SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
384K

Đau thần kinh tọa

TS.BS Thanh Bình

Ngôi Sao
Thành viên BQT
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1).

Hầu hết những người đau thần kinh tọa trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Các nguyên nhân khác bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp thoái hóa cột sống.

Triệu chứng:

  • Đau âm ỉ ở lưng; Cảm giác nóng rát ở lưng; Đau lan xuống chân; Đau tăng khi cử động ở chân; Tê và ngứa ran ở chân; Chân tê yếu

Chẩn đoán:

  • Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được chỉ định để xác định các nguyên nhân khác của các triệu chứng.

Điều trị:
  • Các phương pháp điều trị bao gồm: thuốc, vật lý trị liệu, tiêm steroid ngoài màng cứng, và / hoặc phẫu thuật.Thuốc có thể bao gồm: thuốc chống viêm không steroid / NSAIDs (ibuprofen / Motrin hoặc Advil, naproxen / Naprosyn), thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol), gabapentin (Neurontin), phenytoin, carbamazepine, thuốc chống trầm cảm ba vòng, và / hoặc steroid.

Tổng quan
  • Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
  • Đau thần kinh tọa là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở những người lao động chân tay, nam giới, độ tuổi từ 30-60.
  • Nguyên nhân chính của đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương (ngã dồn cột sống, khiêng vác nặng…).
  • Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách.

Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống thắt lưng gây đau thần kinh tọa hoặc do các dị dạng bẩm sinh (quá phát mỏm ngang, gai đôi hay quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng cuối hay đốt sống cùng đầu tiên) hay thứ phát vùng cột sống thắt lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, … viêm đốt sống do nhiễm khuẩn…).

Ngoài ra, yếu tố tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, gò bó, rung sóc, chấn thương, mang vác nặng ở tư thế sai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất hiện và tái phát của bệnh.

Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó, phải mang vác và lao động nặng hoặc vượt quá ngưỡng sinh lý như: công nhân bốc vác, công nhân mỏ, nghệ sĩ xiếc, bale, cử tạ… Nói chung, với các bệnh nhân làm nghề chân tay nặng nhọc hoặc hoạt động thể thao sẽ dễ xuất hiện và tái phát bệnh hơn.

Khi bệnh nặng, người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện. Có trường hợp đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy.Nguyên nhân

Hầu hết những ngườiđau thần kinh tọa trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễbị đau do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Các nguyênnhân khác bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp thoái hóa cột sống:

  • Thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân phổ biếnnhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm. Các đĩa đệm cột sống thoái hóadần theo thời gian và dễ bị tổn thương. Khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ chènvào rễ thần kinh hông. Khoảng 1 trong 50 người sẽ bị thoát vị đĩa đệm tại mộtsố thời điểm nào đó trong cuộc sống và 1 phần 4 trong số họ sẽ có triệu chứngkéo dài hơn 6 tuần.
  • Hẹp cột sống. Sự hao mòn tự nhiêncủa các đốt sống có thể dẫn đến sự thu hẹp của ống tủy sống. Tình trạng hẹp ốngsống có thể gây áp lực lên các dây thần kinh hông. Hẹp ống sống thường gặp ởnhững người trên 60 tuổi.
  • Khối u cột sống. Trong trường hợphiếm gặp, đau thần kinh tọa có thể do khối u phát triển bên trong hoặc dọc theocột sống, thậm chí là trên dây thần kinh. Khi một khối u phát triển, nó có thểgây áp lực lên các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống.
  • Chấn thương hoặcnhiễm trùng. Một số nguyên nhânkhác gây đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương nhưgãy xương. Nói chung, bất kỳ nguyên nhân kích thước hoặc chèn ép dây thần kinhhông có thể gây ra triệu chứng đau. Trong một số trường hợp, không có nguyênnhân cụ thể.

Nguyên nhân khác
  • Cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên.
  • Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.
  • Cột sống cứng, bị đau khi nghiêng người, chỉ cần chuyển dịch một chút cũng đau.
  • Có thể thấy teo cơ bên chân đau nếu tình trạng đau kéo dài.
  • Làm động tác cúi người xuống không được vì đau.
  • Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương.
  • Khi bệnh nặng, chân tê bị mất cảm giác, phản xạ đi tiêu đi tiểu có thể mất.

Phòng ngừa
  • Áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ.
  • Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất.
  • Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống.
  • Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.
  • Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo. Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân.
  • Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng. Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.
  • Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp.
  • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
  • Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài.
  • Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
  • Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến.
  • Làm nhẹ ví và đừng để nó ở túi quần ngay sau hông.
  • Mang giày đúng cỡ, thoải mái…

Điều trị
Để đỡ đau có thể nằm co chân lại hay nằm sấp. Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống (lao, viêm, ung thư…) các bác sĩ sẽ cố định bằng bột, đai nẹp, yếm, áo chỉnh hình thắt lưng. Chỉ sau khi bệnh đã ổn định, người bệnh mới được dần dần vận động lại.

Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống bệnh nhân có thể đeo đai lưng.

Vật lý trị liệu

  • Trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa, phương pháp vật lý trị liệu đã cho kết quả khá tốt. Có thể dùng các biện pháp chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ.
  • Khi có điều kiện có thể sử dụng liệu pháp tắm cát, tằm bùn và đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, liệu pháp biển (điều trị bằng nước biển, bùn biển, rêu và khí hậu biển). Người ta cũng áp dụng cả các phương pháp đông y như xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.

Thuốc

  • Bao gồm các thuốc chống viêm không steroid (voltarel, tilcotil, mobic…), các thuốc giảm đau (paracetamol, efferal-gan codein, di-antalvic), thuốc giãn cơ (mydocalm, decontractyl, myonal…), tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison.
  • Gần đây, người ta bắt đầu sử dụng laser để điều trị đau thần kinh tọa rất có hiệu quả. Một số ít trường hợp đặc biệt, sau khi điều trị nội khoa 6 tháng mà không đỡ hay có biến chứng thì có thể phải phẫu thuật mới mong nhanh khỏi.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top Bottom