SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
186K

Đau ngực khi mang thai (có bầu): Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Triệu chứng đau ngực khi mang thai có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân vô hại như mất cân bằng hormone, thai nhi phát triển, ngực thay đổi kích thước, tuyến sữa hoạt động mạnh chuẩn bị cho quá trình tiết sữa nuôi trẻ… cho đến những nguyên nhân nghiêm trọng hơn như tiền sản giật, đau tim, thuyên tắc phổi.

Đau ngực khi mang thai


Đau ngực khi mang thai là gì?​


Đau ngực khi mang thai là hiện tượng vùng ngực của thai phụ trở nên nhạy cảm, căng tức hơn kèm các cơn đau nhức. Hầu hết trường hợp đau ngực khi có thai đều vô hại, chủ yếu do các tuyến sữa bắt đầu hoạt động mạnh hơn, chuẩn bị cho quá trình cho con bú sau này.

Đồng thời việc tăng kích thước và trọng lượng ngực, thai thi phát triển ảnh hưởng đến xương sườn, lồng ngực và cơ bắp tay, gây nên hiện tượng đau ngực khi mang thai.

Có nhiều nguyên nhân gây đau vú khi có bầu, phổ biến nhất là do chứng ợ nóng hoặc áp lực tử cung phát triển do thai nhi tăng kích thước, chèn ép các cơ quan trong khoang ngực gây đau ngực.

Tuy nhiên một số nguyên nhân khác có thể khiến mẹ bầu bị đau ngực khi có thai do đau tim hoặc tiền sản giật. Những trường hợp này cần nhanh chóng liên hệ chăm sóc y tế ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. (1)

Dấu hiệu đau ngực khi mang thai thường gặp​


Một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo các cơn đau ngực khi mang thai như:


Các dấu hiệu khi mang thai có thể tăng mức độ nghiêm trọng vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3 do những thay đổi của cơ thể thích ứng với sự phát triển của thai nhi, tử cung.

Nguyên nhân bị đau ngực khi mang thai​


Nhiều nguyên nhân dẫn đến đau ngực, đau vú khi mang thai mà mẹ bầu cần chú ý.

Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai

1. Nguyên nhân nhỏ gây đau ngực khi có thai​

Mất cân bằng hormone khi mang thai​


Trong suốt thời gian mang thai, 2 nội tiết tố estrogen và progesterone đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, đời sống của thai phụ. Sự thiếu hụt 2 nội tiết tố trên có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Mất cân bằng hormone ảnh hưởng đến lưu lượng máu nuôi tim, gây tình trạng ngực căng đau khi mang thaitức ngực.

Ợ nóng​


Van giữa thực quản và dạ dày (cơ thắt dạ dày) có chức năng mở ra để dẫn thức ăn vào dạ dày và đóng lại nhằm ngăn thức ăn đã được tiêu hóa và axit trào ngược lên thực quản.

banner-lhts-13042024-content

Tuy nhiên trong thời gian mang thai, nồng độ hormone progesterone của thai phụ tăng cao khiến cơ thắt dạ dày giãn ra, gây nên tình trạng trào ngược axit. Tình huống này có thể gây ợ nóng, nóng rát cổ họng hoặc miệng. Tình trạng thường diễn ra sau khi ăn, đặc biệt là những người có thói quen nằm xuống ngay sau bữa ăn.

Một số cách giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng ở phụ nữ mang thai gồm:

  • Hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào hoặc đồ ăn nhanh.
  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày
  • Đứng thẳng hoặc ngồi thẳng lâu hơn sau khi ăn

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thai phụ sử dụng thêm thuốc kháng axit nhằm điều trị chứng ợ nóng dai dẳng. Loại thuốc này có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giúp giảm đau các cơn đau ngực khi mang bầu. Tuy nhiên mẹ bầu nên tham khảo và sử dụng thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị trong suốt thai kỳ.

Đầy hơi và khó tiêu​


Triệu chứng đầy bụng và khó tiêu khi mang thai xảy ra do progesterone tăng nhanh ở cơ thể phụ nữ mang thai, làm hệ tiêu hóa tăng chứa nhiều hơi hơn bình thường. Việc này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại, tạo áp lực lên các cơ quan xung quanh, gây cảm giác đau tức ngực.

Đầy hơi và khó tiêu khi mang thai có thể gây khó chịu, tuy nhiên chúng không quá nghiêm trọng nên thai phụ không cần quá lo lắng.

Căng thẳng và lo lắng có thể gây đau ngực khi có thai​


Đôi khi, cảm giác phấn khích, hào hứng khi mang thai có thể chuyển thành lo lắng, căng thẳng ở mẹ bầu. Nếu là lần đầu mang thai, mẹ bầu có thể cảm thấy lo lắng và căng thẳng nhiều hơn do phải trải qua những thay đổi về thể chất, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của thai phụ. Nguyên nhân này cũng có thể dẫn đến những cơn đau ngực ở phụ nữ mang thai.

Các triệu chứng có thể đi kèm với đau ngực do lo lắng, căng thẳng gồm:

  • Tức ngực;
  • Chóng mặt;
  • Bồn chồn;
  • Thở nhanh;
  • Khó tập trung.

Tử cung và thai nhi lớn dần​


Khi thai nhi phát triển, tử cung giãn rộng làm tăng thêm áp lực lên các cơ quan xung quanh như phổi, dạ dày… Luồng áp lực này có thể gây cảm giác khó chịu, đau nhức ngực.

Tình trạng này thường xuyên xảy đến ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 do thai nhi giai đoạn này phát triển nhanh về kích thước và trọng lượng.

Tức ngực trong khoang ngực cũng có thể dẫn đến:

  • Nhịp tim nhanh hơn;
  • Trào ngược axit;
  • Cảm giác hụt hơi.

Bị ốm nghén​


Các cơn buồn nôn, nôn do ốm nghén xảy ra trong thời gian mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai. Tình trạng này xảy ra do lượng hormone tăng vọt khi cơ thể mang thai. Các cơn ốm nghén diễn ra liên tục, nghiêm trọng có thể dẫn đến đau ngực, mất nước và sụt cân tạm thời.

Nôn nhiều có thể khiến thai phụ cảm thấy đau ngực khi chất nôn có axit trào ngược từ dạ dày gây kích ứng cổ họng. Ngoài ra bà bầu cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, đau cơ do cơ bụng, cơ ngực làm việc liên tục khi nôn.

Các cơn ốm nghén nặng có thể làm tăng áp lực lên lồng ngực, dẫn đến hiện tượng đau vú khi có bầu
Các cơn ốm nghén nặng có thể làm tăng áp lực lên lồng ngực, dẫn đến hiện tượng đau vú khi có bầu

Các vấn đề về phổi​


Nếu thai phụ có bệnh sử hen suyễn, tình trạng bệnh có thể trở nên nặng nề hơn nếu mang thai. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn trầm trọng có thể dẫn đến những cơn đau tức ngực, khó thở khi mang thai. Thai phụ bị nhiễm trùng phổi, cảm giác lạnh ngực, dị ứng nặng hoặc viêm phổi cũng có thể dẫn đến cơn đau ngực khi mang bầu.

Nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây đau ngực khi có bầu​


Dấu hiệu đau ngực khi mang thai cũng có thể do các nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bao gồm:

Tiền sản giật​


Ngực đau khi mang thai, kèm các cơn đau vai có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ: tiền sản giật. Biến chứng thai kỳ này có thể gây tử vong cho mẹ bầu và thai nhi.

Các triệu chứng tiền sản giật thường gặp gồm:

  • Huyết áp tăng;
  • Đau đầu;
  • Ợ nóng không thuyên giảm ngay cả khi thay đổi lối sống, thói quen hoặc dùng thuốc kháng axit;
  • Đau vùng bụng trên, mạn phải hoặc dưới xương sườn;
  • Sưng mặt và tay;
  • Tăng cân đột ngột;
  • Rối loạn thị giác;
  • Protein niệu.

Hội chứng tiền sản giật sẽ biến mất khi em bé được sinh ra. Những người mắc tiền sản giật có thể trở nặng và gặp các biến chứng liên quan như sản giật hoặc tan huyết, men gan tăng cao và giảm tiểu cầu. Các triệu chứng là được gọi là hội chứng HELLP.

Nhiều thai phụ không biết mình mắc tiền sản giật hoặc các biến chứng liên quan. Các tốt nhất giúp chẩn đoán phụ nữ mang thai có bị tiền sản giật hay không là kiểm tra sức khỏe thường xuyên. (2)

Mắc bệnh về tim hoặc cơn đau tim​


Đau tim có thể là nguyên nhân khiến xảy ra hiện tượng đau ngực khi mang thai ở phụ nữ. Tuy nhiên trường hợp này thường hiếm gặp.

Khi mang thai, cơ thể cần lượng máu nhiều hơn để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi. Để quá trình bơm máu diễn ra một cách hiệu quả, tim hoạt động nhiều hơn, nhịp tim tăng lên. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ đau tim cao hơn.

Các dấu hiệu có thể chỉ ra bệnh tim như:

  • Đau ngực;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Ho mạn tính;
  • Khó thở;
  • Phù nề hoặc tăng cân quá mức;
  • Ngất xỉu.

Nếu thai phụ mang thai xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa tim mạch và sản để được tư vấn, theo dõi.

Thuyên tắc phổi​


Một nguyên nhân hiếm gặp khác gây đau ngực khi có thai là thuyên tắc động mạch phổi (PE) xảy ra khi cơ thể hình thành các cục huyết khối làm tắc nghẽn động mạch trong phổi (phụ nữ mang thai có nguy cơ hình thành các cục huyết khối cao gấp 5 lần so với người bình thường). Nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời, thuyên tắc phổi có thể gây tử vong.

Thuyên tắc phổi là nguyên nhân hiếm gặp ở thai phụ nhưng là một trong những lý do hàng đầu gây tử vong ở Hoa Kỳ. Ước tính có khoảng 10% số ca tử vong ở thai phụ có liên quan đến hội chứng thuyên tắc phổi. Trong đó 1/4 trường hợp tử vong xảy ra trong thai kỳ, 2/3 xảy ra sau khi sinh.

Thai phụ bị thuyên tắc phổi có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Chóng mặt, choáng váng;
  • Phù nề, sưng chân;
  • Cảm giác hụt hơi;
  • Đau ngực;
  • Nhịp tim tăng cao.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, thai phụ cần nhanh chóng thăm khám bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các mẹ bị đau ngực khi mang thai được chẩn đoán thế nào?​


Một số công cụ giúp chẩn đoán đau ngực khi có thai ở phụ nữ như:

  • Siêu âm tim qua thành ngực (TTE): Kỹ thuật này cần thiết giúp đánh giá bệnh nhân khi mang thai bị đau ngực. Siêu âm tim qua thành ngực cung cấp các thông tin liên quan huyết động học, cấu trúc và chức năng tim là căn cứ chẩn đoán nguyên nhân khiến ngực bị đau. TTE được đánh giá an toàn, không gây phơi nhiễm phóng xạ cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Điện tâm đồ (ECG): Hầu hết phụ nữ mang thai có thể đo điện tâm đồ 12 chuyển đạo (ECG) bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp thai phụ có sự thay đổi đoạn ST và sóng T. Do đó chỉ định đo điện tâm đồ có thể được chỉ định.
  • Kiểm tra gắng sức: Phương pháp này giúp đánh giá tình trạng thiếu máu cục bộ ở phụ nữ mang thai.
  • Chụp X-quang: Kỹ thuật này được áp dụng trong trường hợp thai phụ có dấu hiệu khó thở, phù nề, nghi ngờ suy tim sung huyết.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan): Chụp CT được chỉ định nếu có nghi ngờ thai phụ bị thuyên tắc phổi. Tuy nhiên bác sĩ thường hạn chế chỉ định các chẩn đoán y học hạt nhân, phóng xạ do có nguy cơ cao khiến thai nhi phơi nhiễm phóng xạ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nếu nghi ngờ cơn đau tức ngực khi mang thai có liên quan đến bệnh lý tim mạch, bác sĩ có thể chỉ định đo điện tâm đồ hoặc siêu âm tim
Nếu nghi ngờ cơn đau tức ngực khi mang thai có liên quan đến bệnh lý tim mạch, bác sĩ có thể chỉ định đo điện tâm đồ hoặc siêu âm tim

Hiện tượng đau vú khi mang thai khi nào được điều trị tại nhà?​


Hầu hết các trường hợp đau ngực khi có thai đều bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng và phải điều trị y tế. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngực đau khi mang thai, bạn có thể làm dịu cơn đau bằng các phương pháp điều trị tại nhà.

Nếu lý do khiến thai phụ đau ngực xuất phát từ các triệu chứng thai kỳ bình thường như ợ nóng, ốm nghén, thai nhi phát triển… mẹ bầu có thể nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp các biện pháp làm dịu cơn đau ngực theo tư vấn của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu đau ngực khi có bầu kèm các triệu chứng khó thở, tim đập nhanh, huyết áp cao… thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi. (3)

Phương pháp điều trị đau ngực kéo dài khi mang thai​


Một số phương pháp giúp hết đau ngực khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo gồm:

  • Chườm lạnh để giảm các cơn đau, sưng ngực;
  • Chườm khăn ấm vùng đau cơ, mạn sườn;
  • Nằm nghiêng để giảm áp lực lên ngực, phổi và tim;
  • Ngồi thiền, nghe nhạc thư giãn giúp tinh thần thoải mái, giảm lo lắng;
  • Chia nhiều bữa ăn trong ngày giúp giảm buồn nôn, nôn;
  • Ăn ít nhất cách 2-3 tiếng trước khi ngủ;
  • Thăm khám và tư vấn tại các bệnh viện có chuyên khoa sản, tim mạch.

Biện pháp phòng ngừa cơn đau ngực khi mang thai cho các mẹ bầu​


Hiện nay không có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn cơn đau ngực khi mang thai. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi một số thói quen, lối sống sinh hoạt và dinh dưỡng nhằm hạn chế ngực đau khi có thai.

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ;
  • Tránh các thực phẩm như cà chua, sữa, chocolate, trái cây họ cam quýt do chúng có thể làm chứng ợ nóng nghiêm trọng hơn;
  • Tránh thức ăn làm đầy hơi, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn có đường;
  • Uống trà gừng giúp làm dịu cơn buồn nôn;
  • Cân nhắc thay đổi size áo ngực phù hợp, không có gọng.

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?​


Nếu các cơn đau ngực và khó chịu xảy ra do những nguyên nhân sinh lý, vô hại, thai phụ không nên quá lo lắng và có thể áp dụng các cách giảm đau ngực khi mang thai do bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Tuy nhiên nếu các triệu chứng đau ngực xảy đến nghi ngờ do liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như tim, tiền sản giật hoặc thuyên tắc phổi, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Những triệu chứng cảnh báo cơn đau tim bao gồm:

  • Khó chịu và đau nhức vùng ngực;
  • Cảm giác chèn ép ngực giữa, kéo dài vài phút và lặp lại;
  • Khó thở kèm khó chịu vùng ngực;
  • Đổ mồ hôi lạnh;
  • Ngất hoặc cảm thấy choáng váng;
  • Buồn nôn;
  • Đau hàm, cổ, lưng, một hoặc cả hai cánh tay.

Để đặt lịch khám và tư vấn đau ngực khi mang thai cũng như các bệnh lý liên quan đến tim mạch trong suốt thời gian thai kỳ, Quý khách có thể đăng ký theo thông tin sau:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH


Nhìn chung, các cơn đau ngực khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở thai phụ. Mẹ bầu không nên quá lo lắng và cần tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ Sản Phụ khoa, Tim mạch. Trong trường hợp các triệu chứng đau ngực kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để khám, theo dõi và xử trí.

Xem tiếp...
 
Top Bottom