SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Dễ bệnh vì lấy ráy tai không đúng cách - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngọc Khuê

Tích Cực
Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị điếc, đau đầu, chóng mặt, ù tai…mà nguyên nhân chính là do không biết cách xử lý khi có ráy tai.

Phải vệ sinh tai đúng cách​


Bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố lý giải: bình thường, lỗ tai có cơ chế tự làm sạch ráy mà không cần can thiệp bằng cách ngoáy tai. Ráy được hình thành do chất nhờn trong tai trộn lẫn với các tế bào chết. Nó đóng vai trò như một "vệ sĩ" ngăn chặn côn trùng, bụi bặm… đe dọa thính giác.

Do đó, việc ngoáy tai sẽ vô tình đẩy cục ráy càng lúc càng sâu hơn, gây tích tụ nhiều, tạo nên nút ráy tai. Ở những người có cấu tạo ống tai ngoài hẹp, ráy tai tích tụ quá nhiều cũng sẽ đóng cục lại làm bít ống tai, dẫn đến hạn chế khả năng nghe. Mặt khác, môi trường hiện nay quá ô nhiễm, dễ gây rối loạn các tuyến ống tai, khiến ráy được bài tiết ra nhiều hơn.

Theo bác sĩ Phúc, mức độ đau tai của bệnh nhân nặng hay nhẹ, khả năng nghe giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ ráy tai. Trẻ bị nút ráy tai sẽ nghe kém, đau một bên tai. Người già còn bị ngứa. Người bị nút ráy tai thường bị ù tai khi tắm ở biển, hồ bơi do nước thấm vào bên trong làm cục ráy nở ra, bít quanh ống.

Hạn chế ngoáy tai​


Những bệnh nhân bị nút ráy tai nên đến bệnh viện khám để lấy ráy đúng cách. Dựa vào cấu tạo ống tai ngoài và mức độ khô cứng của nút ráy tai, bác sĩ sẽ có những cách điều trị khác nhau. Có những trường hợp cục ráy rắn lại, bác sĩ phải nhỏ thuốc để làm mềm, sau vài ngày mới hút ra được. “Có trường hợp, người bệnh dùng vật nhọn ngoáy ra nhưng nút ráy tai cứ bị đẩy vào sâu hơn, càng làm bít lỗ tai, thậm chí làm thủng màng nhĩ gây điếc”, BS Phúc kể.

Để tránh ráy “tồn kho” gây ù tắc, nghe không rõ, người bị hẹp ống tai ngoài nên vệ sinh tai đúng cách, không nên dùng chung dụng cụ ngoáy tai. Riêng những người có sức khỏe bình thường nên hạn chế lấy ráy. Đã có nhiều bệnh nhân nhập viện do bị nấm tai, trầy và chảy máu niêm mạc ống tai ngoài, viêm ống tai ngoài, điếc… do ngoáy quá sâu ở tiệm cắt tóc, vì thợ hớt tóc không biết cách lấy ráy, lại dùng dụng cụ cho nhiều khách hàng.

Các bác sĩ khuyên mỗi người nên sắm riêng một bộ ngoáy tai. Sau khi dùng xong, phải ngâm ngay vào dung dịch cồn y tế để sát trùng. Tuy nhiên, chỉ vệ sinh khi tai bẩn và không nên lấy ráy thường xuyên.

Để phòng chấn thương và viêm ống tai ngoài​

  • Cần tránh dùng những vật sắc nhọn nhưtăm xỉa răng, kẹp tóc… để ngoáy vì dễ gây trầy xước, chảy máu.
  • Khi bị vật sắc nhọn đâm vào, bệnh nhân không nên nhỏ bất cứ thuốc gì vào tai mà phải đến bác sĩ chuyên khoa, tránh nhiễm trùng và biến chứng về sau.
  • Khi thấy trẻ lắc đầu, dụi tay vào tai, nên đưa đến ngay bác sĩ chuyên khoa để xác định có bị viêm tai hay không. Có thể lúc tắm, nước xà phòng chảy vào tai bé, gây nhiễm trùng, hoặc bé bị tổn thương do mẹ ngoáy tai quá sâu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom