SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Điều trị liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngọc Khuê

Tích Cực

Các tác nhân kích hoạt cơn liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp?​

  • Các yếu tố gây kích hoạt cơn liệt chu kỳ hạ kali máu cũng sẽ kích hoạt cơn liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp.
  • Tình trạng tăng insulin trong máu, các bữa ăn nhiều tinh bột và chất ngọt, uống hormon tuyến giáp, ngủ hoặc nghỉ ngơi sau tập luyện có thể là những tác nhân quan trọng gây khởi phát cơn.

Phòng tránh cơn ra sao?​

  • Điều trị rối loạn hoạt động của tuyến giáp cơ bản sẽ giúp phòng ngừa tái phát cơn liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp.
  • Ngoài ra người bệnh cũng cần xác định các yếu tố kích hoạt cơn để tự mình phòng tránh.
  • Cần dùng thuốc cho đến khi kiểm soát được hoạt động bất thường của tuyến giáp.

Các thuốc dùng cho điều trị liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp?​

  • Trong cơn, nên chọn dùng bổ sung kali bằng đường uống thay vì tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch chỉ dành cho những bệnh nhân nôn ói hoặc không thể uống được.
  • Nên chọn dùng kali chloride cho cơn cấp (khi chức năng thận bình thường). Liều dùng đầu tiên cho người nam từ 60-120 kg ( 0,5-1 mEq/kg) vào khoảng 60 mEq.
  • Cứ 40-60 mEq K+ sẽ tăng nồng độ kali lên 1,0-1,5 mEq/L, và 135-160 mEq K+ sẽ tăng kali huyết tương lên 2,5-3,5 mEq/L.
  • Dung dịch kali chloride đem lại kết quả nhanh hơn. Nếu chưa đáp ứng trong vòng 30 phút, có thể dùng thêm 0,3 mEq/kg. Có thể nhắc lại đến khi tổng liều đạt 100 mEq kali.
  • Khi vượt qua liều lượng này, cần theo dõi sát nồng độ kali máu trước khi tiếp tục bổ sung. Thường không dùng quá 200 mEq trong một ngày.
  • Kali tiêm truyền tĩnh mạch chỉ dùng cho những trường hợp rối loạn nhịp tim hoặc tắc nghẽn hô hấp do rối loạn nuốt trong cơn hoặc liệt các cơ hô hấp phụ. Tiêm tĩnh mạch kali chloride 0,05-0,1 mEq/mỗi kg cân nặng pha với mannitol 5%. Nên tiêm bolus thay vì tiêm truyền chậm liên tục. Nên dùng mannitol để pha loãng do cả sodium lẫn dextrose đều khiến tình trạng cơn xấu đi hơn.
  • Cần thiết phải theo dõi điện tâm đồ và kiểm tra kali máu liên tục.
  • Các beta-blocker như propranolol được dùng để điều trị liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp đồng thời với việc bổ sung kali. Tuy nhiên cũng cần phải kiểm soát tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp.
  • Khi những vấn đề của tuyến giáp đã được điều chỉnh bằng thuốc men, xạ trị hoặc phẫu thuật, các triệu chứng của liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp cũng sẽ tự biến mất.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom