MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
697K

Điều gì xảy ra nếu Trump không thể nộp phạt 464 triệu USD

Lê Hoài Thương

Tích Cực
Nếu Trump không tìm được cách nộp khoản phạt 464 triệu USD, Tổng chưởng lý New York sẽ khởi động quá trình tịch thu loạt tài sản, khiến ông chịu thiệt hại "không thể khắc phục".

Đội ngũ pháp lý của cựu tổng thống Donald Trump đang phải chạy đua với thời gian để tìm kiếm khoản bảo lãnh trị giá 464 triệu USD trong vụ kiện dân sự do Tổng chưởng lý New York Letitia James khởi xướng.

Đây là số tiền Trump phải nộp theo phán quyết của thẩm phán New York Arthur Engoron hồi cuối tháng 2, với cáo buộc ông thổi phồng giá trị tài sản để được hưởng các khoản vay hay điều khoản bảo hiểm ưu đãi. Hạn chót để ông tìm được bên bảo lãnh cho khoản nộp phạt này là hết ngày 25/3, nhưng chưa công ty bảo hiểm nào đứng ra nhận thương vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro này.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại Maryland hôm 24/2. Ảnh: AFP


Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại Maryland hôm 24/2. Ảnh: AFP


Các chuyên gia cho biết sau nửa đêm 25/3, nếu không thỏa thuận bảo lãnh nào được Trump ký kết, Tổng chưởng lý James sẽ khởi động quy trình pháp lý để tịch thu tài sản của cựu tổng thống Trump nhằm đảm bảo án phạt được thi hành.

Bà James có quyền tịch thu bất cứ tài sản nào do ông Trump sở hữu, từ bất động sản, ôtô, trực thăng hay máy bay riêng cho tới các tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng hành động đầu tiên của bà James sẽ là tịch thu tài khoản ngân hàng của cựu tổng thống.

"Đây là biện pháp dễ dàng nhất, bởi các ngân hàng sẽ nhận được lệnh của tòa án và ngay sau đó thực thi biện pháp phong tỏa tài khoản", luật sư Peter Katz, cựu công tố viên liên bang tại quận Đông New York, cho hay. "Những thứ khác sẽ khó khăn hơn một chút".

Để lấy tiền từ tài khoản của Trump, các công tố viên bang phải yêu cầu cảnh sát trưởng New York hoặc cảnh sát tư pháp Mỹ mang theo lệnh tòa án đến làm việc tại trụ sở chính ngân hàng mà cựu tổng thống gửi tiền.

"Họ sẽ bước vào và đưa lệnh tòa án cho người quản lý. Quản lý có nghĩa vụ phải nộp số tiền đó ngay lập tức từ tài khoản của Trump, thường là bằng séc", Adam Pollock, cựu trợ lý Tổng chưởng lý New York, cho hay.

Theo ông, nếu văn phòng Tổng chưởng lý chưa hành động ngay, lý do duy nhất là họ muốn có thêm thời gian để xác định chiến lược đúng đắn nhất.

"Họ muốn sắp xếp hợp lý mọi thứ trước. Họ muốn tìm ra tài sản có tính thanh khoản cao nhất có thể tịch thu ngay lập tức. Tiếp cận tài khoản ngân hàng là cách hiệu quả nhất", Alden B. Smith, luật sư chuyên về thu hồi nợ, nhận xét.

Ngoài tài khoản ngân hàng, các công tố viên còn có thể cân nhắc tịch thu bất động sản của Trump, nhưng quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Trump từng xem xét phương án bán các tòa nhà, khu nghỉ dưỡng, sân golf với giá "siêu rẻ" để trả tiền phạt, nhưng cựu tổng thống dường như đã quyết định không làm vậy, bởi cho rằng thiệt hại ông phải chịu sau khi bán tháo bất động sản là "không thể khắc phục", do ông khó lòng mua lại chúng với giá cũ.

Điều này đặt các bất động sản của Trump vào tầm ngắm của công tố viên New York. Pollock cho biết sau khi các công tố viên bang tìm ra tài sản muốn thu giữ ở bang New York, họ sẽ chuyển lệnh tòa án cho văn phòng cảnh sát trưởng địa phương cùng với khoản phí 350 USD.

Cảnh sát trưởng sau đó đăng thông báo về quyết định tịch thu tài sản ở ba nơi và văn phòng Tổng chưởng lý phải thông báo quyết định này tối thiểu 4 lần. Trong 63 ngày kể từ khi lệnh được trao cho cảnh sát trưởng, nhà chức trách sẽ tiến hành đấu giá công khai tài sản.

"Họ có thể yêu cầu trao quyền sở hữu hàng trăm bất động sản cho cảnh sát trưởng để đấu giá công khai, hoặc vừa đủ để đáp ứng số tiền phạt", Pollock nói.

Quá trình tịch thu sẽ khó khăn hơn với các tài sản của tổng thống nằm ngoài bang. Vì vậy, các công tố viên sẽ bắt đầu hành động từ New York trước.

Văn phòng Tổng chưởng lý hôm 6/3 đã chuyển các phán quyết tới hạt Westchester, phía bắc thành phố New York. Một số nhà phân tích cho rằng đây là dấu hiệu đầu tiên về việc bang đang chuẩn bị cơ sở pháp lý để tịch thu sân golf ở Briarcliff Manor cũng như khu phức hợp Seven Springs của cựu tổng thống.

Văn phòng Tổng chưởng lý New York chưa đưa ra hành động nào tiếp theo, nhưng quá trình tịch thu có thể diễn ra ở những bang khác nơi cựu tổng thống cũng sở hữu tài sản, đáng chú ý nhất là khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida.

"Nếu coi văn phòng tổng chưởng lý là một công ty luật, đó sẽ là công ty lớn nhất New York", Pollack cho hay. "Nhưng họ không có nhiều quyền lực ở Florida, nên tôi nghĩ họ sẽ tịch thu tài sản ở New York trước khi tiến hành bất kỳ động thái nào khác tại Florida".

Một cuộc chiến pháp lý quan trọng có thể diễn ra trước câu hỏi bao nhiêu phần của Mar-a-Lago được coi là nhà ở của cựu tổng thống Trump, nơi được bảo vệ theo luật. "Câu hỏi trên sẽ phải được trả lời tại tòa án", Pollock nói thêm.

Trump vẫn chờ xem liệu tòa phúc thẩm sẽ giảm số tiền mà ông phải trả như một phần của phán quyết, hay ra quyết định dừng thi hành phán quyết của thẩm phán Engoron trong lúc đơn kháng cáo của ông được xem xét.

Nếu kháng cáo thất bại, cựu tổng thống có thể tuyên bố phá sản để tránh nộp phạt, nhưng đây là phương án Trump chắc chắn không bao giờ muốn thực hiện, do nó sẽ gây tổn hại lớn tới uy tín chính trị của ông trước thềm bầu cử.

Cựu tổng thống hôm 22/3 thông báo trên mạng xã hội Truth Social rằng ông hiện có gần 500 triệu USD tiền mặt mà ông dự định sử dụng cho chiến dịch tranh cử.

Tuy nhiên, Chris Kise, luật sư của cựu tổng thống, Trump thực tế không đề cập đến số tiền mặt ông có trong tay.

"Điều cựu tổng thống đang nói đến là tổng giá trị tài sản mà ông đã tích lũy được qua nhiều năm sở hữu và quản lý các doanh nghiệp thành công, được ghi trong những báo cáo từ chiến dịch tranh cử", Kise nói. "Đó chính là số tiền mà Tổng chưởng lý James đang nhắm tới".

Trump gần đây đã được một công ty bảo hiểm bảo lãnh 91,6 triệu USD sau phán quyết từ tòa án yêu cầu ông bồi thường cho cựu nhà báo Jean Carroll với cáo buộc phỉ báng. Cựu tổng thống cũng đang kháng cáo trong vụ kiện này.

Theo Harry Litman, cựu phó trợ lý tổng chưởng lý, án phạt 464 triệu USD là một "đòn giáng tàn khốc" đối với cựu tổng thống Trump.

"Nó giống như một công ty đột nhiên không còn ghế, đồ đạc, khoản phải thu hay bất cứ thứ gì. Tôi nghĩ đó thực sự là ngày tàn đối với tập đoàn Trump ở New York", Litman nói. "Đây là một tình huống tồi tệ với ông ấy".

Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters)

Xem tiếp...
 
Top Bottom