SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Dành cho những bà mẹ sinh lần đầu tiên - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Lần đầu tiên mang thai, bạn sẽ được nghe rất nhiều lời khuyên và hàng tá thông tin xung quanh việc sinh em bé. Nhưng cơ thể mỗi người là khác nhau, và vì thế, không phải ai cũng lâm bồn giống nhau.

1. Túi nước ối sẽ vỡ trước khi bạn bắt đầu bước vào giai đoạn đau đẻ?

Sự thực là: điều này chỉ đúng với khoảng 10% phụ nữ khi sinh nở. Có rất nhiều phụ nữ đau đớn chán chê rồi mà vẫn chưa thấy nhỏ một giọt nước ối nào. Thậm chí, trong một vài trường hợp, bác sĩ sản khoa phải cấu cho túi nước ối vỡ ra để đẩy nhanh quá trình sinh nở. Một vài trường hợp khác, nước ối đã bắt đầu rỉ ra cả tiếng rồi mà vẫn chưa thấy cơn đau nào xuất hiện.

Tất nhiên, khi túi nước ối vỡ ra, bạn sẽ phải thông báo với bác sĩ sản khoa của mình ngay để chuẩn bị cho việc lâm bồn, cho dù bạn không thấy có cảm giác sinh, nhưng để đảm bảo ngăn chặn sự “tấn công” của các loại viêm nhiễm sau khi túi nước ối vỡ, bác sĩ chắc chắn sẽ chuẩn bị cho bạn sinh trong vòng 24 tiếng sau đó.

2. Quan hệ tình dục thường xuyên hơn vào những ngày cuối thai kỳ có thể giúp “kích hoạt” quá trình lâm bồn?

Sự thực là: bạn nghe đâu đó rằng, trong tinh dịch có một chất có tên là prostaglandin – đây là một loại hormon được các bác sĩ sử dụng để giúp đỡ cho các thai phụ khi sinh nở?

Đúng như vậy, nhưng lượng chất này trong tinh dịch không bao giờ đủ để có thể “kích hoạt” quá trình lâm bồn, vì thế, đừng cố gắng quan hệ quá nhiều nếu bạn không thực sự muốn, việc đó không giúp bạn gặp em bé sớm hơn được giây phút nào đâu.

3. Cổ tử cung có dấu hiệu mở tức là bạn sinh đến nơi rồi?

Sự thật là: cổ tử cung có thể có dấu hiệu mở cả tuần trước khi bạn thực sự sinh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, cổ tử cung mở rất nhanh, và tất nhiên, khi cổ tử cung mở hết tức là bạn sinh đến nơi rồi.

4. Nếu bạn… cảm thấy mình sắp sinh, bạn nên đến viện để sinh ngay đi?

Sự thật là: bạn phải hết sức bình tĩnh. Vào tháng cuối của thai kỳ, việc mong chờ, cảm giác và thậm chí là mơ thấy mình sắp sinh sẽ thường xuyên xảy ra. Nhưng nếu bạn đến viện để sinh ngay khi mình có cảm giác sắp sinh, mà chưa thực sự có những dấu hiệu đặc biệt của cơ thể, có thể sẽ khiến cho việc lâm bồn diễn ra lâu và khó khăn hơn.

Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, và thông báo đầy đủ mọi triệu chứng trước khi bạn đến viện, để có được lời khuyên tốt nhất và tâm lý thoải mái cho việc sinh nở.

5. Mọi đau đớn của quá trình sinh nở sẽ kết thúc ngay khi em bé chào đời?

Sự thực là: chưa xong đâu, bạn sẽ phải rặn một vài lần nữa để đẩy nhau thai ra, quá trình này thường diễn ra ngay lập tức hoặc trong khoảng 30 phút sau khi em bé chào đời.

Cũng may là sự đau đớn trong quá trình này so với việc đau khi sinh em bé không là gì cả. Sau khi lấy được nhau thai, vệ sinh sạch sẽ, khâu những vết rách (nếu cần), bạn mới thực sự hoàn thành quá trình sinh nở.

6. Sữa non sẽ xuất hiện ngay sau khi em bé ra đời?

Sự thực là: không nhanh thế đâu, thông thường, sữa sẽ về khoảng ba ngày sau khi bạn sinh. Và đừng bao giờ bỏ phí giọt sữa đầu tiên vì nghĩ rằng nó có thể không sạch.

Sữa non bao giờ cũng cực kỳ tốt và nhiều dưỡng chất nhất, chỉ trong sữa non mới có colostrum – dưỡng chất rất cần thiết cho em bé của bạn. Vì thế, ngay khi sữa về, hãy cho bé bú luôn nhé.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom