hiện được nguyên nhân tăng huyết áp. Trong trường hợp này người ta gọi là bệnh tăng huyết áp
  • Nếu tìm thấy căn nguyên thì đó là tăng huyết áp triệu chứng (tức tăng huyết áp chỉ là 1 dấu hiệu của bệnh, chứ không phải là 1 bệnh).

Biểu hiện:​


  • Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp rất nghèo nàn, không đặc hiệu cho bệnh.


  • Chính vì vậy người bệnh rất chủ quan và chỉ chịu khám và điều trị khi đã xảy ra các biến chứng.

  • Bệnh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đỏ bừng hay nóng bừng mặt, tức nặng ngực.

Mức độ nguy hiểm:​


  • Tỷ lệ mắc bệnh rất cao và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như ở nước ta: trên một nửa dân số có tuổi >50 bị tăng huyết áp ở các nước phát triển.


  • Bệnh gây nên rất nhiều các biến chứng: nhồi máu cơ tim, suy tim; chảy máu não hay tắc mạch máu não; suy thận; giảm thị lực dẫn tới mù loà…


  • Hầu hết các bệnh nhân đều rất chủ quan, không tuân thủ điều trị một cách đầy đủ nên tỷ lệ gặp các biến chứng còn rất cao.

Mục đích điều trị​


Việc điều trị tăng huyết áp nhằm 2 mục đích:

  • Phòng ngừa lâu dài các biến chứng của bệnh.
  • Nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh.

Tuân thủ 1 nguyên tắc quan trọng nhất: điều trị tăng huyết áp là một điều trị suốt đời. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được các tai biến do tăng huyết áp.

Các biện pháp điều trị:​


Các biện pháp không dùng thuốc:


  • Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có dùng thuốc hay không.

  • Từ bỏ các thói quen nguy hại: hút thuốc lá; uống nhiều rượu; thói quen ăn mặn; lười vận động.
  • Giảm cân nặng (nếu có thừa cân).
  • Tăng cường tập luyện thể lực (tuỳ theo khả năng thể lực của mỗi người mà có các biện pháp tập luyện thích hợp): tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày ít nhất 45 phút.
  • Chế độ ăn uống: giảm muối (lượng muối ăn không quá 6gr muối/ngày). Hạn chế ăn mỡ động vật và các thức ăn giàu cholesterol (như phủ tạng động vật).

Dùng các thuốc hạ huyết áp:

  • Gồm rất nhiều các nhóm thuốc khác nhau.
  • Tuỳ mức độ tăng huyết áp cũng như giai đoạn của bệnh và sự nhạy cảm của từng cá nhân, các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch sẽ giúp người bệnh chọn lựa được các thuốc phù hợp nhất cho mỗi trường hợp bệnh nhân khác nhau.
  • Không có 1 công thức chung nào được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân

Nguồn: Bệnh viện 108

Xem tiếp...
 
Top Bottom