THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
332K

Đạo nghĩa ‘thuận vợ thuận chồng’ ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm được

Phương Nga

Tích Cực
logo.png
- Hôn nhân là khi hai người cùng đứng chung trên một con thuyền, cùng nhìn về một hướng. Đã là vợ chồng thì không có kẻ thắng, người thua mà cả hai sẽ cùng thua hoặc cùng thắng.


Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy vui vẻ khi chứng khiến một cặp vợ chồng nào đó cùng nhau làm việc chăm chỉ. Nó vừa toát lên “vẻ đẹp lao động”, vừa thể hiện sự gắn kết, san sẻ giữa hai vợ chồng.

Ở khu chợ gần chỗ tôi ở có một cặp vợ chồng bán rau, thông thường mỗi sạp rau chỉ có một người đứng bán và thường là phụ nữ. Tôi thích mua rau nhà anh chị vì luôn kèm theo dịch vụ nhặt rau miễn phí, ngay cả lúc đông khách. Cả hai người cùng ngồi nhặt rau cho khách thì bao giờ cũng nhanh nhẹn hơn một người. Vào mỗi buổi chiều, anh chạy đi nghe ngóng kết quả xổ sổ một lúc, nhiều khi để vợ đứng bán một mình lúc đông khách. Tuy vậy chị cũng không cằn nhằn gì vì anh chỉ có sở thích đó thôi, ngoài lúc đó ra, anh vẫn chăm chỉ làm việc cùng vợ.

Đạo nghĩa ‘thuận vợ thuận chồng’ ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được


Tiệm tạp hóa tôi hay tạt qua trên đường đi làm có cặp vợ chồng là viên chức nghỉ hưu. Thỉnh thoảng chú trông tiệm thay vợ, chú không nhớ giá, cũng không biết đồ khách hỏi mua bày ở đâu nên vài lần bị cô quát, thấy cũng hơi tội. Nhưng cũng có nhiều lúc cô chú phát “cẩu lương” làm tôi thích thú. Như sáng nọ khi tôi ghé qua mua đồ, thấy chú đứng bán, còn cô đang lúi húi trong bếp chuẩn bị đồ ăn sáng. Cô gọi với ra: “Bố có ăn trứng không để mẹ rán?” Ôi chao, thành ông bà, có cháu nội ngoại rồi mà cô chú vẫn xưng hô ngọt ngào như thế. Tôi thấy ngưỡng mộ thật sự.

Ở đầu ngõ nhà tôi, trước đây có một cặp vợ chồng chuyên bán túi, ví secondhand. Dịch bệnh, hàng bán chậm lại, cũng không nhập được hàng mới, chị vợ xoay ra bán thêm nước ép trái cây. Giãn cách xã hội, những cửa hàng không thiết yếu đều phải đóng cửa. Chị lại xoay ra bán rau để tiếp tục được mở cửa bán hàng, dù sao cũng mất tiền thuê mặt bằng rồi. Thế là giữa lúc dịch bệnh, nhờ sự nhanh nhẹn, tháo vát mà chị vẫn bỏ túi mấy chục triệu. Nhưng rồi ông chồng lại đem hết số tiền đó đi đánh bạc. Bẵng đi một thời gian, tôi không thấy chị vợ đâu nữa. Thấy hàng xóm bảo chị bị chồng đánh nên dắt con về nhà mẹ đẻ rồi. Ông chồng một mình mở cửa tiệm, nhập thêm túi về bán nhưng khá ế ẩm. Từ ngày vợ bỏ đi, tôi thấy tóc ông chú bạc hơn thì phải. Một thời gian sau, tôi thấy bảng hiệu có tên hai vợ chồng đã được gỡ xuống, thay vào đó là tên người vợ. Hỏi ra mới biết hai người đã ra tòa giải quyết xong xuôi, chị vợ quay trở về mở tiệm bán nước ép và đồ ăn vặt, còn ông chồng đi đâu không rõ.

Đạo nghĩa ‘thuận vợ thuận chồng’ ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được


Trước đây, chú dì tôi từng có một gia đình hạnh phúc. Thời gia đình tôi còn sống trong rừng, khó khăn cực khổ thì chú dì đã xây được nhà cao cửa rộng ở thành phố, có công việc ổn định. Mùa hè, chú thường dẫn hai đứa em lên nhà tôi chơi, tôi cũng có về nhà chú dì vài bận. Sau này chú dì ly hôn, tôi nghe nói chú thường uống rượi rồi đánh đập dì. Hai đứa em họ tôi cũng bị tan đàn xẻ nghé, thằng anh ở với bố, thằng em thì theo mẹ. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thằng anh vướng vào chơi bời, nợ nần. Chú buồn chán ngày càng lún sâu vào rượu, cũng chẳng buồn ăn uống, mấy lần phải vào viện cấp cứu cũng chỉ có dì chăm, dù hai người đã ly hôn. Nhiều lúc chú hối hận nhưng cũng không thể nào quay về cuộc sống trước kia được nữa. Năm ngoái chú mất ở tuổi ngoài 50. Tôi mới mường tượng về những ngày xưa và nói với mẹ: “Nhà chú dì từng yên ấm như vậy, sao kết cục lại bi đát thế mẹ nhỉ?”. Mẹ trầm ngâm bảo âu cũng là cái nghiệp mà họ phải chịu.

Thế mới thấy, thuận vợ thuận chồng thì biển đông cũng cạn, vợ chồng không thuận thì nhà nát cửa tan. Chẳng ở đâu xa xôi mà những minh chứng giữa đời thực rõ ràng ngay trước mắt mình. Đạo lý “thuận vợ thuận chồng” là điều hiển nhiên ở đời, hầu như ai cũng biết, cũng hiểu mà chẳng phải ai cũng làm được. Tất nhiên đời sống hôn nhân không chỉ cần hai người đồng lòng là đủ, mà còn có nhiều yếu tố khác nữa. Chẳng hạn lấy được người tốt mà gia đình đằng chồng/vợ có những người thân độc hại thì cuộc sống hôn nhân cũng dễ gặp sóng gió. Ngoài ra, còn vô số những nguyên nhân khác khiến một cặp vợ chồng không còn sự đồng thuận như lúc ban đầu. Dẫu thế, ít ra sự hòa thuận cũng giúp một cặp vợ chồng có thêm sức mạnh để vượt qua những sóng gió cuộc đời.

Đạo nghĩa ‘thuận vợ thuận chồng’ ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được


Như cặp vợ chồng bán rau hay hai cô chú bán hàng tạp hóa tôi kể ở trên, cuộc sống tuy có những lúc bất đồng, xích mích nhưng về cơ bản họ vẫn chấp nhận và bao dung với nhau. Những mâu thuẫn của họ chưa lớn đến mức phải đưa nhau ra tòa, để con cái có cha thì thiếu mẹ.

Hôn nhân là khi hai người cùng đứng chung trên một con thuyền, cùng nhìn về một hướng. Đã là vợ chồng thì không có kẻ thắng, người thua mà cả hai sẽ cùng thua hoặc cùng thắng.

I Am NGA

Ảnh: Sưu tầm



Xem tiếp...
 
Top Bottom