Phương Nga
Tích Cực
Mục tiêu của Chiến lược là mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện
Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể là công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện; bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng. Từng bước kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nâng cao năng lực quản lý môi trường y tế, các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe người dân.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế từ trung ương đến cơ sở để đáp ứng với sự thay đổi mô hình bệnh tật, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh; thu hẹp khoảng cách về bệnh tật, tử vong giữa các vùng, miền, các nhóm dân tộc. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế.
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng ưu tiên.
Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng
Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt nhân lực cho y tế cơ sở, khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo; tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sĩ và điều dưỡng; bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.
Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nghiên cứu và phát triển dược, thiết bị y tế được chú trọng; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát huy vai trò công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn y tế.
Đồng thời, bảo đảm việc tiếp cận và tính sẵn có của thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng với giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; ưu tiên phát triển công nghiệp dược, dược liệu và thiết bị y tế trong nước. Việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Tăng tỷ trọng chi tiêu công cho y tế, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng ngân sách và các nguồn lực cho y tế, đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo, bãi ngang ven biển, các khu vực khó khăn.
Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, chính sách y tế tiếp tục được đổi mới, bảo đảm chất lượng, đầy đủ, đồng bộ; năng lực quản trị hệ thống y tế được nâng cao theo hướng hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, hiện đại, hội nhập.
Đến năm 2045 hệ thống y tế phát triển hiện đại
Đến năm 2045, hệ thống y tế phát triển hiện đại, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, đạt bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Để nâng cao sức khỏe nhân dân, Chiến lược đưa ra các giải pháp như đẩy mạnh thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam; Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; tập trung cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm tỷ lệ trẻ em khuyết tật, ưu tiên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo, khu vực khó khăn;...
Để nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở, Chiến lược thực hiện tăng cường đầu tư mạng lưới y tế dự phòng, năng lực xét nghiệm, bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng; tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở...
Thực hiện nâng cao và công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và sự hài lòng của người bệnh, Chiến lược thực hiện nâng cao và công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng có chất lượng, rút ngắn khoảng cách giữa các tuyến, các vùng miền, từng bước thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, đặc biệt với những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đối tượng chính sách; hoàn thiện phác đồ, quy trình, hướng dẫn điều trị y học hiện đại, y học cổ truyền, chuẩn hóa mã bệnh theo quốc tế...
Đồng thời, Chiến lược thực hiện đổi mới cơ chế phân phối, bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vaccine, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng, an toàn, hiệu quả, giá hợp lý cho phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác; phát triển dược liệu và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới./.
Xem tiếp...
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện
Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể là công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện; bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng. Từng bước kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nâng cao năng lực quản lý môi trường y tế, các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe người dân.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế từ trung ương đến cơ sở để đáp ứng với sự thay đổi mô hình bệnh tật, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh; thu hẹp khoảng cách về bệnh tật, tử vong giữa các vùng, miền, các nhóm dân tộc. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế.
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng ưu tiên.
Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng
Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt nhân lực cho y tế cơ sở, khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo; tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sĩ và điều dưỡng; bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.
Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nghiên cứu và phát triển dược, thiết bị y tế được chú trọng; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát huy vai trò công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn y tế.
Đồng thời, bảo đảm việc tiếp cận và tính sẵn có của thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng với giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; ưu tiên phát triển công nghiệp dược, dược liệu và thiết bị y tế trong nước. Việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Tăng tỷ trọng chi tiêu công cho y tế, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng ngân sách và các nguồn lực cho y tế, đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo, bãi ngang ven biển, các khu vực khó khăn.
Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, chính sách y tế tiếp tục được đổi mới, bảo đảm chất lượng, đầy đủ, đồng bộ; năng lực quản trị hệ thống y tế được nâng cao theo hướng hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, hiện đại, hội nhập.
Đến năm 2045 hệ thống y tế phát triển hiện đại
Đến năm 2045, hệ thống y tế phát triển hiện đại, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, đạt bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Để nâng cao sức khỏe nhân dân, Chiến lược đưa ra các giải pháp như đẩy mạnh thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam; Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; tập trung cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm tỷ lệ trẻ em khuyết tật, ưu tiên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo, khu vực khó khăn;...
Để nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở, Chiến lược thực hiện tăng cường đầu tư mạng lưới y tế dự phòng, năng lực xét nghiệm, bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng; tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở...
Thực hiện nâng cao và công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và sự hài lòng của người bệnh, Chiến lược thực hiện nâng cao và công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng có chất lượng, rút ngắn khoảng cách giữa các tuyến, các vùng miền, từng bước thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, đặc biệt với những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đối tượng chính sách; hoàn thiện phác đồ, quy trình, hướng dẫn điều trị y học hiện đại, y học cổ truyền, chuẩn hóa mã bệnh theo quốc tế...
Đồng thời, Chiến lược thực hiện đổi mới cơ chế phân phối, bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vaccine, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng, an toàn, hiệu quả, giá hợp lý cho phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác; phát triển dược liệu và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới./.
Xem tiếp...