SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
353K

Để hậu sản không còn là nỗi lo: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sản phụ sau sinh?

Thanh Lan

Tích Cực
Hậu sản là thuật ngữ dùng để chỉ khoảng thời gian từ sau khi sinh em bé đến hết 42 ngày (6 tuần). Tùy từng cơ địa mà mỗi phụ nữ sẽ có thời gian để hồi phục nhanh hay chậm, nhưng trung bình thời gian hậu sản là 6 tuần. Trong thời gian này, cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi để dần trở về như trước khi mang bầu. Bác sĩ có một số chia sẻ như sau để các sản phụ sau sinh dễ dàng đón nhận và có một thời gian hậu sản dễ dàng, cơ thể dễ hồi phục.

hoi-chung-marfan-la-gi.jpg

1. Hậu sản là gì?

Hậu sản là khoảng thời gian kéo dài 6 tuần lễ sau sinh. Trong thời gian này các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là cơ quan sinh dục sẽ dần dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai, trừ tuyến vú sẽ tiếp tục phát triển để tiết sữa.

2. Điều gì xảy ra với cơ thể sản phụ trong thời kì hậu sản?

Thời kỳ hậu sản được đánh dấu bằng các hiện tượng chính là:

1. Sự co hồi tử cung:

Ngay sau khi sổ nhau, tử cung sẽ co thành một khối cứng gọi là cầu an toàn giúp cầm máu sau sinh, khối này sẽ co cứng liên tục 3-4 giờ. Sau đó tử cung sẽ đi vào giai đoạn hậu sản thực sự với những cơn co bóp để tống sản dịch ra ngoài âm đạo. Đây là lúc mà các sản phụ thấy đau nhiều, thậm chí với nhiều sản phụ đau không kém gì đau đẻ. Cùng với sự giảm dần của sản dịch, các cơn co tử cung sẽ giảm dần đi trong những ngày kế tiếp, sản phụ sẽ đỡ đau hơn

2. Sự tiết sản dịch:

Sản dịch gồm mảnh vụn màng rụng, máu đông nhỏ nơi rau bám trong buồng tử cung, dịch máu loãng do hòa với dịch tiết từ vết thương của vị trí vết rạch tầng sinh môn. Sản dịch có mùi tanh nồng và vô trùng. Ngày thứ 2-3, sản dịch có màu đỏ tươi sau đó sậm như bã trầu, ngày thứ 4 sản dịch loãng hơn, lẫn với chất nhày lờ lờ máu cá, từ ngày 8-12: sản dịch là một chất nhầy trong và ít dần đi.

3. Sự lên sữa và tiết sữa:

Khi mang thai 3 tháng cuối, thai phụ đã có sữa non. Ngay sau sinh, mẹ nên cho bé bú luôn để có thể đón được những giọt sữa non quý giá giàu kháng thể. Sau sinh 2-3 ngày, mẹ sẽ có sữa trưởng thành. Vú sẽ cương cứng và có thể nhầm là tắc tia sữa, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần trẻ bú. Các mẹ không nên cho trẻ bú bình ngay sẽ dẫn đến bé quen bình và không chịu bú mẹ, rất dễ dẫn đến tắc tia sữa, tai hại đấy các mẹ nhé!

4 Một vài thay đổi trên cơ thể:

Một vài sản phụ sau sinh có thể có cơn rét run do mất nhiệt và mệt mỏi. Tuy nhiên rét run ngắn và mau hết, ăn cháo thịt nạc, ấm sẽ giúp sản phụ nhanh hết rét run. Ngoài ra, sau sinh một vài mẹ có hiện tượng bí tiểu, tiểu không tự chủ… do chấn thương đường tiểu trong quá trình rặn sinh.

5. Kinh non:

Vào khoảng ngày 12-18, sản phụ có thể ra chút máu đỏ tươi từ âm đạo trong 1-2 ngày, đó là kinh non, hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm. Còn kỳ kinh thực sự đầu tiên sau sinh thường kéo dài hơn và ra máu nhiều hơn bình thường. Nếu cho con bú, kỳ kinh đầu tiên thường đến sau 6-8 tháng hoặc có thể đến sau khi cai sữa cho bé. Nếu không cho bé bú hoặc bú không hoàn toàn, kì kinh đầu tiên sẽ đến vào khoảng thứ 4-6 sau sinh.

6. Vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ ở bụng:

Để em bé ra đời ăn toàn cho cả mẹ và con bác sĩ thường chủ động rạch tầng sinh môn để làm rộng đường ra cho bé. Điều này sẽ để lại vết thương từ 3-5 cm ở phía ngoài, 3-4 cm ở phía trong âm đạo. Các vết thương này thường mau lành do tưới máu tầng sinh môn nhiều tuy nhiên cũng dễ nhiễm trùng. Hiện nay, hầu hết là khâu bằng chỉ tự tiêu không phải cắt chỉ, tùy từng cơ địa mà có thể trên dưới 1 tháng là chỉ tiêu hết.

42 ngày hậu sản là quãng thời gian thử thách để cơ thể sản phụ trở về với sinh lý trước khi mang thai. Việc nắm được diễn biến thay đổi cơ thể sẽ giúp sản phụ và người nhà chủ động theo dõi và phát hiện điều bất thường. Chúc các sản phụ có thời kỳ hậu sản khỏe mạnh.​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top Bottom