SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Dị sản ruột ở dạ dày: Những điều cần biết

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Dị sản ruột ở dạ dày được xem là giai đoạn tiền ung thư dạ dày. Khi đã bị loạn sản ruột ở dạ dày, bệnh nhân cần phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm tổn thương ung thư.


1. Dị sản ruột ở dạ dày là gì ?​



Dị sản ruột ở dạ dày là tình trạng tiếp theo của viêm teo dạ dày. Khi tế bào niêm mạc dạ dày bị teo nặng, không đủ khả năng tiết acid, làm cho pH trong dạ dày tăng lên, khi đó niêm mạc ruột sẽ phát triển không hoàn chỉnh ở dạ dày. Khi đã bị dị sản ruột ở dạ dày tức là bệnh nhân đã tiến gần tới ung thư dạ dày.

Tỉ lệ hình thành ung thư dạ dày hằng năm ở người có teo niêm mạc dạ dày là khoảng 0,1%, dị sản ruột là 0,25%, nghịch sản nhẹ 0,6% và nghịch sản nặng là 6%. Do đó, khi bệnh nhân đã bị dị sản ruột cần phải theo dõi chặt chẽ để can thiệp sớm.

 Những điều cần biết

Dị sản ruột ở dạ dày là tình trạng tiếp theo của viêm teo dạ dày

2. Nguyên nhân gây dị sản ruột ở dạ dày​


Dị sản ruột là diễn tiến tiếp theo của tình trạng viêm teo dạ dày. Viêm teo dạ dày thường gây ra bởi vi khuẩn Hp. Đường lây truyền vi khuẩn Hp chủ yếu là miệng - miệng hoặc phân - miệng. Miệng - miệng xảy ra khi dùng chung đũa muỗng, hôn...Còn đường phân - miệng xảy ra khi ăn thực phẩm sống... chưa rửa sạch, uống nước không đun sôi,...

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây dị sản ruột như uống rượu bia, trào ngược dịch mật, ăn đồ cay nóng,... dẫn đến tác dụng lên niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm.

3. Triệu chứng dị sản ruột ở dạ dày​


Bệnh nhân bị viêm dạ dày và dị sản ruột thường có các dấu hiệu phổ biến sau: đau dạ dày, nôn và buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, giảm cân, loét dạ dày, thiếu máu thiếu sắt.

Ngoài ra bệnh viêm dạ dày còn có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin B12 và gây bệnh thiếu máu ác tính với các triệu chứng như thiếu minh mẫn,chóng mặt, đau ngực, đánh trống ngực, ù tai, tê chân tay, ngứa ran, đi lại không vững...

4. Chẩn đoán dị sản ruột ở dạ dày như thế nào ?​

 Những điều cần biết

Chẩn đoán dị sản ruột ở dạ dày có thể dùng phương pháp nội soi, xét nghiệm vi khuẩn Hp và sinh thiết làm xét nghiệm tế bào


Hiện nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán dị sản ruột ở dạ dày như nội soi, xét nghiệm vi khuẩn Hp và sinh thiết làm xét nghiệm tế bào. Ngoài ra xét nghiệm máu thấy thiếu hụt pepsinogen (protein được sản xuất từ tế bào dạ dày), tăng nồng độ gastrin ( hormone kích thích tiết acid dạ dày), giảm nồng độ vitamin B12...cũng là những dấu hiệu gợi ý tình trạng viêm dạ dày, dị sản ruột ở dạ dày.

Kỹ thuật xét nghiệm hơi thở - test hơi thở có độ chẩn đoán chính xác vi khuẩn HP rất cao, khoảng 90-98%, đồng thời là một xét nghiệm không xâm nhập (không cần phải tiến hành nội soi dạ dày để sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm là một hoặc hai mảnh niêm mạc dạ dày), do vậy test hơi thở hiện nay nhận được sự quan tâm và đồng thuận của rất nhiều người bệnh.

Tuy nhiên cần chú ý, đồng vị carbon 14C là một đồng vị phóng xạ do vậy không được sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ hay trẻ em. Ngược lại đồng vị carbon 13C không phải là đồng vị phóng xạ do vậy có thể chỉ định cho mọi đối tượng.

5. Cách phòng ngừa dị sản ruột dạ dày​

  • Để phòng ngừa nhiễm Hp cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi, không dùng chung bát đũa với người bệnh
  • Hạn chế rượu bia và các thực phẩm cay nóng, kích thích.
  • Khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm dạ dày, bệnh nhân nên khám để xác định rõ nguyen nhân gây bệnh
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn dị sản ruột cần phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm tổn thương ung thư. Thông thường, những bệnh nhân này nên đi nội soi kiểm tra 6 tháng đến 1 năm/lần.

Xem tiếp...
 
Top Bottom