SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Đánh trống ngực khi nằm: Nguyên nhân, triệu chứng và ngăn ngừa

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Ở một số người, tình trạng đánh trống ngực lại xuất hiện mỗi khi nằm xuống nghỉ ngơi, kể cả là nghỉ trưa hay ngủ về đêm. Điều này khiến nhiều người lo lắng không biết nó có nguy hiểm hay không. Do đó, việc tìm hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, khắc phục tình trạng đánh trống ngực khi nằm.

Đánh trống ngực khi nằm


Tình trạng đánh trống ngực khi nằm là gì?​


Đánh trống ngực khi nằm là tình trạng tim đập nhanh, đập mạnh mỗi khi bạn nằm nghỉ ngơi. Bạn có thể cảm nhận được tim đập nhanh thêm một nhịp hoặc bị bỏ lỡ mất nhịp. Nhịp tim đập rõ nên bạn có thể nghe được trong lồng ngực, đôi khi lan lên phần cổ hoặc nghe được ở trong tai.

Tình trạng này có thể xuất hiện mỗi khi bạn nằm xuống nghỉ trưa hoặc nằm ngủ vào ban đêm. Nhiều người vẫn bị đánh trống ngực khi nằm vào ban ngày, nhưng họ ít chú ý đến do bận rộn hoặc triệu chứng không quá đặc trưng. Chỉ khi vào giấc ngủ ban đêm, lúc cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi, bạn mới cảm nhận rõ hơn tình trạng này và bắt đầu thấy lo lắng.

Tuy nhiên, đây là hiện tượng thường gặp ở nhiều người và nó không phải là dấu hiệu của một vấn đề quá nghiêm trọng. Trường hợp đánh trống ngực xuất hiện thường xuyên mỗi khi bạn nằm xuống và mức độ trở nên nặng hơn thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị. (1)

Triệu chứng thường gặp của tình trạng đánh trống ngực khi nằm​


Đánh trống ngực thường gặp khi hoạt động gắng sức hoặc lo lắng, sợ hãi quá mức. Tuy nhiên, đánh trống ngực vẫn xuất hiện trong trường hợp đang nằm nghỉ ngơi. Lúc này, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng, bao gồm:

1. Cảm giác tim đập rung rinh trong lồng ngực​


Nhiều người không có bất kỳ triệu chứng gì khi hoạt động, làm việc suốt cả ngày. Thế nhưng, khi nằm xuống để nghỉ ngơi thì lại xuất hiện triệu chứng đánh trống ngực. Bạn có thể cảm nhận rõ được tim đập rung rinh bên trong lồng ngực, hoặc tim như đang đảo lộn lên.

2. Nhịp tim không đều​


Đây là biểu hiện thường gặp đối với các trường hợp đánh trống ngực khi nằm. Tim đập nhanh một cách bất thường hoặc bị lỡ nhịp. Triệu chứng này có biểu hiện rõ nên bạn có thể cảm nhận được. Một số trường hợp, tim có thể ngừng đập trong 1-2 giây. (2)

3. Cảm nhận tim đập thình thịch​


Tim đập nhanh, mạnh khiến bạn cảm thấy khó chịu. Các thay đổi về nhịp tim rõ rệt như: đập loạn nhịp, đập nhanh, chậm hơn bình thường. Mỗi nhịp đập của tim đều mạnh, cảm giác nghe thình thịch.

Cảm nhận được tim đập thình thịch trong lồng ngực khi nằm
Cảm nhận được tim đập thình thịch trong lồng ngực khi nằm

Các nguyên nhân bị đánh trống ngực khi nằm​


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khi nằm bị đánh trống ngực, và nguyên nhân chủ yếu thường thấy là do các tác động ở vùng bụng và ngực bị áp lực đến tim quá mức.

1. Do tư thế ngủ gây áp lực tim​


Khi bạn nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng về bên trái sẽ có nhiều khả năng bị đánh trống ngực hơn. Dạ dày và khoang ngực bị nén lại khi bạn nằm xuống, gây áp lực lên tim, làm tăng lưu thông máu và gây ra tình trạng đánh trống ngực.

Nhất là khi nằm nghiêng về bên trái, khoảng cách giữa tim và thành ngực bị rút ngắn. Đồng thời, với tư thế nằm này, dây thần kinh phế vị cũng sẽ được kích hoạt, gửi những tín hiệu điện bất thường về tim, khiến tim đập nhanh, đánh trống ngực khi nằm.

2. Ăn quá no trước khi nằm​


Ăn quá no trước khi nằm là nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị đánh trống ngực. Bởi khi bạn vừa ăn quá no, dạ dày chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn, nhưng bạn đã nằm xuống ngay sẽ dễ gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng. Lúc này, cơn đánh trống ngực có thể xuất hiện, việc tiêu hóa cũng trở nên khó khăn hơn. (3)

3. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất kích thích​


Việc tiêu thụ những đồ uống có chứa chất kích thích trước giờ đi ngủ có thể khiến bạn bị đánh trống khi ngay khi nằm xuống. Điển hình như rượu, cà phê là những thức uống gây tăng nhịp tim nếu lạm dụng. Tác dụng của caffein có trong cà phê kéo dài đến 8 giờ. Đó là lý do tại sao nếu bạn uống cà phê vào buổi chiều tối, buổi tối hoặc gần giờ đi ngủ sẽ thường bị đánh trống ngực.

4. Lo lắng, căng thẳng​


Vào ban ngày, bạn gặp nhiều áp lực về công việc, cuộc sống hoặc có vấn đề khiến bạn phải suy nghĩ, lo lắng nhiều. Lúc này tình trạng đánh trống ngực có thể xuất hiện ngay hoặc biểu hiện khi bạn nằm ngủ. Đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu, mức độ lo lắng dễ trở nên thái quá, nhiều khả năng bị đánh trống ngực khi nằm hơn.

5. Đang sử dụng các loại thuốc​


Việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có đánh trống ngực khi nằm bao gồm: thuốc giảm cân, thuốc thông mũi có chứa pseudoephedrine, thuốc huyết áp, thuốc hen suyễn,…

6. Thay đổi hormone​


Ở một số thời điểm, nữ giới dễ bị rối loạn nội tiết tố gây đánh trống ngực khi nằm như: Đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh.

Phụ nữ thường bị đánh trống ngực khi nằm do sự rối loạn nội tiết tố
Phụ nữ thường bị đánh trống ngực khi nằm do sự rối loạn nội tiết tố

7. Rối loạn chức năng tuyến giáp​


Các bệnh lý có liên quan đến tuyến giáp có thể gây ra triệu chứng đánh trống ngực khi nằm. Ví dụ như suy giáp, cơ thể sản xuất ra quá ít hormone khiến người bệnh bị tăng cân bất thường, mệt mỏi, khả năng chịu nhiệt kém.

Trường hợp tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone gây cường giáp. Các triệu chứng thường gặp khi bị cường giáp như cơ thể mệt mỏi, sụt cân, tim đập nhanh, lo lắng, đánh trống ngực.

8. Có thể do các bệnh lý về tim mạch gây đánh trống ngực khi nằm​


Các vấn đề liên quan đến tim gây đánh trống ngực khi nằm khiến nhiều người lo lắng. Một số bất thường ở tim khiến tim đập nhanh, đánh trống ngực, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn như: cơn đau tim, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, suy tim,…

Khi có nghi ngờ bệnh lý ở tim hoặc đã có tiền sử bệnh tim, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám sớm, kịp thời điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp chẩn đoán tình trạng đánh trống ngực khi nằm​


Nếu tình trạng đánh trống ngực kéo dài, không xác định rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán chính xác. Các phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng đánh trống ngực khi nằm gồm:

1. Điện tâm đồ​


Kỹ thuật này sẽ giúp theo dõi nhịp đập của tim bằng cách đo các xung điện. Qua đó, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng rối loạn nhịp tim cũng như các vấn đề bất thường khác ở tim. Kết quả của điện tâm đồ sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây đánh trống ngực khi nằm có liên quan đến các bệnh lý ở tim hay không để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

2. Holter ECG 24 giờ​


Trong trường hợp kiểm tra bằng điện tâm đồ không phát hiện bất thường về nhịp tim, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đo bằng Holter 24 giờ. Bệnh nhân đeo thiết bị trong vòng 24 – 48 tiếng để ghi lại nhịp tim trong suốt thời gian đeo. Các kết quả được ghi lại sẽ giúp bác sĩ thuận tiện trong việc chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim.

3. Siêu âm tim​


Khi bệnh nhân có biểu hiện đánh trống ngực khi nằm, kèm theo những triệu chứng khác nghi ngờ liên quan đến bất thường ở tim, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện siêu âm tim. Hình ảnh thu được giúp phát hiện được những bất thường ở tim như cấu trúc, chức năng, bệnh lý.

Siêu âm tim giúp chẩn đoán nguyên nhân gây đánh trống ngực khi nằm
Siêu âm tim giúp chẩn đoán nguyên nhân gây đánh trống ngực khi nằm

4. Nghiệm pháp gắng sức​


Nghiệm pháp này được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp người bệnh không có biểu hiện bất thường về nhịp tim trong lúc nghỉ ngơi. Khi thực hiện nghiệm pháp, bệnh nhân sẽ đi bộ trên thảm lăn hoặc đạp xe, kết hợp với ghi lại điện tim.

Khi hoạt động gắng sức như vậy, tim buộc sẽ phải bơm máu nhiều hơn. Nhờ đó, giúp bác sĩ đánh giá khả năng hoạt động của tim và phát hiện các bệnh lý về tim gây đánh trống ngực.

Tình trạng đánh trống ngực khi nằm có đáng lo ngại không?​


Hầu hết các trường hợp bị đánh trống ngực khi nằm đều không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Khi nó xuất phát từ các nguyên nhân như do tư thế nằm ngủ, áp lực về tinh thần, ăn quá no trước khi nằm, thay đổi hormone,… thì không đáng ngại. Khi gặp những trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh về lối sống, sinh hoạt phù hợp.

Tuy nhiên, một số trường hợp đánh trống ngực khi nằm là biểu hiện của các bệnh lý về tim mạch. Do đó, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm kỹ hơn để biết chính xác nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị sớm.

Cần làm gì khi bị đánh trống ngực khi nằm?​


Đánh trống ngực khi nằm nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì không cần phải điều trị. Bạn có thể tự giảm bớt triệu chứng đánh trống ngực khi nằm bằng cách:

  • Hít thở sâu: Bạn thực hiện kỹ thuật thở mím môi để dần ổn định lại nhịp tim. Hoặc bạn có thể ngồi thiền, tập trung vào hơi thở để giảm căng thẳng;
  • Uống một cốc nước;
  • Thay đổi tư thế: Bạn có thể lăn qua lại hoặc ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng. Việc này có thể sẽ giúp giảm tình trạng tim đập nhanh, đánh trống ngực;
  • Trường hợp đánh trống ngực khi nằm có liên quan đến bệnh lý tim mạch, cần ra hiệu cho người thân đến hỗ trợ, đưa đến bệnh viện để thăm khám sớm.

Biện pháp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đánh trống ngực khi nằm​


Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế được bác sĩ chỉ định khi đánh trống ngực khi nằm là triệu chứng của bệnh lý, thì bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp ngăn ngừa và cải thiện như:

  • Hạn chế dùng các sản phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, nhất là trước khi đi ngủ;
  • Không nên ăn quá no trước khi chuẩn bị đi ngủ;
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày;
  • Điều chỉnh lại tư thế nằm ngủ, nên nằm nghiêng sang phải hoặc kê thêm gối;
  • Thư giãn tinh thần bằng cách dành thời gian riêng cho bản thân, nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền, tâm sự với bạn bè,…;
  • Cần điều chỉnh lượng công việc vừa phải để hạn chế căng thẳng, áp lực;
  • Rèn thói quen đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, kể cả vào ngày nghỉ;
  • Tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… sát giờ ngủ;
  • Đảm bảo vệ sinh, sự thoáng mát, ánh sáng vừa phải trong phòng ngủ sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn;
  • Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, phù hợp với độ tuổi. Trường hợp bị thừa cân, nên có biện pháp giảm cân khoa học hoặc giảm cân theo hướng dẫn của bác sĩ. (4)
Trước khi đi ngủ nên tránh dùng cà phê, rượu, bia và các thiết bị điện tử
Trước khi đi ngủ nên tránh dùng cà phê, rượu, bia và các thiết bị điện tử

Khi nào nên gặp bác sĩ?​


Mặc dù tình trạng đánh trống ngực khi nằm thường gặp và phần lớn không có hại, nhưng bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ khi:

  • Đánh trống ngực khi nằm xuất hiện thường xuyên, có diễn tiến xấu;
  • Có cảm giác đau tức ngực;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn;
  • Mệt mỏi bất thường;
  • Đổ mồ hôi quá nhiều;
  • Khó thở, hụt hơi;
  • Mất ý thức hoặc ngất;
  • Bị sưng ở bàn chân;
  • Có tiền sử bệnh tim.

>> Xem thêm: Bị đánh trống ngực liên tục: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Khi đi khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến lồng ngực hoặc tim mạch, bạn nên lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Hiện nay, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đến để thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch, mạch máu, lồng ngực bởi:

  • Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tim mạch như: PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên,…
  • Hệ thống thiết bị, máy móc tiên tiến, được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu;
  • Trang thiết bị phòng khám, phòng mổ đạt tiêu chuẩn an toàn, vô khuẩn, vô trùng;
  • Có sự phối hợp của các liên chuyên khoa trong chẩn đoán và điều trị.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:

Đánh trống ngực khi nằm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu thỉnh thoảng bạn mới gặp phải. Khi đó, bạn nên có sự điều chỉnh trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện. Nhưng để yên tâm hơn, bạn có thể đến gặp bác sĩ nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng triệu chứng không cải thiện.

Xem tiếp...
 
Top Bottom