MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
704K

Đề xuất 7 tuyến đường sắt từ TP.HCM kết nối các tỉnh

Thu Thủy

Nổi Tiếng
(PLO)- Liên danh tư vấn đề xuất nhiều tuyến đường sắt kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành như Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Long An.


Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam và Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển GTVT (liên danh tư vấn) vừa có báo cáo giữa kỳ Quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM gửi Cục Đường sắt Việt Nam.

Theo đó, liên danh tư vấn đề xuất hàng loạt tuyến đường sắt kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành như Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Long An.

Kết nối bằng đường sắt


Cụ thể, trong Quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, liên danh tư vấn cho biết để kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành cần có hệ thống đường sắt gồm bảy tuyến.

Đường sắt.jpg Ga Bình Triệu là một trong những ga được quy hoạch làm ga hành khách. Ảnh: KC

Để kết nối với tỉnh Đồng Nai cần ba tuyến. Cụ thể, tuyến Trảng Bom (Đồng Nai) - Ga Sài Gòn - Ga Tân Kiên với chiều dài toàn tuyến là 102,16 km. Tuyến này có ba đoạn, gồm Trảng Bom - An Bình - Bình Triệu (Ga Bình Triệu), Bình Triệu - Ga Sài Gòn và Ga Sài Gòn - Ga Tân Kiên.

Tuyến đường sắt tốc độ cao trong tương lai kết nối từ Thủ Thiêm đến sân bay Long Thành đang được xây dựng với chiều dài tuyến là 48,5 km. Tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành với chiều dài 49,3 km, hai tuyến này đều kết nối TP.HCM với sân bay Long Thành (Đồng Nai).

TP.HCM cũng cần kết nối với tỉnh Tây Ninh thông qua đường sắt dài 61,2 km. Tuyến này sẽ từ TP.HCM tới cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), giúp giao thương hàng hóa, hành khách thuận lợi hơn.

Với tỉnh Bình Phước, TP.HCM sẽ kết nối thông qua đường sắt TP.HCM - Lộc Ninh với chiều dài 52,3 km. Kết nối với TP Cần Thơ là đường sắt TP.HCM - Cần Thơ với chiều dài 82,45 km.

Ngoài ra, TP.HCM cũng cần tuyến đường sắt kết nối hai cảng quan trọng là cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM) với cảng Long An (tỉnh Long An). Tuyến có chiều dài 54,3 km để vận chuyển hàng hóa giữa hai cảng trên trong tương lai.

Chuyên gia cho rằng với hệ thống các nhà ga sau này được bổ sung thì việc kết nối bằng đường sắt từ TP.HCM đến các tỉnh, thành, nhất là về miền Tây sẽ được hoàn thiện tốt hơn.

Đấu giá bất động sản từ nhà ga TOD được mở rộng


Theo liên danh tư vấn, để có thể triển khai Quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các địa phương cần nghiên cứu, quy hoạch diện tích đất xung quanh các nhà ga đảm bảo có đủ không gian phát triển mới. Từ đó, tạo nguồn nội lực quan trọng cho các dự án đường sắt khi triển khai từ đấu giá bất động sản tại nhà ga TOD (Transit Oriented Development, mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng).

Ví dụ, Ga Sài Gòn khi tăng diện tích từ 6,14 ha thành 8 ha (đề xuất trong báo cáo giữa kỳ) sẽ tạo ra quảng trường ga, không gian ngầm… Từ đó, tạo kết nối đô thị nhằm khai thác tốt quỹ đất khu trung tâm của ga quan trọng này (Ga Sài Gòn hiện nằm ở quận 3, TP.HCM).

“Chúng ta giữ lại Ga Sài Gòn làm ga trung tâm và sẽ khai thác các trung tâm thương mại ở ga này. Đồng thời làm sao khai thác tốt tiềm năng quỹ đất của ga này trong tương lai” - ông Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc TP.HCM, cho biết.

Ngoài ra, ông Mười cũng cho rằng với hệ thống các nhà ga sau này được bổ sung thì việc kết nối bằng đường sắt từ TP.HCM đến các tỉnh, thành, nhất là về miền Tây sẽ được hoàn thiện tốt hơn.

Trong báo cáo giữa kỳ, ngoài Ga Sài Gòn được đề xuất mở rộng, liên danh tư vấn cũng đề nghị mở rộng diện tích các ga quan trọng như Ga Thạnh Đức (từ 15 ha lên 50,4 ha). Đây là ga hàng hóa và cũng là ga nối ray xuống cảng Hiệp Phước

(TP.HCM). Ga này phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các cụm công nghiệp Bến Lức (tỉnh Long An).

Hay như Ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP.HCM) cũng được đề xuất mở rộng từ 56,2 ha (như quy hoạch trước đây) thành 105 ha (báo cáo giữa kỳ). Ga An Bình (tỉnh Bình Dương) cũng tăng diện tích từ 64,6 ha lên 190 ha, Ga Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) tăng diện tích từ 27,2 ha lên 64 ha.•


Tiến độ theo báo cáo giữa kỳ

Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện hữu khổ 1.000 mm, trong đó có đoạn Trảng Bom - Sài Gòn thuộc đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM. Việc nâng cấp này nhằm nâng cao năng lực tuyến đường, bảo đảm an toàn chạy tàu.

Giai đoạn đến năm 2040: Hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến: Đoạn tuyến Thủ Thiêm - Tân Kiên, tuyến Trảng Bom - Sài Gòn - Tân Kiên (chạy xuyên tâm TP.HCM), TP.HCM - Lộc Ninh (đoạn Bàu Bàng - An Bình), TP.HCM - Cần Thơ, Thủ Thiêm - sân bay Long Thành (khổ 1.435 mm, điện khí hóa).

Giai đoạn đến năm 2050: Hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến TP.HCM - Tây Ninh và tuyến đường sắt nối ra cảng Hiệp Phước tới tỉnh Long An.


HUY VŨ

Xem tiếp...
 
Top Bottom