Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Trần Anh Hùng vừa đưa bộ phim Muôn vị nhân gian về Việt Nam giới thiệu với công chúng. Phóng viên VTC News đã có cuộc trò chuyện với nam đạo diễn về bộ phim, món quà anh gửi tặng người vợ đồng hành với mình suốt 35 năm qua.
Trần Anh Hùng giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Cannes 2023 với bộ phim "Muôn vị nhân gian".
"Tôi nghĩ bộ phim sẽ thắng Trấn Thành"
- Cảm hứng nào để anh thực hiện "Muôn vị nhân gian" - một bộ phim về ẩm thực và tình yêu?
Tôi muốn làm phim về ẩm thực đã 20 năm rồi. Tình cờ khi đọc tiểu thuyết La Vie et la Passion de Dodin-Bouffant, Gourmet (1924), tôi bị cuốn hút vào những trang sách rất hay nhân vật nói về ẩm thực vì vậy, tôi quyết định thực hiện chủ đề này.
Phim đặt ra cho tôi thử thách làm sao cân bằng được giữa hai chủ đề ẩm thực và tình yêu. Ẩm thực, nấu ăn là cách thể hiện tình yêu của hai nhân vật. Đặc biệt hơn, tôi muốn khắc hoạ chân dung của nhân vật nữ. Đó là một nhân vật nữ hiện đại, mạnh mẽ, muốn có một công việc, nghề nghiệp chứ không phải chỉ là một người vợ.
"Muôn vị nhân gian" kể chuyện tình giữa hai tâm hồn đồng điệu trong công việc và đam mê.
- Bộ phim của Trần Anh Hùng khắc hoạ vẻ đẹp của ẩm thực, văn hoá, con người Pháp. Thế còn chất Việt Nam trong phim của anh thể hiện thế nào?
Có một điều tôi rất thích trong văn hoá của Pháp, cũng hợp với chất Á châu của tôi là độ chừng mực trong nghệ thuật. Họ không bao giờ làm điều gì quá đà. Đó là đặc điểm, tinh thần của người Pháp. Tôi thấy rất hợp với mình nên khai thác điều đó trong cách đối xử với nhau của các nhân vật.
Tuy nhiên, văn hoá cội nguồn Việt Nam của tôi vẫn luôn hiện diện trong các tác phẩm. Ở một phim không có liên quan gì về Việt Nam như Muôn vị nhân gian, tôi vẫn nghĩ mình chịu ảnh hưởng văn hóa của quê hương một cách tự nhiên. Ví dụ như trong phân cảnh Dodin lột da chân gà, người Pháp sẽ thui để lột còn tôi muốn nhân vật của mình ngâm chân gà trong nước nóng rồi mới lột. Một cách sơ chế truyền thống của người Việt. Còn nhiều chi tiết nữa có thể phân tích lắm.
- Cảm xúc của anh khi bộ phim ra rạp ở Việt Nam sau gần 1 năm được công chiếu màn ảnh rộng trên khắp thế giới thế nào?
Tôi rất vui. Mỗi lần làm phim, chỉ mong ngày đưa bộ phim về công chiếu cho đồng bào xem. Đó luôn là niềm hạnh phúc, được trở về gặp các đồng nghiệp, bạn bè và khán giả Việt Nam.
Văn hoá cội nguồn Việt Nam của tôi vẫn luôn hiện diện trong các tác phẩm.
- Anh mong đợi khán giả Việt Nam sẽ đón nhận bộ phim thế nào?
Tôi không cố tình làm phim để ăn khách. Ý tưởng làm phim đến và đưa đẩy tôi thực hiện chứ tôi không đặt nặng việc khán giả xem nhiều hay ít. Mỗi lần làm phim, tôi chỉ có suy nghĩ làm phim tốt nhất có thể, chứa được chất điện ảnh cao nhất có thể, và là món quà đẹp nhất cho khán giả.
Tôi tin là nếu bộ phim có chất lượng điện ảnh cao, đời sống phim sẽ dài hơn. Tôi cũng có nghe phản hồi là phim này dễ xem hơn những bộ phim trước đó của tôi nên cũng mong bộ phim sẽ ăn khách ở Việt Nam.
- Chắc hẳn anh cũng đặt ra một mốc doanh thu nào cho bộ phim không?
Có chứ. Tôi nghĩ bộ phim sẽ thắng Trấn Thành. Tôi tin bộ phim sẽ làm được điều đó (cười).
- Thành công của Trấn Thành đã tạo nên những kỷ lục cho điện ảnh Việt. Anh đánh giá thế nào về điều này?
Tôi thấy thành công của Trấn Thành là tín hiệu tốt trong môi trường điện ảnh. Chúng ta cần những bộ phim như thế để nền điện ảnh phát triển. Tôi cũng mong điều này sẽ làm thay đổi suy nghĩ của những nhà đầu tư, nhà sản xuất ở Việt Nam. Bởi điện ảnh cần phải có sự đa dạng để khán giả có nhiều sự lựa chọn.
Sau những bộ phim đạt được doanh thu trăm tỷ đồng, các nhà sản xuất cũng nên có tinh thần khác, nghĩ đến việc dành một phần tiền cho phim nghệ thuật. Đặc biệt khi điện ảnh Việt đã được quan tâm nhiều hơn ở các Liên hoan phim lớn như Cannes, Venice, Berlin.
Tôi không nói mình, hay kể mình vào trong đó mà muốn muốn nhắc những bước đi đầu tiên của các đạo diễn như Phan Đăng Di hay chiến thắng gần đây của Phạm Thiên Ân với Bên trong vỏ kén vàng giành giải Camera Vàng (Camera D’or) tại Cannes; Phạm Ngọc Lân thắng giải Phim dài đầu tay xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Berlin 2024 với Cu li never cries,..
Vẫn là câu chuyện ngân sách làm phim. Sự đầu tư của các nhà sản xuất sẽ giúp cho các đạo diễn trẻ phần nào bớt đi gánh nặng tài chính trên con đường phim nghệ thuật vốn đã khó khăn, kén khán giả. Có những dự án phải chờ 10 năm mới làm được vì không ai bỏ tiền vào, rất đáng tiếc.
Ở Pháp, các nhà sản xuất biết có những bộ phim không mang lại doanh thu nhưng họ vẫn đầu tư. Bởi họ tin phim sẽ thắng giải ở các Liên hoan phim. Đó là sự cần thiết cho sự phát triển của một nền điện ảnh và chúng ta cần phải hiểu điều đó.
Trần Anh Hùng đánh giá thành công của Trấn Thành là tín hiệu tốt trong môi trường điện ảnh.
- Điều gì thôi thúc anh trở về quê hương?
Tôi thích trở về Việt Nam. Điều tuyệt vời của tôi là có hai quốc gia, mỗi lần đi qua đi lại, giống như mình được ‘’thay máu’’, cái nhìn được thay đổi. Về Việt Nam, tôi được gặp gỡ các bạn đồng nghiệp, cùng nhau xem những bộ phim hay, trao đổi về điện ảnh.
Các con tôi cũng vậy, trước đây cả hai không thích về Việt Nam vì thời tiết nóng, ít hoạt động cho các bạn ấy. Nhưng bây giờ các con rất thích về đây và nói tiếng Việt. Lãng Khê nói nhiều tiếng Việt còn Cao Phi hiểu hết nhưng chưa nói nhiều.
"Tôi muốn nấu ăn cho người phụ nữ của mình"
- "Muôn vị nhân gian" kể một chuyện tình giữa không chỉ là hai vợ chồng, mà còn giữa hai tâm hồn đồng điệu trong công việc và đam mê. Điều này rất giống mối quan hệ giữa anh và vợ. Có khi nào trong 35 năm qua, cả hai có những bất đồng quan điểm về nghề không?
Yên Khê là một người kĩ tính. Nhiều lần tôi có nói “Sao em khó tính thế” thì Yên Khê sẽ trả lời lại “Đâu có, em kĩ tính chứ”. Tất nhiên, chúng tôi không tránh được mâu thuẫn. Khi không tìm được tiếng nói chung thì việc nhường nhịn là rất quan trọng. Tôi nghĩ mình nhường nhiều hơn nhưng Yên Khê thì nghĩ cô ấy nhường nhiều hơn.
Dù thế nào thì mỗi người sẽ có trách nhiệm của riêng mình. Đảm nhận vai trò giám đốc nghệ thuật, chỉ đạo trang phục, Yên Khê có một cái nhìn chính xác và rõ ràng lắm. Nhiều lúc tôi cảm giác có điều gì không được, phải suy nghĩ rất lâu mới tìm ra, nhưng cô ấy có thể tìm ra ngay. Đây là điều tôi rất trân quý.
Bộ phim là món quà Trần Anh Hùng gửi đến nữ diễn viên Yên Khê, người vợ, người tri kỷ đồng hành cùng anh suốt 35 năm qua.
- Đã lâu rồi khán giả chưa thấy nữ diễn viên Yên Khê, anh có dự định để vợ tham gia diễn xuất trong phim của mình?
Có chứ. Tuy nhiên, 3 bộ phim vừa qua, một phim Nhật, 2 phim Pháp với bối cảnh ở cuối thế kỷ 19, rất khó để nhân vật Việt Nam xuất hiện ở trong đó.
Sắp tới, tôi dự định thực hiện một bộ phim ở Việt Nam về phụ nữ. Bộ phim không có vai chính, chỉ có 5-12 nhân vật nữ, không có bóng dáng người đàn ông nào cả. Họ sẽ tụ tập 1 tháng/lần tại nhà bếp lớn. Họ cùng nhau đi chợ, nấu ăn, trò chuyện về đời sống, tình yêu, đàn ông…
- Nấu ăn là một cách thể hiện tình yêu của hai nhân vật trong phim. Thế còn với anh và vợ thì sao?
Sau khi làm bộ phim này, tôi cũng bắt đầu nấu ăn, trước kia thì không. Khi còn nhỏ, mẹ đuổi tôi ra khỏi bếp vì nói đây không phải chỗ cho đàn ông. Sau gặp Yên Khê, cô ấy nấu ăn rất giỏi thành ra tôi không vào bếp được. Vào là bị mắng, bị đuổi.
Nay tôi học Dodin, muốn vào bếp, nấu ăn cho người phụ nữ của mình. Lần đầu tiên rất thành công, lần thứ hai thì bị hỏng, lần thứ ba thì rất dở. Vì tôi bắt đầu sáng tạo quá nhanh, muốn thay đổi. Bản thân mình nghĩ làm thế này sẽ ngon hơn nhưng cuối cùng lại không phải.
Công cuộc học nấu ăn của tôi gián đoạn bởi sau 8-9 tháng làm phim. Đến giờ, khi quay trở lại cuộc sống bình thường, tôi sẽ phải làm món đó thêm… 5 lần nữa (cười). Có người nói với tôi, để nấu được một món ngon, ít nhất mình phải làm nó 8 lần.
Vợ chồng đạo diễn Trần Anh Hùng và con trai.
- Ngoài vợ, lần này con trai của anh cũng tham gia sản xuất bộ phim. Anh có định hướng nào cho các con theo điện ảnh?
Đối với Lãng Khê và Cao Phi, đó là bước đầu của hai bạn. Hai bạn cũng đang trong giai đoạn tìm tòi, muốn hiểu mình có thực sự muốn làm điện ảnh hay không. Tôi không can thiệp vào chuyện đó bởi hai con có cá tính mạnh mẽ, giống mẹ nhiều hơn giống bố. Tôi chỉ đưa ra lời khuyên khi các con có câu hỏi.
Phản ứng của khán giả và giới chuyên môn về "Muôn vị nhân gian" của Trần Anh Hùng.
Muôn vị nhân gian là một tác phẩm mới nhất của Trần Anh Hùng, đậm chất nghệ thuật xoay quanh câu chuyện tình yêu và ẩm thực của nhân vật Dodin (Benoît Magimel) và Eugénie (Juliette Binoche).
Với kinh nghiệm diễn xuất dày dặn từ diễn viên gạo cội Benoît Magimel và chủ nhân tượng vàng Oscar Juliette Binoche, đạo diễn Trần Anh Hùng đã mượn câu chuyện ẩm thực để tạo nên bản tình ca lãng mạn, nhẹ nhàng ở miền quê nước Pháp.
Bộ phim đã mang về cho Trần Anh Hùng nhiều giải thưởng hàn lâm lớn nhỏ trên khắp thế giới, trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Cannes 2023.
Xem tiếp...
Trần Anh Hùng giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Cannes 2023 với bộ phim "Muôn vị nhân gian".
"Tôi nghĩ bộ phim sẽ thắng Trấn Thành"
- Cảm hứng nào để anh thực hiện "Muôn vị nhân gian" - một bộ phim về ẩm thực và tình yêu?
Tôi muốn làm phim về ẩm thực đã 20 năm rồi. Tình cờ khi đọc tiểu thuyết La Vie et la Passion de Dodin-Bouffant, Gourmet (1924), tôi bị cuốn hút vào những trang sách rất hay nhân vật nói về ẩm thực vì vậy, tôi quyết định thực hiện chủ đề này.
Phim đặt ra cho tôi thử thách làm sao cân bằng được giữa hai chủ đề ẩm thực và tình yêu. Ẩm thực, nấu ăn là cách thể hiện tình yêu của hai nhân vật. Đặc biệt hơn, tôi muốn khắc hoạ chân dung của nhân vật nữ. Đó là một nhân vật nữ hiện đại, mạnh mẽ, muốn có một công việc, nghề nghiệp chứ không phải chỉ là một người vợ.
"Muôn vị nhân gian" kể chuyện tình giữa hai tâm hồn đồng điệu trong công việc và đam mê.
- Bộ phim của Trần Anh Hùng khắc hoạ vẻ đẹp của ẩm thực, văn hoá, con người Pháp. Thế còn chất Việt Nam trong phim của anh thể hiện thế nào?
Có một điều tôi rất thích trong văn hoá của Pháp, cũng hợp với chất Á châu của tôi là độ chừng mực trong nghệ thuật. Họ không bao giờ làm điều gì quá đà. Đó là đặc điểm, tinh thần của người Pháp. Tôi thấy rất hợp với mình nên khai thác điều đó trong cách đối xử với nhau của các nhân vật.
Tuy nhiên, văn hoá cội nguồn Việt Nam của tôi vẫn luôn hiện diện trong các tác phẩm. Ở một phim không có liên quan gì về Việt Nam như Muôn vị nhân gian, tôi vẫn nghĩ mình chịu ảnh hưởng văn hóa của quê hương một cách tự nhiên. Ví dụ như trong phân cảnh Dodin lột da chân gà, người Pháp sẽ thui để lột còn tôi muốn nhân vật của mình ngâm chân gà trong nước nóng rồi mới lột. Một cách sơ chế truyền thống của người Việt. Còn nhiều chi tiết nữa có thể phân tích lắm.
- Cảm xúc của anh khi bộ phim ra rạp ở Việt Nam sau gần 1 năm được công chiếu màn ảnh rộng trên khắp thế giới thế nào?
Tôi rất vui. Mỗi lần làm phim, chỉ mong ngày đưa bộ phim về công chiếu cho đồng bào xem. Đó luôn là niềm hạnh phúc, được trở về gặp các đồng nghiệp, bạn bè và khán giả Việt Nam.
Văn hoá cội nguồn Việt Nam của tôi vẫn luôn hiện diện trong các tác phẩm.
- Anh mong đợi khán giả Việt Nam sẽ đón nhận bộ phim thế nào?
Tôi không cố tình làm phim để ăn khách. Ý tưởng làm phim đến và đưa đẩy tôi thực hiện chứ tôi không đặt nặng việc khán giả xem nhiều hay ít. Mỗi lần làm phim, tôi chỉ có suy nghĩ làm phim tốt nhất có thể, chứa được chất điện ảnh cao nhất có thể, và là món quà đẹp nhất cho khán giả.
Tôi tin là nếu bộ phim có chất lượng điện ảnh cao, đời sống phim sẽ dài hơn. Tôi cũng có nghe phản hồi là phim này dễ xem hơn những bộ phim trước đó của tôi nên cũng mong bộ phim sẽ ăn khách ở Việt Nam.
- Chắc hẳn anh cũng đặt ra một mốc doanh thu nào cho bộ phim không?
Có chứ. Tôi nghĩ bộ phim sẽ thắng Trấn Thành. Tôi tin bộ phim sẽ làm được điều đó (cười).
- Thành công của Trấn Thành đã tạo nên những kỷ lục cho điện ảnh Việt. Anh đánh giá thế nào về điều này?
Tôi thấy thành công của Trấn Thành là tín hiệu tốt trong môi trường điện ảnh. Chúng ta cần những bộ phim như thế để nền điện ảnh phát triển. Tôi cũng mong điều này sẽ làm thay đổi suy nghĩ của những nhà đầu tư, nhà sản xuất ở Việt Nam. Bởi điện ảnh cần phải có sự đa dạng để khán giả có nhiều sự lựa chọn.
Sau những bộ phim đạt được doanh thu trăm tỷ đồng, các nhà sản xuất cũng nên có tinh thần khác, nghĩ đến việc dành một phần tiền cho phim nghệ thuật. Đặc biệt khi điện ảnh Việt đã được quan tâm nhiều hơn ở các Liên hoan phim lớn như Cannes, Venice, Berlin.
Tôi không nói mình, hay kể mình vào trong đó mà muốn muốn nhắc những bước đi đầu tiên của các đạo diễn như Phan Đăng Di hay chiến thắng gần đây của Phạm Thiên Ân với Bên trong vỏ kén vàng giành giải Camera Vàng (Camera D’or) tại Cannes; Phạm Ngọc Lân thắng giải Phim dài đầu tay xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Berlin 2024 với Cu li never cries,..
Vẫn là câu chuyện ngân sách làm phim. Sự đầu tư của các nhà sản xuất sẽ giúp cho các đạo diễn trẻ phần nào bớt đi gánh nặng tài chính trên con đường phim nghệ thuật vốn đã khó khăn, kén khán giả. Có những dự án phải chờ 10 năm mới làm được vì không ai bỏ tiền vào, rất đáng tiếc.
Ở Pháp, các nhà sản xuất biết có những bộ phim không mang lại doanh thu nhưng họ vẫn đầu tư. Bởi họ tin phim sẽ thắng giải ở các Liên hoan phim. Đó là sự cần thiết cho sự phát triển của một nền điện ảnh và chúng ta cần phải hiểu điều đó.
Trần Anh Hùng đánh giá thành công của Trấn Thành là tín hiệu tốt trong môi trường điện ảnh.
- Điều gì thôi thúc anh trở về quê hương?
Tôi thích trở về Việt Nam. Điều tuyệt vời của tôi là có hai quốc gia, mỗi lần đi qua đi lại, giống như mình được ‘’thay máu’’, cái nhìn được thay đổi. Về Việt Nam, tôi được gặp gỡ các bạn đồng nghiệp, cùng nhau xem những bộ phim hay, trao đổi về điện ảnh.
Các con tôi cũng vậy, trước đây cả hai không thích về Việt Nam vì thời tiết nóng, ít hoạt động cho các bạn ấy. Nhưng bây giờ các con rất thích về đây và nói tiếng Việt. Lãng Khê nói nhiều tiếng Việt còn Cao Phi hiểu hết nhưng chưa nói nhiều.
"Tôi muốn nấu ăn cho người phụ nữ của mình"
- "Muôn vị nhân gian" kể một chuyện tình giữa không chỉ là hai vợ chồng, mà còn giữa hai tâm hồn đồng điệu trong công việc và đam mê. Điều này rất giống mối quan hệ giữa anh và vợ. Có khi nào trong 35 năm qua, cả hai có những bất đồng quan điểm về nghề không?
Yên Khê là một người kĩ tính. Nhiều lần tôi có nói “Sao em khó tính thế” thì Yên Khê sẽ trả lời lại “Đâu có, em kĩ tính chứ”. Tất nhiên, chúng tôi không tránh được mâu thuẫn. Khi không tìm được tiếng nói chung thì việc nhường nhịn là rất quan trọng. Tôi nghĩ mình nhường nhiều hơn nhưng Yên Khê thì nghĩ cô ấy nhường nhiều hơn.
Dù thế nào thì mỗi người sẽ có trách nhiệm của riêng mình. Đảm nhận vai trò giám đốc nghệ thuật, chỉ đạo trang phục, Yên Khê có một cái nhìn chính xác và rõ ràng lắm. Nhiều lúc tôi cảm giác có điều gì không được, phải suy nghĩ rất lâu mới tìm ra, nhưng cô ấy có thể tìm ra ngay. Đây là điều tôi rất trân quý.
Bộ phim là món quà Trần Anh Hùng gửi đến nữ diễn viên Yên Khê, người vợ, người tri kỷ đồng hành cùng anh suốt 35 năm qua.
- Đã lâu rồi khán giả chưa thấy nữ diễn viên Yên Khê, anh có dự định để vợ tham gia diễn xuất trong phim của mình?
Có chứ. Tuy nhiên, 3 bộ phim vừa qua, một phim Nhật, 2 phim Pháp với bối cảnh ở cuối thế kỷ 19, rất khó để nhân vật Việt Nam xuất hiện ở trong đó.
Sắp tới, tôi dự định thực hiện một bộ phim ở Việt Nam về phụ nữ. Bộ phim không có vai chính, chỉ có 5-12 nhân vật nữ, không có bóng dáng người đàn ông nào cả. Họ sẽ tụ tập 1 tháng/lần tại nhà bếp lớn. Họ cùng nhau đi chợ, nấu ăn, trò chuyện về đời sống, tình yêu, đàn ông…
- Nấu ăn là một cách thể hiện tình yêu của hai nhân vật trong phim. Thế còn với anh và vợ thì sao?
Sau khi làm bộ phim này, tôi cũng bắt đầu nấu ăn, trước kia thì không. Khi còn nhỏ, mẹ đuổi tôi ra khỏi bếp vì nói đây không phải chỗ cho đàn ông. Sau gặp Yên Khê, cô ấy nấu ăn rất giỏi thành ra tôi không vào bếp được. Vào là bị mắng, bị đuổi.
Nay tôi học Dodin, muốn vào bếp, nấu ăn cho người phụ nữ của mình. Lần đầu tiên rất thành công, lần thứ hai thì bị hỏng, lần thứ ba thì rất dở. Vì tôi bắt đầu sáng tạo quá nhanh, muốn thay đổi. Bản thân mình nghĩ làm thế này sẽ ngon hơn nhưng cuối cùng lại không phải.
Công cuộc học nấu ăn của tôi gián đoạn bởi sau 8-9 tháng làm phim. Đến giờ, khi quay trở lại cuộc sống bình thường, tôi sẽ phải làm món đó thêm… 5 lần nữa (cười). Có người nói với tôi, để nấu được một món ngon, ít nhất mình phải làm nó 8 lần.
Vợ chồng đạo diễn Trần Anh Hùng và con trai.
- Ngoài vợ, lần này con trai của anh cũng tham gia sản xuất bộ phim. Anh có định hướng nào cho các con theo điện ảnh?
Đối với Lãng Khê và Cao Phi, đó là bước đầu của hai bạn. Hai bạn cũng đang trong giai đoạn tìm tòi, muốn hiểu mình có thực sự muốn làm điện ảnh hay không. Tôi không can thiệp vào chuyện đó bởi hai con có cá tính mạnh mẽ, giống mẹ nhiều hơn giống bố. Tôi chỉ đưa ra lời khuyên khi các con có câu hỏi.
Phản ứng của khán giả và giới chuyên môn về "Muôn vị nhân gian" của Trần Anh Hùng.
Muôn vị nhân gian là một tác phẩm mới nhất của Trần Anh Hùng, đậm chất nghệ thuật xoay quanh câu chuyện tình yêu và ẩm thực của nhân vật Dodin (Benoît Magimel) và Eugénie (Juliette Binoche).
Với kinh nghiệm diễn xuất dày dặn từ diễn viên gạo cội Benoît Magimel và chủ nhân tượng vàng Oscar Juliette Binoche, đạo diễn Trần Anh Hùng đã mượn câu chuyện ẩm thực để tạo nên bản tình ca lãng mạn, nhẹ nhàng ở miền quê nước Pháp.
Bộ phim đã mang về cho Trần Anh Hùng nhiều giải thưởng hàn lâm lớn nhỏ trên khắp thế giới, trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Cannes 2023.
Xem tiếp...