Phương Nga
Tích Cực
Đổ mồ hôi là cơ chế tự điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Có nhiều yếu tố khiến cơ thể đổ mồ hôi, chẳng hạn như thời tiết nóng, tập thể dục, bị sốt, cảm xúc lo âu, căng thăng hay thậm chí là ăn đồ ăn cay.
Khi nhiệt độ tăng, các tuyến mồ hôi trong da sẽ tiết ra một lượng mồ hôi vừa đủ để làm mát cơ thể và ngay khi thân nhiệt giảm, các tuyến mồ hôi sẽ ngừng tiết mồ hôi.
Tuy nhiên, ở một số người, cơ thể lại dễ ra mồ hôi và lượng mồ hôi nhiều hơn mức bình thường. Tình trạng này được gọi là tăng tiết mồ hôi và gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động hàng ngày.
Vậy tăng tiết mồ hôi xảy ra do những nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao?
Ở những người bị chứng tăng tiết mồ hôi, cơ thể ra mồ hôi ngay cả khi không vận động mạnh và thời tiết mát mẻ.
Tình trạng mồ hôi ra quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần, thể chất và cản trở sinh hoạt hàng ngày. Có hai loại tăng tiết mồ hôi là:
Đổ mồ hôi nhiều bất thường mà không rõ nguyên nhân được gọi là tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát (primary focal hyperhidrosis). Tình trạng ra nhiều mồ hôi có thể xảy ra toàn thân hoặc chỉ ở một số khu vực nhất định như nách, mặt, bẹn, lòng bàn tay, vùng dưới vú và lòng bàn chân.
Những người bị tăng tiết mồ hôi đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường khi nhiệt độ tăng cao, khi hoạt động thể chất hay khi cảm thấy lo âu, căng thẳng và cũng có thể ra mồ hôi dù không hề có bất cứ yếu tố tác động nào. Điều này xảy ra do các dây thần kinh hoạt động quá mức, truyền tín hiệu báo các tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi dù cơ thể không cần làm mát.
Chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường bắt đầu vào khoảng tuổi dậy thì và có thể di truyền.
Bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm là những vấn đề rất phổ biến trong thời kỳ mãn kinh.
Những cơn bốc hỏa có thể khiến phụ nữ đổ mồ hôi khắp người, đặc biệt là trên mặt, đầu và ngực. Nhiều người thường xuyên gặp tình trạng toàn thân ướt đẫm mồ hôi khi tỉnh dậy vào ban đêm.
Bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm cũng có thể xảy ra khi mang thai.
Tăng tiết mồ hôi có thể là do mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài đổ nhiều mồ hôi, một số dấu hiệu khác của sự mất cân bằng nội tiết tố còn có:
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể có thể bị đổ mồ hôi nhiều hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm khi lượng đường trong máu ở mức thấp (hạ đường huyết). Các dấu hiệu khác của hạ đường huyết còn có:
Đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là do tác dụng phụ của insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác.
Đổ mồ hôi bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây tăng tiết mồ hôi gồm có:
Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường là tác dụng phụ của một số loại thuốc như:
Còn nhiều nguyên nhân khác khiến cơ thể dễ ra mồ hôi và lượng mồ hôi nhiều hơn bình thường:
Rối loạn lo âu
Thi thoảng ra nhiều mồ hôi không phải điều đáng lo ngại, đặc biệt là vào mùa nóng hoặc khi tập thể dục cường độ cao.
Nhưng nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi dù không vận động hay nhiệt độ không cao thì nên đi khám. Cũng nên đi khám nếu gặp các vấn đề sau đây:
Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng. Dựa trên kết quả khám lâm sàng và thông tin về bệnh sử, bác sĩ sẽ quyết định các bước cần thực hiện tiếp theo. Người bệnh có thể sẽ phải làm xét nghiệm để kiểm tra bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, mất cân bằng nội tiết tố hoặc các bệnh lý khác gây ra nhiều mồ hôi.
Để xác định các khu vực và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp test mồ hôi điều nhiệt, trong đó rắc một loại bột đặc biệt lên một số vùng trên cơ thể. Loại bột này đổi màu khi gặp mồ hôi.
Nếu bị đổ mồ hôi kèm theo đau ngực, buồn nôn hoặc choáng váng thì phải gọi cấp cứu hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Đó có thể là những dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim hoặc một vấn đề nghiêm trọng khác.
Nếu chỉ bị ra mồ hôi ở mức độ vừa thì có thể thực hiện các cách dưới đây để kiểm soát mồ hôi:
Nếu tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý khác thì trước hết phải điều trị bệnh. Một khi nguyên nhân gốc rễ được giải quyết, tình trạng ra nhiều mồ hôi sẽ tự cải thiện.
Trong những trường hợp tăng tiết mồ hôi nguyên phát, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc để kiểm soát mồ hôi như:
Tăng tiết mồ hôi có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và dù là nguyên nhân nào thì tình trạng ra nhiều mồ hôi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý khác thì trước tiên cần phải điều trị bệnh lý đó để giải quyết tình trạng ra nhiều mồ hôi. Nếu không tìm được nguyên nhân thì có thể làm giảm mồ hôi bằng các biện pháp như dùng thuốc chống mồ hôi, tiêm Botox và phẫu thuật.
Xem tiếp...
Khi nhiệt độ tăng, các tuyến mồ hôi trong da sẽ tiết ra một lượng mồ hôi vừa đủ để làm mát cơ thể và ngay khi thân nhiệt giảm, các tuyến mồ hôi sẽ ngừng tiết mồ hôi.
Tuy nhiên, ở một số người, cơ thể lại dễ ra mồ hôi và lượng mồ hôi nhiều hơn mức bình thường. Tình trạng này được gọi là tăng tiết mồ hôi và gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động hàng ngày.
Vậy tăng tiết mồ hôi xảy ra do những nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao?
Các nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi
Ở những người bị chứng tăng tiết mồ hôi, cơ thể ra mồ hôi ngay cả khi không vận động mạnh và thời tiết mát mẻ.
Tình trạng mồ hôi ra quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần, thể chất và cản trở sinh hoạt hàng ngày. Có hai loại tăng tiết mồ hôi là:
- Tăng tiết mồ hôi nguyên phát: Ra nhiều mồ hôi mà không rõ nguyên nhân.
- Tăng tiết mồ hôi thứ phát: Ra nhiều mồ hôi do các tình trạng bệnh lý như tiểu đường, nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố hoặc do các loại thuốc đang dùng.
Tăng tiết mồ hôi nguyên phát
Đổ mồ hôi nhiều bất thường mà không rõ nguyên nhân được gọi là tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát (primary focal hyperhidrosis). Tình trạng ra nhiều mồ hôi có thể xảy ra toàn thân hoặc chỉ ở một số khu vực nhất định như nách, mặt, bẹn, lòng bàn tay, vùng dưới vú và lòng bàn chân.
Những người bị tăng tiết mồ hôi đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường khi nhiệt độ tăng cao, khi hoạt động thể chất hay khi cảm thấy lo âu, căng thẳng và cũng có thể ra mồ hôi dù không hề có bất cứ yếu tố tác động nào. Điều này xảy ra do các dây thần kinh hoạt động quá mức, truyền tín hiệu báo các tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi dù cơ thể không cần làm mát.
Chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường bắt đầu vào khoảng tuổi dậy thì và có thể di truyền.
Thay đổi nội tiết tố
Bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm là những vấn đề rất phổ biến trong thời kỳ mãn kinh.
Những cơn bốc hỏa có thể khiến phụ nữ đổ mồ hôi khắp người, đặc biệt là trên mặt, đầu và ngực. Nhiều người thường xuyên gặp tình trạng toàn thân ướt đẫm mồ hôi khi tỉnh dậy vào ban đêm.
Bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm cũng có thể xảy ra khi mang thai.
Tăng tiết mồ hôi có thể là do mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài đổ nhiều mồ hôi, một số dấu hiệu khác của sự mất cân bằng nội tiết tố còn có:
- Tăng cân
- Mệt mỏi
- Nhạy cảm với lạnh hoặc nóng
- Da khô
- Táo bón hoặc đại tiện thường xuyên hơn bình thường
Bệnh tiểu đường
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể có thể bị đổ mồ hôi nhiều hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm khi lượng đường trong máu ở mức thấp (hạ đường huyết). Các dấu hiệu khác của hạ đường huyết còn có:
- Đỏ bừng mặt
- Chân tay run
- Cảm giác đói
- Tim đập nhanh
Đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là do tác dụng phụ của insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác.
Nhiễm trùng
Đổ mồ hôi bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây tăng tiết mồ hôi gồm có:
- Bệnh lao: Các triệu chứng khác của bệnh lao là ho ra máu, đau ngực, mệt mỏi không rõ nguyên nhân và sốt.
- Viêm nội tâm mạc: Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm ở lớp màng bên trong của tim và các van tim. Ngoài đổ mồ hôi về đêm, các triệu chứng khác của viêm nội tâm mạc còn có sốt hoặc ớn lạnh, da nhợt nhạt, đau cơ hoặc khớp, buồn nôn và cảm giác đầy chướng ở vùng bụng trên bên trái.
- Viêm tủy xương: Ngoài đổ mồ hôi, viêm tủy xương còn gây đau nhức, nóng đỏ và sưng tấy quanh vùng bị viêm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, cứng khớp, buồn nôn và cảm giác người không được khỏe.
Tác dụng phụ của thuốc
Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường là tác dụng phụ của một số loại thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc điều trị tiểu đường
- Liệu pháp hormone thay thế
Các nguyên nhân khác gây tăng tiết mồ hôi
Còn nhiều nguyên nhân khác khiến cơ thể dễ ra mồ hôi và lượng mồ hôi nhiều hơn bình thường:
Rối loạn lo âu
- Bệnh tự miễn
- Bệnh thần kinh tự chủ
- HIV/AIDS
- Bệnh Hodgkin
- Bệnh bạch cầu
- U lympho không Hodgkin
- Rỗng tủy sống
- Bệnh tuyến giáp
- Cai rượu
- Cai nghiện ma túy
- Dừng thuốc giảm đau nhóm opioid
Khi nào cần đi khám?
Thi thoảng ra nhiều mồ hôi không phải điều đáng lo ngại, đặc biệt là vào mùa nóng hoặc khi tập thể dục cường độ cao.
Nhưng nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi dù không vận động hay nhiệt độ không cao thì nên đi khám. Cũng nên đi khám nếu gặp các vấn đề sau đây:
- Da trở nên nhợt nhạt hoặc bong tróc do tình trạng ra nhiều mồ hôi kéo dài.
- Thường xuyên bị ngứa ngáy, nấm da hoặc các bệnh nhiễm trùng da khác do đổ mồ hôi quá nhiều.
- Ra nhiều mồ hôi kèm theo các triệu chứng khác.
- Đã thử nhiều cách kiểm soát mồ hôi nhưng không hiệu quả
- Tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng. Dựa trên kết quả khám lâm sàng và thông tin về bệnh sử, bác sĩ sẽ quyết định các bước cần thực hiện tiếp theo. Người bệnh có thể sẽ phải làm xét nghiệm để kiểm tra bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, mất cân bằng nội tiết tố hoặc các bệnh lý khác gây ra nhiều mồ hôi.
Để xác định các khu vực và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp test mồ hôi điều nhiệt, trong đó rắc một loại bột đặc biệt lên một số vùng trên cơ thể. Loại bột này đổi màu khi gặp mồ hôi.
Nếu bị đổ mồ hôi kèm theo đau ngực, buồn nôn hoặc choáng váng thì phải gọi cấp cứu hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Đó có thể là những dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim hoặc một vấn đề nghiêm trọng khác.
Làm thế nào để giảm mồ hôi?
Các biện pháp tự khắc phục
Nếu chỉ bị ra mồ hôi ở mức độ vừa thì có thể thực hiện các cách dưới đây để kiểm soát mồ hôi:
- Giữ cho nhiệt độ xung quanh luôn mát mẻ, đặc biệt là vào ban đêm
- Tránh đồ ăn cay, rượu bia, caffeine và các loại đồ ăn, thức uông gây đổ mồ hôi khác
- Sử dụng chất chống mồ hôi
- Mặc quần áo rộng rãi làm bằng chất liệu tự nhiên như cotton, linen
- Mang giày và tất làm bằng chất liệu tự nhiên. Đi dép hoặc xăng đan khi có thể để chân được thông thoáng.
- Luôn mang theo một chiếc khăn nhỏ để lau mồ hôi và giữ cho da khô thoáng.
- Mang quạt cầm tay để làm mát cơ thể khi trời nóng
Các phương pháp điều trị y tế
Nếu tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý khác thì trước hết phải điều trị bệnh. Một khi nguyên nhân gốc rễ được giải quyết, tình trạng ra nhiều mồ hôi sẽ tự cải thiện.
Trong những trường hợp tăng tiết mồ hôi nguyên phát, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc để kiểm soát mồ hôi như:
- Thuốc chống mồ hôi, có thể là dạng bôi hoặc dạng vải tẩm thuốc
- Thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này có thể giúp giảm lượng mồ hôi và đồng thời giảm cảm giác lo âu, căng thẳng – nguyên nhân gây đổ mồ hôi
- Nếu những cách này không hiệu quả thì vẫn còn các phương pháp điều trị khác:
- Tiêm Botox: Tiêm Botox có thể giúp tạm thời ngăn cản hoạt động của các dây thần kinh kích thích tuyến mồ hôi.
- Điện di ion: Truyền dòng điện nhẹ qua nước đến bàn tay hoặc bàn chân để tạm thời làm co các tuyến mồ hôi và nhờ đó giảm sự tiết mồ hôi.
- Nội soi cắt hạch giao cảm vùng ngực: Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm loại bỏ đi các hạch thần kinh giao cảm, từ đó chặn sự truyền dẫn tín hiệu thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi và làm giảm mồ hôi ở nách, lòng bàn tay. Phương pháp này còn giúp giảm mồ hôi vùng mặt và giảm đỏ mặt.
- Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi: Một giải pháp để điều trị tăng tiết mồ hôi là phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp ngăn đổ mồ hôi ở vùng phẫu thuật, các khu vực khác trên cơ thể vẫn sẽ ra mồ hôi bình thường. Ví dụ, nếu phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách, nách sẽ ngừng ra mồ hôi nhưng mặt, bàn tay và bàn chân vẫn sẽ tiếp tục ra mồ hôi.
Tóm tắt bài viết
Tăng tiết mồ hôi có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và dù là nguyên nhân nào thì tình trạng ra nhiều mồ hôi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý khác thì trước tiên cần phải điều trị bệnh lý đó để giải quyết tình trạng ra nhiều mồ hôi. Nếu không tìm được nguyên nhân thì có thể làm giảm mồ hôi bằng các biện pháp như dùng thuốc chống mồ hôi, tiêm Botox và phẫu thuật.
- Đọc thêm: trị hôi nách
Xem tiếp...