Phương Nga
Tích Cực
Tăng tiết mồ hôi gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị giúp làm giảm tình trạng ra nhiều mồ hôi.
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều so với bình thường. Cơ thể đổ mồ hôi khi hoạt động thể chất, nhiệt độ tăng cao, khi căng thăng, lo âu, sợ hãi hoặc khi có một số yếu tố tác động khác. Tuy nhiên, những người bị tăng tiết mồ hôi ra mồ hôi ngay cả khi không có những yếu tố tác động này. Tăng tiết mồ hôi có thể là do các tình trạng hay bệnh lý khác, chẳng hạn như mãn kinh và cường giáp.
Tăng tiết mồ hôi gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị giúp làm giảm tình trạng ra nhiều mồ hôi.
Đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể với sự tăng thân nhiệt, tăng nhiệt độ môi trường, hoạt động thể chất hay những cảm xúc như căng thẳng, sợ hãi, lo âu, tức giận... Ở những người bị chứng tăng tiết mồ hôi, cơ thể đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi không có những yếu tố này. Tăng tiết mồ hôi được chia thành hai loại là nguyên phát và thứ phát. Mỗi loại là do những nguyên nhân khác nhau gây ra.
Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát (primary focal hyperhidrosis) chủ yếu xảy ra ở bàn chân, bàn tay, mặt, đầu, nách. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường bắt đầu từ khi còn nhỏ. Khoảng 30 đến 50% những người bị tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát có tiền sử gia đình tăng tiết mồ hôi. (1)
Tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát (secondary generalized hyperhidrosis) là tình trạng ra nhiều mồ hôi do một bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Những người bị tăng tiết mồ hôi thứ phát có thể ra nhiều mồ hôi toàn thân hoặc chỉ ở một số khu vực nhất định. Tình trạng ra nhiều mồ hôi có thể xảy ra cả trong khi ngủ.
Các nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi thứ phát gồm có:
Một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn cũng có thể gây ra chứng tăng tiết mồ hôi. Trong nhiều trường hợp, ra nhiều mồ hôi chỉ là một tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc. Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều là một tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc chống trầm cảm như desipramined, nortriptyline và protriptyline.
Những người dùng thuốc pilocarpine để trị khô miệng hoặc uống bổ sung kẽm cũng có thể bị tăng tiết mồ hôi.
Các biểu hiện của chứng tăng tiết mồ hôi gồm có:
Những yếu tố này thường là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát. Đổ mồ hôi toàn thân hoặc đổ mồ hôi quá nhiều ở một khu vực có thể là tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát. Khi nhận thấy bị ra mồ hôi nhiều bất thường thì nên đi khám để được chẩn đoán chính xác vấn đề.
Tăng tiết mồ hôi có thể là do một số bệnh lý nghiêm trọng gây ra. Phải đi khám ngay nếu tình trạng ra nhiều mồ hôi đi kèm các triệu chứng sau đây:
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, gồm có tần suất, thời điểm và khoảng thời gian bị ra nhiều mồ hôi. Sau đó, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm máu và nước tiểu để xác nhận chứng tăng tiết mồ hôi. Thông thường bác sĩ có thể chẩn đoán chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra còn có những phương pháp khác để xác nhận chẩn đoán nhưng không phải khi nào cũng cần thực hiện các phương pháp này.
Một phương pháp thường được sử dụng để phát hiện chứng tăng tiết mồ hôi là thử nghiệm tinh bột - i-ốt. Bác sĩ bôi i-ốt lên vùng ra mồ hôi, sau đó rắc tinh bột lên khi i-ốt khô. Nếu tinh bột chuyển sang màu xanh đậm thì có nghĩa là vùng đó bị ra nhiều mồ hôi.
Một phương pháp nữa là thử nghiệm bằng giấy. Một loại giấy đặc biệt được đặt lên khu vực ra mồ hôi và sau một thời gian, mẩu giấy sẽ được đặt lên cân. Nếu mẩu giấy nặng hơn so với ban đầu thì có nghĩa giấy đã hút mồ hôi và khu vực đó bị ra nhiều mồ hôi.
Đôi khi cần tiến hành test mồ hôi điều nhiệt (thermoregulatory sweat test). Tương tự như thử nghiệm tinh bột - i-ốt, thử nghiệm điều hòa thân nhiệt sử dụng một loại bột đặc biệt nhạy cảm với độ ẩm. Loại bột này đổi màu khi tiếp xúc với lượng mồ hôi lớn.
Người bệnh có thể sẽ phải ngồi trong phòng xông hơi khô hoặc buồng kín để bác sĩ đánh giá mức độ ra mồ hôi. Nếu bị tăng tiết mồ hôi, lòng bàn tay sẽ ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.
Có nhiều lựa chọn điều trị chứng tăng tiết mồ hôi.
Một phương pháp phổ biến để điều trị tăng tiết mồ hôi là sử dụng chất chống mồ hôi có chứa nhôm clorua (aluminum chloride). Đây là một loại chất chống mồ hôi kê đơn, có tác dụng mạnh hơn so với những chất chống mồ hôi không kê đơn thông thường và thường được sử dụng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi mức độ nhẹ.
Phương pháp này sử dụng một thiết bị truyền dòng điện một chiều điện áp thấp qua nước đến cơ thể của người bệnh. Dòng điện truyền đến bàn tay, bàn chân hoặc nách để tạm thời chặn các tuyến mồ hôi, nhờ đó làm giảm lượng mồ hôi.
Các loại thuốc kháng cholinergic như glycopyrrolate có thể làm giảm chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân. Những loại thuốc này ngăn cản hoạt động của acetylcholine - một chất hóa học mà cơ thể tạo ra để kích thích các tuyến mồ hôi.
Thường phải mất khoảng hai tuần để thuốc kháng cholinergic phát huy tác dụng. Nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón và chóng mặt.
Tiêm Botox (Botulinum toxin) là một giải pháp cho những người bị tăng tiết mồ hôi nặng. Botox có tác dụng ngăn chặn sự dẫn truyền các xung thần kinh kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi. Hiệu quả sau tiêm chỉ là tạm thời và sẽ phải tiêm lại thường xuyên.
Những người chỉ bị ra nhiều mồ hôi ở nách có thể điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi ở khu vực này. Một lựa chọn khác là phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm ở ngực, trong đó các dây thần kinh truyền tín hiệu đến tuyến mồ hôi sẽ bị cắt đứt.
Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, người bị tăng tiết mồ hôi có thể giảm ra mồ hôi bằng các cách sau đây:
Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát hoàn toàn có thể điều trị được. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để người bệnh có thể kiểm soát tình trạng ra nhiều mồ hôi.
Nếu nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý khác thì trước hết cần phải điều trị bệnh lý đó để giảm ra mồ hôi. Việc điều trị tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát tùy thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề. Nếu nghi ngờ tình trạng ra nhiều mồ hôi là do tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng thì hãy trao đổi với bác sĩ về việc đổi thuốc hoặc giảm liều lượng.
Xem tiếp...
Tăng tiết mồ hôi là gì?
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều so với bình thường. Cơ thể đổ mồ hôi khi hoạt động thể chất, nhiệt độ tăng cao, khi căng thăng, lo âu, sợ hãi hoặc khi có một số yếu tố tác động khác. Tuy nhiên, những người bị tăng tiết mồ hôi ra mồ hôi ngay cả khi không có những yếu tố tác động này. Tăng tiết mồ hôi có thể là do các tình trạng hay bệnh lý khác, chẳng hạn như mãn kinh và cường giáp.
Tăng tiết mồ hôi gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị giúp làm giảm tình trạng ra nhiều mồ hôi.
Các loại và nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi
Đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể với sự tăng thân nhiệt, tăng nhiệt độ môi trường, hoạt động thể chất hay những cảm xúc như căng thẳng, sợ hãi, lo âu, tức giận... Ở những người bị chứng tăng tiết mồ hôi, cơ thể đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi không có những yếu tố này. Tăng tiết mồ hôi được chia thành hai loại là nguyên phát và thứ phát. Mỗi loại là do những nguyên nhân khác nhau gây ra.
Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát
Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát (primary focal hyperhidrosis) chủ yếu xảy ra ở bàn chân, bàn tay, mặt, đầu, nách. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường bắt đầu từ khi còn nhỏ. Khoảng 30 đến 50% những người bị tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát có tiền sử gia đình tăng tiết mồ hôi. (1)
Tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát
Tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát (secondary generalized hyperhidrosis) là tình trạng ra nhiều mồ hôi do một bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Những người bị tăng tiết mồ hôi thứ phát có thể ra nhiều mồ hôi toàn thân hoặc chỉ ở một số khu vực nhất định. Tình trạng ra nhiều mồ hôi có thể xảy ra cả trong khi ngủ.
Các nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi thứ phát gồm có:
- Bệnh tim mạch
- Ung thư
- Rối loạn tuyến thượng thận
- Đột quỵ
- Cường giáp
- Mãn kinh
- Tổn thương tủy sống
- Bệnh phổi
- Bệnh parkinson
- Các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh lao hoặc hiv
Một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn cũng có thể gây ra chứng tăng tiết mồ hôi. Trong nhiều trường hợp, ra nhiều mồ hôi chỉ là một tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc. Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều là một tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc chống trầm cảm như desipramined, nortriptyline và protriptyline.
Những người dùng thuốc pilocarpine để trị khô miệng hoặc uống bổ sung kẽm cũng có thể bị tăng tiết mồ hôi.
Biểu hiện của tăng tiết mồ hôi
Các biểu hiện của chứng tăng tiết mồ hôi gồm có:
- Ra nhiều mồ hôi dù không có các yếu tố tác động như thời tiết nắng nóng hay hoạt động thể chất và tình trạng này kéo dài từ 6 tháng trở lên
- Ra nhiều mồ hôi ở cả hai bên cơ thể
- Tình trạng ra quá nhiều mồ hôi xảy ra ít nhất một lần một tuần
- Các hoạt động hàng ngày bị cản trở do ra nhiều mồ hôi
- Tình trạng đổ mồ hôi nhiều bắt đầu trước 25 tuổi
- Không ra mồ hôi trong khi ngủ
- Có tiền sử gia đình bị tăng tiết mồ hôi
Những yếu tố này thường là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát. Đổ mồ hôi toàn thân hoặc đổ mồ hôi quá nhiều ở một khu vực có thể là tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát. Khi nhận thấy bị ra mồ hôi nhiều bất thường thì nên đi khám để được chẩn đoán chính xác vấn đề.
Tăng tiết mồ hôi có thể là do một số bệnh lý nghiêm trọng gây ra. Phải đi khám ngay nếu tình trạng ra nhiều mồ hôi đi kèm các triệu chứng sau đây:
- Sụt cân
- Sốt, đau tức ngực, khó thở và tim đập nhanh
- Đổ mồ hôi nhiều chủ yếu xảy ra trong khi ngủ
- Đổ mồ hôi kéo dài và không rõ nguyên nhân
Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, gồm có tần suất, thời điểm và khoảng thời gian bị ra nhiều mồ hôi. Sau đó, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm máu và nước tiểu để xác nhận chứng tăng tiết mồ hôi. Thông thường bác sĩ có thể chẩn đoán chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra còn có những phương pháp khác để xác nhận chẩn đoán nhưng không phải khi nào cũng cần thực hiện các phương pháp này.
Một phương pháp thường được sử dụng để phát hiện chứng tăng tiết mồ hôi là thử nghiệm tinh bột - i-ốt. Bác sĩ bôi i-ốt lên vùng ra mồ hôi, sau đó rắc tinh bột lên khi i-ốt khô. Nếu tinh bột chuyển sang màu xanh đậm thì có nghĩa là vùng đó bị ra nhiều mồ hôi.
Một phương pháp nữa là thử nghiệm bằng giấy. Một loại giấy đặc biệt được đặt lên khu vực ra mồ hôi và sau một thời gian, mẩu giấy sẽ được đặt lên cân. Nếu mẩu giấy nặng hơn so với ban đầu thì có nghĩa giấy đã hút mồ hôi và khu vực đó bị ra nhiều mồ hôi.
Đôi khi cần tiến hành test mồ hôi điều nhiệt (thermoregulatory sweat test). Tương tự như thử nghiệm tinh bột - i-ốt, thử nghiệm điều hòa thân nhiệt sử dụng một loại bột đặc biệt nhạy cảm với độ ẩm. Loại bột này đổi màu khi tiếp xúc với lượng mồ hôi lớn.
Người bệnh có thể sẽ phải ngồi trong phòng xông hơi khô hoặc buồng kín để bác sĩ đánh giá mức độ ra mồ hôi. Nếu bị tăng tiết mồ hôi, lòng bàn tay sẽ ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.
Điều trị tăng tiết mồ hôi
Có nhiều lựa chọn điều trị chứng tăng tiết mồ hôi.
Chất chống mồ hôi
Một phương pháp phổ biến để điều trị tăng tiết mồ hôi là sử dụng chất chống mồ hôi có chứa nhôm clorua (aluminum chloride). Đây là một loại chất chống mồ hôi kê đơn, có tác dụng mạnh hơn so với những chất chống mồ hôi không kê đơn thông thường và thường được sử dụng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi mức độ nhẹ.
Điện di ion (iontophoresis)
Phương pháp này sử dụng một thiết bị truyền dòng điện một chiều điện áp thấp qua nước đến cơ thể của người bệnh. Dòng điện truyền đến bàn tay, bàn chân hoặc nách để tạm thời chặn các tuyến mồ hôi, nhờ đó làm giảm lượng mồ hôi.
Thuốc kháng cholinergic
Các loại thuốc kháng cholinergic như glycopyrrolate có thể làm giảm chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân. Những loại thuốc này ngăn cản hoạt động của acetylcholine - một chất hóa học mà cơ thể tạo ra để kích thích các tuyến mồ hôi.
Thường phải mất khoảng hai tuần để thuốc kháng cholinergic phát huy tác dụng. Nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón và chóng mặt.
Tiêm Botox
Tiêm Botox (Botulinum toxin) là một giải pháp cho những người bị tăng tiết mồ hôi nặng. Botox có tác dụng ngăn chặn sự dẫn truyền các xung thần kinh kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi. Hiệu quả sau tiêm chỉ là tạm thời và sẽ phải tiêm lại thường xuyên.
Phẫu thuật
Những người chỉ bị ra nhiều mồ hôi ở nách có thể điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi ở khu vực này. Một lựa chọn khác là phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm ở ngực, trong đó các dây thần kinh truyền tín hiệu đến tuyến mồ hôi sẽ bị cắt đứt.
Các biện pháp tự khắc phục
Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, người bị tăng tiết mồ hôi có thể giảm ra mồ hôi bằng các cách sau đây:
- Sử dụng chất chống mồ hôi không kê đơn ở những vùng ra nhiều mồ hôi
- Tắm hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn trên da. Nếu không tắm rửa thường xuyên, vi khuẩn sẽ tích tụ, phân hủy mồ hôi và gây ra mùi cơ thể
- Mặc quần áo bằng chất liệu tự nhiên, thoáng mát
- Hạn chế ở những nơi có nhiệt độ cao
- Đi dép hoặc sandal nếu có thể để giảm ra mồ hôi chân
- Thay tất (vớ) thường xuyên
Tăng tiết mồ hôi có chữa khỏi được không?
Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát hoàn toàn có thể điều trị được. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để người bệnh có thể kiểm soát tình trạng ra nhiều mồ hôi.
Nếu nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý khác thì trước hết cần phải điều trị bệnh lý đó để giảm ra mồ hôi. Việc điều trị tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát tùy thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề. Nếu nghi ngờ tình trạng ra nhiều mồ hôi là do tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng thì hãy trao đổi với bác sĩ về việc đổi thuốc hoặc giảm liều lượng.
- Đọc thêm: trị hôi nách
Xem tiếp...