SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Đau tai: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Bất kỳ ai cũng có thể bị đau tai, nhưng trẻ em là nhóm đối tượng thường gặp nhất. Đau tai có thể do nhiễm trùng, chấn thương, tắc nghẽn ở các phần khác nhau của tai hoặc do vấn đề về xoang, răng, hàm. Vậy đâu là dấu hiệu đau tai dễ nhận biết và cách phòng ngừa như thế nào cho hiệu quả?

đau tai


Đau tai là gì?


Đau tai có thể là triệu chứng của nhiễm trùng tai hoặc dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Mặc dù đau tai không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau tai. Do đó, cách điều trị cũng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Điều trị bao gồm: thuốc nhỏ tai, thuốc uống, điều trị tại nhà để giảm đau.

Đối tượng dễ bị đau tai


Hầu như ai cũng có thể bị đau tai. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có nguy cơ bị đau tai cao hơn so với trẻ lớn hơn và người lớn. Một phần là do ống eustachian của trẻ nhỏ và thẳng hơn, khiến chất lỏng khó thoát ra ngoài khi trẻ tắm hoặc bơi lội. Hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển nên nguy cơ nhiễm trùng ở tai cao hơn. Một nghiên cứu cho thấy, có đến 80% trẻ em từ 3 tuổi bị nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa cấp tính) gây ra các cơn đau ở tai.(1)

bị đau tai
Nếu không vệ sinh tai sau khi bơi có thể khiến nước đọng trong ống tai gây đau tai

Những người thường xuyên đi bơi, vận động viên bơi lội cũng thường dễ bị đau tai do viêm tai ngoài. Nguyên nhân là do nước còn đọng lại trong ống tai ngoài sau khi bơi, khiến vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng và gây đau.

Nguyên nhân đau tai thường gặp


Các nguyên nhân thường gặp gây đau tai bao gồm:

  • Do tắc nghẽn vòi eustachian, đường dẫn từ tai giữa đến phía sau khoang mũi và cổ họng. Khi đó, không khí và chất lỏng không thể lưu thông, gây áp lực và đau đớn ở tai;
  • Viêm tai ngoài: Thường gặp ở những người bơi lội, chất lỏng bị tích tụ bên trong tai giữa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc virus phát triển gây viêm nhiễm;
  • Viêm tai giữa: Xảy ra khi trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp trên gây nghẹt mũi, sưng ống eustachian;
  • Viêm tai trong: Các triệu chứng bao gồm chóng mặt, giảm thính lực, buồn nôn, nôn, cảm thấy mờ mắt.

Các nguyên nhân thứ phát thường gặp gây đau tai bao gồm:

  • Chấn thương khí áp do thay đổi áp suất quá mức, thường là khi ngồi trên máy bay hoặc lặn biển;
  • Vật lạ lọt vào tai gây đau;
  • Tích tụ ráy tai;
  • Bị đau họng hoặc viêm amidan;
  • Gặp vấn đề về nha khoa như bị sâu răng, áp xe răng,…;
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản;
  • Nhiễm trùng tai;
  • Hội chứng khớp thái dương hàm;
  • Viêm thần kinh cảm giác vùng tai.

Dấu hiệu đau tai dễ nhận biết


Đau tai có thể xuất hiện dần dần hoặc đau một cách đột ngột, cơn đau âm ỉ, sắc nét hoặc nóng rát và có thể đau tạm thời hoặc đau liên tục. Thông thường, cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên tai, nhưng đôi khi có thể đau ở cả hai bên. Có thể nhận biết đau tai bằng các dấu hiệu:

  • Sốt;
  • Có nước chảy ra từ tai;
  • Giảm hoặc mất thính lực;
  • Đau đầu;
  • Khó nhai;
  • Đau hàm;
  • Ở trẻ em có thể các dấu hiệu: quấy khóc, khó chịu, chán ăn.
triệu chứng đau tai
Đau tai có thể gây giảm hoặc mất thính lực, đau đầu, đau hàm

Chẩn đoán đau tai thế nào?


Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau tai, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải cũng như xem xét về tiền sử bệnh. Chẩn đoán bằng hình ảnh và xét nghiệm máu ít phổ biến hơn.

1. Thăm hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh


Bác sĩ sẽ thăm hỏi tình trạng đau tai diễn ra như thế nào, mức độ đau cũng như tần suất xuất hiện cơn đau. Người bệnh cần liệt kê tất cả những triệu chứng gần nhất và hiện tại đang có biểu hiện nào hay không như: sốt, giảm thính lực, mất thăng bằng, chóng mặt, chảy nước từ tai hoặc ù tai,…

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thăm hỏi về tình trạng sức khỏe gần đây của người bệnh, có bị chấn thương gì ở mặt hoặc tai hay không.

2. Kiểm tra thể chất


Việc kiểm tra thể chất bao gồm: kiểm tra tai ngoài, ống tai và màng nhĩ bằng kính soi tai. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mũi, miệng và xoang, ấn vào khớp thái dương hàm, xem xét răng hàm phía sau để kiểm tra các dấu hiệu nghiến răng thường xuyên, kiểm tra cổ để tìm hạch bạch huyết phì đại hoặc các khối u khác có thể dẫn đến đau tai.

3. Kiểm tra chuyên sâu


Các bài kiểm tra thính giác thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thính giác. Khi đó, bác sẽ đánh giá khả năng nghe các tần số khác nhau của người bệnh và tìm ra nguyên nhân gây đau tai.

Các xét nghiệm tiền đình có thể giúp đánh giá tai trong của bệnh nhân trong tường hợp người bệnh có các triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng.

3. Chẩn đoán hình ảnh

  • Nội soi tai mũi họng: Đây là một thủ thuật chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng, có gắn camera và kính chuyên dụng ở hai đầu để kiểm tra lớp niêm mạc bên trong tai. Hình ảnh của khu vực nội soi sẽ được hiển thị phóng to trên màn hình để bác sĩ có thể kiểm tra, thăm khám.
  • Chụp X-quang: giúp đánh giá các vấn đề về răng miệng, kiểm tra hàm hoặc đánh giá khớp thái dương hàm.
  • Chụp cắt lớp vi tính: được sử dụng để đánh giá bệnh viêm xương chũm, tổn thương dây thần kinh sọ hoặc dấu hiệu viêm xoang màng não.
  • Chụp cộng hưởng từ: có thể được yêu cầu thực hiện để loại trừ ung thư (như ung thư vòm họng, khối u não, viêm tai cholesteatoma) hoặc bệnh đa xơ cứng.
khám chẩn đoán đau tai
Nội soi tai cho kết quả đầy đủ hình ảnh bên trong tai, giúp chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác

4. Xét nghiệm máu


Nếu có nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng nặng, đặc biệt là bị viêm xương chũm, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm máu. Kết quả của xét nghiệm này cũng có thể loại trừ được mối lo ngại như bệnh tuyến giáp, tiểu đường, giang mai.

Điều trị đau tai như thế nào?


Việc điều trị cơn đau tai phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm: dùng thuốc, phẫu thuật và các biện pháp giúp giảm đau tại nhà.

1. Điều trị bằng thuốc


Bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc không kê đơn như Tylenol hoặc Ibuprofen. Thuốc nhỏ tai có thể được khuyên dùng để giúp giảm đau.(2)

Trường hợp bị nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh có thể là dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị các nguyên nhân gây đau tai nghiêm trọng như: viêm xoang do vi khuẩn, viêm tai ngoài nặng, viêm màng ngoài tim, viêm xương chũm, viêm mô tế bào quanh tau. Nhiễm trùng nặng như bị viêm màng sụn và viêm mô tế bào có thể cần dùng đến kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Nhưng trong nhiều trường hợp thì người bệnh không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Ở trẻ em, thuốc kháng sinh như amoxicillin có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai nặng hoặc kéo dài hơn một vài ngày.

2. Phẫu thuật


Nếu bệnh nhân được chẩn đoán đau tai là do nhiễm trùng tai giữa mãn tính hoặc rối loạn chức năng ống eustachian dai dẳng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật này giúp màng nhĩ kín, tránh tình trạng nhiễm trùng tai giữa kéo dài, tránh tình trạng nghe kém ngày càng nặng. Được chỉ định cho các bệnh nhân lỗ thủng màng nhĩ đơn thuần, đã điều trị tai khô hết đợt nhiễm trùng. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định cho các trường hợp bị đau tai do khối u, viêm xương chũm nặng hoặc hình thành áp xe trong viêm màng sụn.

3. Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau tai: Sử dụng túi chườm lạnh hoặc khăn ướt để chườm lên bên tai bị đau khoảng 20 phút. Cả chườm lạnh và chườm nóng đều có thể giúp làm dịu các triệu chứng của cơn đau tai. Đối với chườm nóng, cần chú ý nhiệt độ vừa phải, không nên để túi chườm quá nóng, tránh gây bỏng da.
  • Khi bị đau tai, thay vì nằm thẳng, bạn hãy nằm ngửa đầu lên sẽ giúp giảm bớt áp lực ở tai giữa, từ đó giảm bớt đau.
  • Lưu ý không dùng tăm bông để ngoáy tai vì có thể khiến ráy tai chui vào sâu bên trong hơn, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Trường hợp có nhiều ráy tai gây đau, tốt nhất là nên đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện vệ sinh tai, loại bỏ ráy tai, các mảnh vụn, tế bào da chết trong điều trị viêm tai ngoài.

Phương pháp phòng ngừa đau tai


Để phòng ngừa đau tai, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Làm sạch tai một cách cẩn thận. Tránh sử dụng tăm bông để lấy ráy tai. Nếu thường xuyên bị tích tụ ráy tai, nên đến gặp bác sĩ để được làm sạch ráy tai an toàn, đúng cách;
  • Sau khi tắm hoặc bơi, cần lau khô tai. Tránh dùng ngón tay hoặc khăn để ngoáy vào tai;
  • Bảo vệ đôi tai khi đi máy bay để không bị chấn thương do khí áp;
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hạn chế chạm tay vào mũi, mắt, miệng, tai để tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên;
  • Nếu có dịch chảy ra từ tai, hãy nhẹ nhàng lau sạch tai ngoài bằng bông gòn. Trường hợp dịch chảy ra nhiều, nên đến bệnh viện kiểm tra;
  • Nên đi khám tai mũi họng theo định kỳ.
phòng ngừa đau tai
Tăm bông chỉ nên được dùng để vệ sinh bên ngoài tai, tránh ngoáy vào sâu trong tai

Các thắc mắc thường gặp khi bị đau tai

1. Đau tai khi nào nên gặp bác sĩ?


Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các biểu hiện: cơn đau tai kéo dài và ngày càng đau nặng hơn, có chất lỏng chảy ra từ tai, giảm thính giác, sốt, đang bị tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm, trẻ dưới 2 tuổi bị đau tai.

2. Làm gì để thoát khỏi cơn đau tai?


Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp giảm cơn đau tai tại nhà như: chườm lạnh hoặc chườm nóng dọc theo bên ngoài tai, sử dụng thuốc giảm đau (nên dùng theo chỉ định của bác sĩ), nằm kê đầu cao hơn (có thể sử dụng hai gối mềm để kê lên). Lưu ý: không tự ý dùng thuốc tai không kê đơn hay dầu ô liu. Không tự ý làm sạch tai bằng tăm bông.

3. Đau tai có thể tự khỏi không?


Nếu cơn đau tai của bạn là do nhiễm trùng tai giữa do siêu vi, bệnh có thể tự khỏi trong vòng 7 ngày và thường không cần dùng kháng sinh. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Nếu đau tai do nhiễm trùng tai ngoài, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc nhỏ tai kháng sinh để điều trị. Bạn không nên tự cố gắng loại bỏ bất cứ thứ gì bên trong tai khi bị đau. Tốt nhất là nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị đau tai và các bệnh tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:

Hầu hết chúng ta đều có thể bị đau tai vào một thời điểm nào đó trong đời. Cơn đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì nếu không được điều trị, cơn đau có thể trở nên nặng hơn hoặc đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đến bệnh viện, thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm.

Xem tiếp...
 
Top Bottom