Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Nguyên liệu:
Miến, thịt lợn xay, hành lá, gừng, tỏi, giấm trắng, nước tương, dầu hào, hạt tiêu.
Ngoài các nguyên liêu trên, bạn có thể lựa chọn các thực phẩm khác tùy theo sở thích như trứng, bắp cải, hải sản…
Các loại miến thông dụng
Trên thị trường có khá nhiều loại miến khác nhau về nguyên liệu, màu sắc, cách chế biến. Chẳng hạn, miến có màu vàng nhạt được nhuộm bằng mật mía hoặc các nguyên liệu tạo màu tự nhiên khác. Miến có màu xám nhạt được làm từ tinh bột củ dong riềng.
Dựa vào thành phần, có thể phân loại miến như sau:
Cách làm:
Lấy một lượng miếng vừa đủ và ngâm trong nước lạnh từ 5-10 phút. Không nên ngâm quá lâu vì miến sẽ mềm nhũn, mất ngon.
Đun một nồi nước. Khi nước sôi, thả miến vào trụng sơ khoảng 1-2 phút rồi vớt ra này.
Lúc này, bạn không nên xào miến luôn mà phải chuẩn bị một bát nước đá, cho một ít giấm trắng, khấy đều và thả miến vừa chần vào ngâm. Miến đang nóng gặp lạnh thì những tinh bột tiết ra trong quá trình trụng sẽ được làm lạnh, co lại ngay giúp sơi miến dai hơn, khi xào không bị bết dính.
Đặt chảo lên bếp và cho dầu ăn. Cho gừng và tỏi vào phi thơm (có thể thay gừng, tỏi bằng hành). Cho thịt băm vào xào chín, nêm chút nước tương, dầu hào cho đậm đà (có thể thay nước tương bằng nước mắm hoặc muối tùy sở thích).
Khi thịt chín, cho miến vào xào. Đảo nhẹ vài cái để miến tơi vào hòa quyện vào các nguyên liệu khác.
Nếu sử dụng các nguyên liệu khác như rau củ, bạn hãy bỏ thịt xào chín ra ngoài và cho rau củ vào xào chín. Sau đó mới cho thịt và miến vào để đảo đều. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Cách xào miến không bị dính chảo hay vón cục:
Một trong các mẹo xào miến không bị dính là cho miến vào sau cùng, khi các nguyên liệu khác đã được xào chín.
Tách miến thành những bó nhỏ, cắt thành đoạn dài vừa phải và rũ tơi thành sợi trước khi chế biến. Bước này giúp bước trụng miến được dễ dàng, miến suôn thành sợi đẹp mắt và miến không bị vón cục.
Ngâm miến trong nước lạnh 5 – 10 phút. Không nên ngâm quá lâu, sẽ làm miến mềm nhũn, dễ vón cục và nhạt vị.
Trụng miến trong nước sôi: Bước này rất quan trọng, thậm chí quyết định sự thành bại của món ăn. Bạn phải làm thật nhanh tay, trụng miến khoảng khoảng 1 phút rồi đưa ra ngay. Như vậy, sợi miến không bị mềm nhũn và dính khi xào.
Ngâm miến vào nước lạnh ngay sau khi trụng (có thể cho thêm vài viên đá) để miến không bị dính. Khi miến nguội, bạn vớt ra, để ráo nước. Cách này giúp sợi miến dai hơn, không bị bết dính khi xào.
Cho vào miến chút dầu ăn hoặc lòng trắng trứng để chúng bám vào bề mặt sợi miến khi xào, tránh vón cục.
Cho miến vào cuối cùng sai khi các nguyên liệu khác đã được xào chín; đảo nhẹ, đều rồi nhanh chóng tắt bếp.
Xem tiếp...
Miến, thịt lợn xay, hành lá, gừng, tỏi, giấm trắng, nước tương, dầu hào, hạt tiêu.
Ngoài các nguyên liêu trên, bạn có thể lựa chọn các thực phẩm khác tùy theo sở thích như trứng, bắp cải, hải sản…
Nguyên liệu xào miến
Các loại miến thông dụng
Trên thị trường có khá nhiều loại miến khác nhau về nguyên liệu, màu sắc, cách chế biến. Chẳng hạn, miến có màu vàng nhạt được nhuộm bằng mật mía hoặc các nguyên liệu tạo màu tự nhiên khác. Miến có màu xám nhạt được làm từ tinh bột củ dong riềng.
Dựa vào thành phần, có thể phân loại miến như sau:
- Miến gạo: 90% thành phần là tinh bột gạo, sợi miến trắng đục.
- Miến dong: Được sản xuất từ tinh bột dong riềng (còn gọi là củ chuối hoặc củ chóc), sợi miến có độ trong suốt và kết dính cao.
- Miến đậu xanh: Nguyên liệu chính là đậu xanh.
- Miến hỗn hợp: Nguyên liệu gồm nhiều loại tinh bột như bột mỳ, bột gạo, tinh bột củ dong, đậu xanh, khoai tây…
Cách làm:
Lấy một lượng miếng vừa đủ và ngâm trong nước lạnh từ 5-10 phút. Không nên ngâm quá lâu vì miến sẽ mềm nhũn, mất ngon.
Đun một nồi nước. Khi nước sôi, thả miến vào trụng sơ khoảng 1-2 phút rồi vớt ra này.
Lúc này, bạn không nên xào miến luôn mà phải chuẩn bị một bát nước đá, cho một ít giấm trắng, khấy đều và thả miến vừa chần vào ngâm. Miến đang nóng gặp lạnh thì những tinh bột tiết ra trong quá trình trụng sẽ được làm lạnh, co lại ngay giúp sơi miến dai hơn, khi xào không bị bết dính.
Đặt chảo lên bếp và cho dầu ăn. Cho gừng và tỏi vào phi thơm (có thể thay gừng, tỏi bằng hành). Cho thịt băm vào xào chín, nêm chút nước tương, dầu hào cho đậm đà (có thể thay nước tương bằng nước mắm hoặc muối tùy sở thích).
Khi thịt chín, cho miến vào xào. Đảo nhẹ vài cái để miến tơi vào hòa quyện vào các nguyên liệu khác.
Nếu sử dụng các nguyên liệu khác như rau củ, bạn hãy bỏ thịt xào chín ra ngoài và cho rau củ vào xào chín. Sau đó mới cho thịt và miến vào để đảo đều. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Rắc thêm hành lá thái nhỏ, rau thơm, hạt tiêu vào và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Cách xào miến không bị dính chảo hay vón cục:
Một trong các mẹo xào miến không bị dính là cho miến vào sau cùng, khi các nguyên liệu khác đã được xào chín.
Tách miến thành những bó nhỏ, cắt thành đoạn dài vừa phải và rũ tơi thành sợi trước khi chế biến. Bước này giúp bước trụng miến được dễ dàng, miến suôn thành sợi đẹp mắt và miến không bị vón cục.
Ngâm miến trong nước lạnh 5 – 10 phút. Không nên ngâm quá lâu, sẽ làm miến mềm nhũn, dễ vón cục và nhạt vị.
Trụng miến trong nước sôi: Bước này rất quan trọng, thậm chí quyết định sự thành bại của món ăn. Bạn phải làm thật nhanh tay, trụng miến khoảng khoảng 1 phút rồi đưa ra ngay. Như vậy, sợi miến không bị mềm nhũn và dính khi xào.
Ngâm miến vào nước lạnh ngay sau khi trụng (có thể cho thêm vài viên đá) để miến không bị dính. Khi miến nguội, bạn vớt ra, để ráo nước. Cách này giúp sợi miến dai hơn, không bị bết dính khi xào.
Cho vào miến chút dầu ăn hoặc lòng trắng trứng để chúng bám vào bề mặt sợi miến khi xào, tránh vón cục.
Cho miến vào cuối cùng sai khi các nguyên liệu khác đã được xào chín; đảo nhẹ, đều rồi nhanh chóng tắt bếp.
Xem tiếp...