SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
336K

Điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?

Khi đo huyết áp, nếu kết quả dưới 120/80mmHg thì huyết áp ở mức bình thường còn nếu cao hơn mức này thì được coi là tăng huyết áp, hay còn được gọi là cao huyết áp và cần đến các phương pháp điều trị.


Việc điều trị tăng huyết áp thường đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc và một số điều chỉnh về thói quen sống để kiểm soát và ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề sức khỏe liên quan đến cao huyết áp.

Nếu huyết áp dưới 120/80mmHg là bình thường vậy thì bao nhiêu mới được coi là cao? Khi huyết áp tâm thu (chỉ số bên trên) - nằm trong khoảng từ 120 đến 129 và huyết áp tâm trương (chỉ số bên dưới) dưới 80 thì được coi là có nguy cơ tăng huyết áp.

Lúc này vẫn chưa có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ nhưng nếu không được chú ý thì tình trạng này sẽ tiến triển thành cao huyết áp và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) là khi huyết áp tâm thu từ 130mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 80mmHg trở lên.

Điều chỉnh thói quen sống​


Lối sống lành mạnh là tuyến phòng thủ đầu tiên để ngăn ngừa tăng huyết áp. Những thói quen sống giúp giữ huyết áp ổn định gồm có:

  • Theo một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Chăm vận động thể chất
  • Duy trì cân nặng
  • Không uống quá nhiều rượu
  • Cai thuốc lá và tránh khói thuốc
  • Hạn chế căng thẳng
  • Tiêu thụ ít muối
  • Hạn chế caffeine
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà

Dùng thuốc huyết áp​


Nhiều khi, nếu chỉ thay đổi về thói quen sống không thôi thì chưa đủ để kiểm soát tình trạng cao huyết áp mà còn phải dùng thêm thuốc để giảm huyết áp. Có nhiều loại thuốc huyết áp khác nhau với các cơ chế hoạt động không giống nhau.

Nếu một loại thuốc không đủ hạ huyết áp thì có thể cần thay thế hoặc kết hợp thêm một hoặc một vài loại thuốc khác nữa.

Dựa trên cơ chế hoạt động mà thuốc trị tăng huyết áp được chia thành các nhóm chính dưới đây.

Thuốc lợi tiểu​


Thuốc lợi tiểu, hay thuốc lợi niệu là những loại thuốc giúp thận loại bỏ nước và muối (natri) thừa ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm thể tích máu đi qua các mạch máu và dẫn đến kết quả là hạ huyết áp.

Có ba loại thuốc lợi tiểu chính, đó là:

  • Thuốc lợi tiểu thiazide (chlorthalidone, Microzide, Diuril)
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali (amiloride, Aldactone, Dyrenium)
  • Thuốc lợi tiểu “quai” (bumetanide, furosemide)

Ngoài ra còn có thuốc lợi tiểu kết hợp, có nghĩa là từ hai loại trở lên được dùng cùng nhau

Thuốc lợi tiểu thiazide thường có ít tác dụng phụ đi kèm hơn các loại còn lại, đặc biệt là khi được dùng với liều thấp trong các trường hợp điều trị tăng huyết áp từ sớm.

Thuốc chẹn beta​


Thuốc chẹn beta (beta blocker) giúp tim đập với tốc độ chậm và lực yếu hơn, từ đó làm giảm lượng máu được bơm ở mỗi nhịp và hạ huyết áp. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này gồm có:

  • Atenolol (Tenorim)
  • Propranolol (Inderal)
  • Metoprolol tartrate (Lopressor)
  • Metoprolol succinate (Toprol-XL)
  • Carvedilol (Coreg)

Thuốc chẹn alpha-beta​


Thuốc chẹn alpha-beta (alpha-beta blocker) là loại thuốc có tác dụng kết hợp. Các loại thuốc này thuộc nhóm thuốc chẹn beta với tác dụng ngăn các hormone catecholamine bám lấy thụ thể alpha và beta. Thuốc chẹn alpha-beta vừa có khả năng làm giảm sự co thắt của các mạch máu giống như thuốc chẹn alpha-1 và vừa làm chậm tốc độ cũng như là lực của nhịp tim giống như thuốc chẹn beta.

Hai loại thuốc chẹn alpha-beta phổ biến là Carvedilol (Coreg) và Labetol hydrochloride (Normodyne).

Thuốc ức chế men chuyển​


Thuốc ức chế men chuyển (angiotensin converting enzyme inhibitor – ACE inhibitor) có tác dụng làm cho cơ thể tạo ra ít angiotensin II hơn, đây là loại hormone khiến các mạch máu bị thu hẹp lại. Nhóm thuốc này làm giảm huyết áp bằng cách mở rộng các mạch máu để máu đi qua được nhiều hơn.

Một số thuốc ức chế men chuyển:

  • Benazepril hydrochloride (Lotensin)
  • Captopril (Capoten)
  • Enalapril maleate (Vasotec)
  • Natri fosinopril (Monopril)
  • Lisinopril (Prinivil, Zestril)

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II​


Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (angiotensin II receptor blocker - ARB) ngăn chặn tác động của hormone angiotensin II trực tiếp lên các mạch máu bằng cách liên kết với các thụ thể trên thành mạch máu và giữ cho mạch máu không bị hẹp lại, nhờ đó ngăn ngừa tăng huyết áp.

Một số loại thuốc phổ biến của nhóm này gồm có:

  • Candesartan (Atacand)
  • Epylartan mesylate (Teveten)
  • Irbesartan (Avapro)
  • Kali losartan (Cozaar)
  • Telmisartan (Micardis)
  • Valsartan (Diovan)

Thuốc chẹn kênh canxi​


Sự di chuyển của canxi vào và ra khỏi các tế bào cơ là điều cần thiết để các cơ có thể thực hiện hoạt động co thắt. Thuốc chẹn kênh canxi (calcium channel blocker) có tác dụng hạn chế dòng ion canxi đi vào các tế bào cơ trơn của tim và mạch máu. Điều này làm cho tim đập nhẹ hơn ở mỗi nhịp, giúp các mạch máu giãn ra và dẫn đến kết quả là huyết áp được giảm xuống.

Một số tên thuốc trong nhóm này gồm có:

  • Amlodipine ambylate (Norvasc, Lotrel)
  • Felodipine (Plendil)
  • Diltiazem (Cardizem)
  • Isradipine (dynacirc, dynacirc CR)
  • Verapamil hydrochloride (Calan SR, Covera-HS, Isoptin SR, Verelan)

Thuốc chẹn alpha-1​


Khi ở trạng thái căng thẳng hoặc khi bị một số bệnh mãn tính, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone Catecholamine ví dụ như Norepinephrine và Epinephrine. Các hormone này khiến tim đập nhanh và mạnh hơn, ngoài ra còn làm các mạch máu bị co thắt. Hậu quả là làm cho huyết áp tăng cao khi các hormone này liên kết với thụ thể.

Các cơ xung quanh một số mạch máu có thụ thể adrenergic alpha-1 hay alpha. Khi một hormone catecholamine liên kết với một thụ thể alpha-1, cơ sẽ co lại, khiến cho mạch máu bị thu hẹp và huyết áp tăng lên.

Thuốc chẹn alpha-1 hoạt động với cơ chế liên kết với thụ thể alpha-1 để ngăn không cho catecholamine bám lấy, điều này khiến chúng không thể làm hẹp các mạch máu nên máu có thể lưu thông qua các mạch một cách tự do và làm giảm huyết áp.

Thuốc chẹn alpha-1 chủ yếu được sử dụng để điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hay còn gọi là u xơ tuyến tiền liệt (benign prostatic hyperplasia - BPH) ở nam giới, nhưng nay còn được sử dụng để điều trị tăng huyết áp.

Một số loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • Doxazosin mesylate (Cardura)
  • Prazosin hydrochloride (Minipress)
  • Terazosin hydrochloride (Hytrin)

Thuốc chủ vận thụ thể alpha-2 (thuốc ức chế thần kinh trung ương)​


Các thụ thể alpha-2 khác với các thụ thể alpha-1. Khi một thụ thể alpha-2 được kích hoạt, quá trình sản sinh norepinephrine sẽ bị chặn lại. Điều này làm giảm lượng norepinephrine được tạo ra và giảm co thắt mạch máu, nhờ đó hạ huyết áp xuống thấp hơn.

Methyldopa (Aldomet) là một loại thuốc trong nhóm này. Đây là một lựa chọn phổ biến để điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ vì loại thuốc này có nguy cơ rủi ro thấp đối với sản phụ và thai nhi.

Ngoài ra, nhóm này còn có các loại thuốc khác như:

  • Clonidine hydrochloride (Catapres)
  • Guanabenz acetate (Wytensin)
  • Guanfacine hydrochloride (Tenex)

Vì các loại thuốc chủ vận thụ thể alpha-2 còn có tác dụng đối với não bộ và hệ thần kinh trung ương nên chúng còn được gọi là “chất ức chế thần kinh trung ương” và được dùng để điều trị một số vấn đề khác ngoài cao huyết áp.

Thuốc giãn mạch​


Đúng như tên gọi, đây là nhóm các loại thuốc làm giãn các cơ trong thành mạch máu, đặc biệt là các tiểu động mạch. Điều này giúp cho các mạch máu được mở rộng, cho phép máu lưu thông qua dễ dàng hơn và đem lại hiệu quả hạ huyết áp.

Hai loại thuốc giãn mạch phổ biến là Hydralazine hydrochloride (Apresoline) và Minoxidil (Loniten).

Kế hoạch điều trị tăng huyết áp​


Tăng huyết áp là bệnh đòi hỏi phải chú ý theo dõi liên tục và mỗi trường hợp lại cần đến một kế hoạch điều trị khác nhau.

Theo dõi liên tục​


Để việc điều trị phát huy hiệu quả tối đa thì bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bằng cách này, bác sĩ sẽ theo dõi được hiệu quả của các phương pháp điều trị và tiến hành điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết. Nếu huyết áp bắt đầu tăng trở lại thì bác sĩ sẽ có cách xử lý kịp thời.

Điều trị các trường hợp cụ thể​


Một số trường hợp sẽ cần đến các phương pháp điều trị bổ sung ví dụ như khi tăng huyết áp kháng thuốc hoặc tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp kháng thuốc là những trường hợp mà huyết áp vẫn ở mức cao sau khi đã thử ít nhất ba loại thuốc khác nhau.

Đây là những trường hợp khó điều trị nhưng vẫn có thể kiểm soát được tình hình nếu can thiệp kịp thời. Với những trường hợp như vậy thì bác sĩ thường kê một loại thuốc khác, thay đổi liều lượng, kết hợp thêm thuốc hoặc đưa ra những chỉ định về thay đổi lối sống.

Đôi khi, những người bị tăng huyết áp kháng thuốc có thể được chỉ định đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch hoặc thận.

Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng mà huyết áp tăng cao do một vấn đề về sức khỏe hoặc tác dụng phụ của thuốc trực tiếp gây nên. Khi được chẩn đoán đúng và xử lý được nguyên nhân gốc rễ thì huyết áp thường giảm đáng kể hoặc thậm chí trở lại mức bình thường.

Điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên​


Phương án điều trị bước đầu đối với trẻ em và thanh thiếu niên bị cao huyết áp là thay đổi một số thói quen sống. Ví dụ như:

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn
  • Tập luyện thường xuyên
  • Giảm cân đối với những người thừa cân hoặc béo phì

Nếu cần thiết thì trẻ nhỏ vẫn có thể dùng thuốc huyết áp giống như người lớn. Đối với những trẻ bị tăng huyết áp thứ phát thì huyết áp cũng thường trở lại bình thường sau khi nguyên nhân được điều trị.

Xem tiếp...
 
Top Bottom