Phương Nga
Tích Cực
Duy trì lượng bã nhờn cân bằng cho da đầu và tóc là điều rất quan trọng vì sự thay đổi đột ngột về độ pH có thể dẫn đến các vấn đề như da đầu khô, gàu, viêm nhiễm,...
Độ pH là thước đo nồng độ ion hydro. Về cơ bản, độ pH cho chúng ta biết một thứ có tính axit hay tính bazơ. Thang đo độ pH trải dải từ 0 đến 14. Nước có độ pH là 7, ở mức trung tính. Bất cứ thứ gì có độ pH dưới 7 được coi là có tính axit và độ pH trên 7 được coi là có tính bazơ hay kiềm. Ví dụ, thuốc tẩy có tính bazơ với giá trị pH từ 11 đến 13. Mặt khác, chanh và giấm có giá trị pH là 2, có nghĩa là có tính axit.
Một phương pháp được sử dụng rộng rãi để xác định một chất có tính axit hay bazơ là sử dụng giấy quỳ. Giấy quỳ xanh sẽ chuyển sang màu đỏ khi tiếp xúc với chất có tính axit và giấy quỳ đỏ sẽ chuyển màu xanh nếu tiếp xúc với chất có tính bazơ. Còn nếu tiếp xúc với chất có độ pH trung tính, màu sắc giấy quỳ sẽ không đổi.
Da người là một hệ sinh thái thú vị giúp bảo vệ cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Nói chung, độ pH của bề mặt cơ thể con người là dưới 7, có nghĩa là có tính axit. Độ pH của tóc là 3,67, có nghĩa là có tính axit cao. Độ pH của da đầu cao hơn một chút, ở mức 5,5.
Sợi tóc cần duy trì tính axit nhẹ để lớp biểu bì đóng lại. Nếu sợi tóc có tính bazơ quá cao, lớp biểu bì của sợi tóc sẽ mở ra, khiến cho hơi ẩm thoát ra ngoài và tóc sẽ trở nên khô, xoăn. Đó là lý do tại sao ở những người có mái tóc xoăn, lớp biểu bì tóc thường mở và cần sử dụng một sản phẩm có tính axit nhẹ để đóng lớp biểu bì lại.
Một trong những yếu tố lớn nhất góp phần tạo nên tính axit của da đầu và tóc là bã nhờn hay dầu được tạo ra bởi da đầu. Cơ thể chúng ta có các tuyến bã nhờn tiết ra dầu, đây là một phần quan trọng giúp bảo vệ da và tóc. Bã nhờn có tính axit nhẹ với giá trị pH từ 4,5 đến 6. Cùng với mồ hôi, bã nhờn tạo thành lớp phủ axit có vai trò ngăn chặn các mầm bệnh có hại tấn công làn da. Lớp bảo vệ này có thể ngăn chặn vi khuẩn, vi rút và vi sinh vật khác. Bã nhờn còn bao phủ tóc và da, nhờ đó ngăn chặn sự mất độ ẩm. Ngoài ra, tính axit của bã nhờn góp phần đóng lớp biểu bì. Tuy nhiên, lớp phủ axit này có thể bị phá vỡ bởi các sản phẩm mà chúng ta dùng trên da, tóc hàng ngày, chất ô nhiễm cũng như một số yếu tố khác.
Duy trì lượng bã nhờn cân bằng cho da đầu và tóc là điều rất quan trọng vì sự thay đổi đột ngột về độ pH có thể dẫn đến các vấn đề như da đầu khô, gàu, viêm nhiễm,...
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về độ pH, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân gây ra gàu. Vấn đề này là do các tuyến bã nhờn trong da đầu hoạt động quá mức và một loại nấm tồn tại tự nhiên trên da đầu có tên là Malassezia globosa gây ra.
Đôi khi, các tuyến bã nhờn ở da đầu bị kích thích sản xuất quá nhiều dầu mà đây lại là thức ăn cho nấm Malassezia globosa. Loại nấm này phân hủy dầu thành axit oleic và ở một số người, axit oleic gây ra phản ứng cơ thể. Phản ứng này khiến da đầu bong tróc, gây gàu, ngứa ngáy và mẩn đỏ.
Độ pH của da đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiết bã nhờn và do đó có mối liên hệ mật thiết với vấn đề gàu.
Nhiều người nghĩ rằng vì da đầu có tính axit nên chỉ nên sử dụng các sản phẩm có tính axit lên tóc. Tuy nhiên, thực tế là bạn nên lựa chọn các sản phẩm có độ pH cân bằng.
Sử dụng các sản phẩm có tính bazơ trên tóc sẽ làm cho lớp biểu bì của sợi tóc mở ra. Tình trạng này làm tăng ma sát giữa các sợi tóc, gây tổn hại đến lớp biểu bì và cuối cùng dẫn đến tóc khô xơ, xoăn và dễ gãy.
Điều này thường được áp dụng trong thuốc nhuộm tóc vì các chất có tính bazơ làm cho lớp biểu bì của tóc mềm và mở ra, cho phép các sắc tố tạo màu đi vào trong sợi tóc. Nhưng thuốc nhuộm tóc còn chứa thành phần có tác dụng đóng lớp biểu bì để giữ màu lại bên trong.
Mặc dù sử dụng các sản phẩm có tính axit sẽ tốt hơn sản phẩm có tính bazơ nhưng điều đó không có nghĩa là nên sử dụng các chất có tính axit mạnh lên tóc. Độ pH của tóc bị giảm xuống quá thấp có thể khiến lớp biểu bì co và đóng lại. Điều này làm thay đổi kết cấu tóc và thậm chí gây hư tổn cho các sợi tóc. Sợi tóc liên tục bị trương lên rồi lại xẹp xuống có thể dẫn đến một hiện tượng gọi là Hygral fatigue, hiện tượng này khiến tóc giòn và yếu.
Vì độ pH của da đầu gần mức trung tính hơn nên bị ảnh hưởng theo một cách khác so với tóc.
Việc sử dụg các sản phẩm có tính bazơ có thể phá vỡ lớp phủ axit và làm khô da đầu. Các sản phẩm có tính bazơ như baking soda thường được sử dụng để trị gàu nhờ có tác dụng loại bỏ dầu trên da đầu. Nhưng những sản phẩm như vậy sẽ phá hủy lớp bã nhờn bảo vệ da đầu, tạo điều kiện cho vi trùng tấn công da.
Da đầu bị bazơ hóa còn dẫn đến những vấn đề khác. Khi da đầu bị khô, cơ thể sẽ tạo ra nhiều dầu hơn để bù đắp. Lượng dầu thừa này có thể tích tụ trên da đầu và cuối cùng làm trầm trọng thêm tình trạng gàu.
Các sản phẩm có tính axit có tác động đến da đầu nhiều hơn so với tóc. Độ pH của da đầu quá thấp sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm. Tình trạng này có thể dẫn đến mẩn đỏ, nổi mụn, nhờn dính, kích ứng da, nhạy cảm và ngứa.
Đa số sản phẩm dành cho tóc và da đầu đều có độ pH phù hợp. Tuy nhiên, nếu cảm thấy độ pH của da đầu hoặc tóc đang bị mất cân bằng thì bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà như giấm táo hoặc nước cốt chanh. Cả hai đều có tính axit tự nhiên và có thể giúp phục hồi sự cân bằng pH cho da đầu và tóc. Giấm táo và nước cốt chanh còn có tác dụng trị gàu và kiểm soát dầu. Tuy nhiên, nhớ phải pha loãng trước khi dùng và không nên lạm dụng.
Nếu đã thử các biện pháp tự nhiên mà tình trạng gàu vẫn không cải thiện thì bạn nên sử dụng các loại dầu gội đầu trị gàu. Hãy nhớ chú ý đến độ pH của sản phẩm để tránh làm cho tình trạng gàu thêm nặng hơn.
Xem tiếp...
Độ pH là gì?
Độ pH là thước đo nồng độ ion hydro. Về cơ bản, độ pH cho chúng ta biết một thứ có tính axit hay tính bazơ. Thang đo độ pH trải dải từ 0 đến 14. Nước có độ pH là 7, ở mức trung tính. Bất cứ thứ gì có độ pH dưới 7 được coi là có tính axit và độ pH trên 7 được coi là có tính bazơ hay kiềm. Ví dụ, thuốc tẩy có tính bazơ với giá trị pH từ 11 đến 13. Mặt khác, chanh và giấm có giá trị pH là 2, có nghĩa là có tính axit.
Một phương pháp được sử dụng rộng rãi để xác định một chất có tính axit hay bazơ là sử dụng giấy quỳ. Giấy quỳ xanh sẽ chuyển sang màu đỏ khi tiếp xúc với chất có tính axit và giấy quỳ đỏ sẽ chuyển màu xanh nếu tiếp xúc với chất có tính bazơ. Còn nếu tiếp xúc với chất có độ pH trung tính, màu sắc giấy quỳ sẽ không đổi.
Độ pH của da đầu và tóc là bao nhiêu?
Da người là một hệ sinh thái thú vị giúp bảo vệ cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Nói chung, độ pH của bề mặt cơ thể con người là dưới 7, có nghĩa là có tính axit. Độ pH của tóc là 3,67, có nghĩa là có tính axit cao. Độ pH của da đầu cao hơn một chút, ở mức 5,5.
Sợi tóc cần duy trì tính axit nhẹ để lớp biểu bì đóng lại. Nếu sợi tóc có tính bazơ quá cao, lớp biểu bì của sợi tóc sẽ mở ra, khiến cho hơi ẩm thoát ra ngoài và tóc sẽ trở nên khô, xoăn. Đó là lý do tại sao ở những người có mái tóc xoăn, lớp biểu bì tóc thường mở và cần sử dụng một sản phẩm có tính axit nhẹ để đóng lớp biểu bì lại.
Bã nhờn và độ pH của da đầu
Một trong những yếu tố lớn nhất góp phần tạo nên tính axit của da đầu và tóc là bã nhờn hay dầu được tạo ra bởi da đầu. Cơ thể chúng ta có các tuyến bã nhờn tiết ra dầu, đây là một phần quan trọng giúp bảo vệ da và tóc. Bã nhờn có tính axit nhẹ với giá trị pH từ 4,5 đến 6. Cùng với mồ hôi, bã nhờn tạo thành lớp phủ axit có vai trò ngăn chặn các mầm bệnh có hại tấn công làn da. Lớp bảo vệ này có thể ngăn chặn vi khuẩn, vi rút và vi sinh vật khác. Bã nhờn còn bao phủ tóc và da, nhờ đó ngăn chặn sự mất độ ẩm. Ngoài ra, tính axit của bã nhờn góp phần đóng lớp biểu bì. Tuy nhiên, lớp phủ axit này có thể bị phá vỡ bởi các sản phẩm mà chúng ta dùng trên da, tóc hàng ngày, chất ô nhiễm cũng như một số yếu tố khác.
Duy trì lượng bã nhờn cân bằng cho da đầu và tóc là điều rất quan trọng vì sự thay đổi đột ngột về độ pH có thể dẫn đến các vấn đề như da đầu khô, gàu, viêm nhiễm,...
Gàu là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về độ pH, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân gây ra gàu. Vấn đề này là do các tuyến bã nhờn trong da đầu hoạt động quá mức và một loại nấm tồn tại tự nhiên trên da đầu có tên là Malassezia globosa gây ra.
Đôi khi, các tuyến bã nhờn ở da đầu bị kích thích sản xuất quá nhiều dầu mà đây lại là thức ăn cho nấm Malassezia globosa. Loại nấm này phân hủy dầu thành axit oleic và ở một số người, axit oleic gây ra phản ứng cơ thể. Phản ứng này khiến da đầu bong tróc, gây gàu, ngứa ngáy và mẩn đỏ.
Độ pH của da đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiết bã nhờn và do đó có mối liên hệ mật thiết với vấn đề gàu.
Ảnh hưởng của sản phẩm dành cho tóc đến độ pH của tóc
Nhiều người nghĩ rằng vì da đầu có tính axit nên chỉ nên sử dụng các sản phẩm có tính axit lên tóc. Tuy nhiên, thực tế là bạn nên lựa chọn các sản phẩm có độ pH cân bằng.
Sử dụng các sản phẩm có tính bazơ trên tóc sẽ làm cho lớp biểu bì của sợi tóc mở ra. Tình trạng này làm tăng ma sát giữa các sợi tóc, gây tổn hại đến lớp biểu bì và cuối cùng dẫn đến tóc khô xơ, xoăn và dễ gãy.
Điều này thường được áp dụng trong thuốc nhuộm tóc vì các chất có tính bazơ làm cho lớp biểu bì của tóc mềm và mở ra, cho phép các sắc tố tạo màu đi vào trong sợi tóc. Nhưng thuốc nhuộm tóc còn chứa thành phần có tác dụng đóng lớp biểu bì để giữ màu lại bên trong.
Mặc dù sử dụng các sản phẩm có tính axit sẽ tốt hơn sản phẩm có tính bazơ nhưng điều đó không có nghĩa là nên sử dụng các chất có tính axit mạnh lên tóc. Độ pH của tóc bị giảm xuống quá thấp có thể khiến lớp biểu bì co và đóng lại. Điều này làm thay đổi kết cấu tóc và thậm chí gây hư tổn cho các sợi tóc. Sợi tóc liên tục bị trương lên rồi lại xẹp xuống có thể dẫn đến một hiện tượng gọi là Hygral fatigue, hiện tượng này khiến tóc giòn và yếu.
Ảnh hưởng của sản phẩm dành cho tóc đến độ pH của da đầu
Vì độ pH của da đầu gần mức trung tính hơn nên bị ảnh hưởng theo một cách khác so với tóc.
Việc sử dụg các sản phẩm có tính bazơ có thể phá vỡ lớp phủ axit và làm khô da đầu. Các sản phẩm có tính bazơ như baking soda thường được sử dụng để trị gàu nhờ có tác dụng loại bỏ dầu trên da đầu. Nhưng những sản phẩm như vậy sẽ phá hủy lớp bã nhờn bảo vệ da đầu, tạo điều kiện cho vi trùng tấn công da.
Da đầu bị bazơ hóa còn dẫn đến những vấn đề khác. Khi da đầu bị khô, cơ thể sẽ tạo ra nhiều dầu hơn để bù đắp. Lượng dầu thừa này có thể tích tụ trên da đầu và cuối cùng làm trầm trọng thêm tình trạng gàu.
Các sản phẩm có tính axit có tác động đến da đầu nhiều hơn so với tóc. Độ pH của da đầu quá thấp sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm. Tình trạng này có thể dẫn đến mẩn đỏ, nổi mụn, nhờn dính, kích ứng da, nhạy cảm và ngứa.
Cần làm gì để giữ cân bằng độ pH cho da đầu và tóc?
Đa số sản phẩm dành cho tóc và da đầu đều có độ pH phù hợp. Tuy nhiên, nếu cảm thấy độ pH của da đầu hoặc tóc đang bị mất cân bằng thì bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà như giấm táo hoặc nước cốt chanh. Cả hai đều có tính axit tự nhiên và có thể giúp phục hồi sự cân bằng pH cho da đầu và tóc. Giấm táo và nước cốt chanh còn có tác dụng trị gàu và kiểm soát dầu. Tuy nhiên, nhớ phải pha loãng trước khi dùng và không nên lạm dụng.
Nếu đã thử các biện pháp tự nhiên mà tình trạng gàu vẫn không cải thiện thì bạn nên sử dụng các loại dầu gội đầu trị gàu. Hãy nhớ chú ý đến độ pH của sản phẩm để tránh làm cho tình trạng gàu thêm nặng hơn.
Xem tiếp...