SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Điều trị Thoát Vị Đĩa Đệm - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng

Triệu chứng​


Những triệu chứng rất thay đổi và phụ thuộc vào vị trí cũng như độ lớn của thoát vị

  • Nếu không có chèn ép thần kinh thì bệnh nhân chỉ cảm thấy đau ở lưng mà thôi.
  • Nếu có chèn ép thần kinh thì thần kinh nào bị chèn ép, ở tầng đệm nào của cột sống, bên trái hay bên phải và bị chèn nhiều hay ít mà sinh ra các cảm giác như hoặc chỉ bị tê, bị yếu chi hay bị đau nhức đến nỗi không thể bước đi được.
  • Nếu chèn ép đúng vào các rễ của thần kinh tọa thì sẽ sinh ra đau thần kinh tọa. Lộ trình đau khởi đầu từ mông đến khoeo chân, cẳng chân và xuống đến tận bàn chân. Vì thế không những đau lưng mà còn đau cả chân nữa.
  • Còn nếu thần kinh bị chèn ép cao hơn thì gây ra đau ở đùi.
  • Còn thoát vị đĩa đệm ở cổ gây nên tê, đau ở vai, tay hay ngực.

Thần kinh một khi bị ép do thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra các dấu chứng sau

  • Cảm giác “rần rần” như kiến bò, cảm giác “chích chích” hay “tê rần” ở một chân bắt đầu từ mông xuống đùi hay từ khoeo xuống cẳng chân rồi bàn chân
  • Thấy chân bị yếu (có khi hai bên).
  • Đau ở trước đùi ( trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở đốt sống hông cao).
  • Trong trường hợp chùm đuôi ngựa bị chèn ép thì cả hai chân, bàng quang và trực tràng đều bị ảnh hưởng. Hội chứng chùm đuôi ngựa hiếm gặp nhưng rất trầm trọng.

Phương pháp phát hiện các mức chèn ép​


Bác sĩ sẽ có những nghiệm pháp lâm sàng để phát hiện các mức chèn ép ở những đĩa đệm khác nhau như dấu hiệu Lassègue, dấu hiệu Nafzigger, dấu hiệu làm tăng áp lực dịch não tủy (ép vào tĩnh mạch cổ hai bên), làm căng đây thần kinh tọa như dấu hiệu kéo dây chuông (singe de la sonnette).

Chỉ định phẫu thuật cần phải được cân nhắc kỷ. Số còn lại không tự bớt hay lành, sẽ diễn tiến như sau:

  • Đau có thể tái đi, tái lại. Rồi dần dần những khoảng ổn định lơi dần.
  • Các cơn đau tái phát và dai dẳng xảy ra vì sự kích thích các mô liên tục gây nên do đĩa đệm ép lên thần kinh làm cho bệnh nhân đau liên tục, gây ra bần thần, suy sụp, khó thích nghi với sinh hoạt hằng ngày, đi đứng khó khăn, không vững, mất cảm giác ở một bên hay cả hai bên chân.
  • Nếu chùm rễ thần kinh ở phía thấp của hông bị chèn ép, sẽ gây nên “Hội chứng chùm đuôi ngựa”. Hội chứng này sẽ gây nên rối loạn chức năng của ruột, bàng quang và khả năng tình dục.

Ngoài những dấu hiệu lâm sàng

  • Chụp tủy sống có cản quang (hiện rất ít dùng)
  • Chụp tủy sống và rễ thần kinh (saccoradiculography), có giá trị trong chẩn đoán.
  • Chụp đĩa đệm (discography) bằng cách tiêm cản quang vào nhân đệm.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CTscan)
  • Chụp cộng hưởng từ ( MRI).

Điều trị bảo tồn như thế nào?​

Tập luyện:​

  • Tập luyện giữ gìn cột sống lưng.
  • Tập kiểm soát cơn đau và các triệu chứng bằng “vật lý trị liệu”.
  • Người dạy tập vật lý trị liệu sẽ bày bệnh nhân cách thức áp dụng vật lý cơ, những phương tiện cơ học để tập bằng cách tập các động tác làm tăng sức mạnh của cơ để có thể nâng đở được cột sống, nhất là phần cột sống lưng.

Nghỉ ngơi:​


Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thức nghỉ ngơi, giảm bớt các hoạt động và tăng dần cường độ các động tác lên.

Giảm bớt cơn đau:​

  • Các thuốc giảm đau không chứa corticoid thường gọi là NSAID.
  • Một số thuốc giản cơ.
  • Thuốc corticoid (tiêm và uống)
  • Thuốc có chứa a phiến (dùng ngắn hạn).
  • Thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Tập thể dục:​

  • Nên hoạt động và tập thể dục theo hướng dẫn của nhân viên y tế hay các nhà vật lý trị liệu.
  • Tập từng bước một để tạo sự thích nghi dần dần với các động tác làm tăng cường sức mạnh của cơ.
  • Tránh đột ngột làm động tác quá mức gây tác dụng ngược có hại.

Ngồi, nằm, đi, đứng đúng tư thế.​

  • Không ngồi ở một tư thế quá lâu.
  • Nên ngồi thế nào để vai nghiêng ra sau một chút để lưng được nâng đỡ hơn.
  • Ngồi ở tư thế trung gian với một gối hay một tấm chăn cuộn kê ở lưng.
  • Khi ngủ nên nằm ở tư thế trung gian bằng cách kê một gối nhỏ (hay chăn cuộn lại) sau chổ hõm lưng, một gối ở dưới khoeo chân (sau đầu gối).

Phẫu thuật​

  • Những trường hợp bị tổn thương thần kinh do chèn ép vì khối phồng, các mảnh vỡ của đĩa đệm làm yếu hẳn chi
  • Đau không chịu được hoặc tê rần dai dẳng
  • Hạn chế cử động, khó khăn khi đi lại
  • Làm lệch tư thế kéo đến “vẹo cột sống” do hậu quả của tư thế chống đau lâu ngày sinh ra.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom