SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Đánh bóng răng là gì? Có nên không? Giá bao nhiêu tiền?

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Đánh bóng răng, một phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trên bề mặt răng, làm răng đẹp và trắng sáng hơn. Tuy nhiên, có nên đánh bóng răng không? Giá bao nhiêu tiền? Quy trình đánh bóng răng như thế nào? Tất cả sẽ được bác sĩ CKI Nguyễn Thị Châu Bản, khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TPHCM chia sẻ trong bài viết này.

đánh bóng răng


Đánh bóng răng là gì?​


Đánh bóng răng là thủ thuật nha khoa, nhằm loại bỏ các vết ố và làm bóng bề mặt răng. Quá trình này được thực hiện sau khi lấy cao răng.

Bác sĩ sử dụng các dụng cụ đánh bóng chuyên dụng như chổi đánh bóng răng có lông mềm hoặc đầu cao su được gắn trực tiếp vào trục khoan để làm bóng bề mặt răng. Những dụng cụ này có khả năng tiếp cận sâu vào các kẽ răng, loại bỏ cao răng và mảng bám.

Đánh bóng răng là gì?
Đánh bóng răng giúp loại bỏ các vết ố và làm bóng bề mặt răng

Đánh bóng răng có tốt không? Có nên không?​


Bác sĩ khuyến cáo đánh bóng chỉ nên được thực hiện sau các phương pháp làm sạch khác để loại bỏ hoàn toàn các vết ố sót lại trên răng.

Một số lợi ích của việc đánh bóng răng như:

1. Làm sạch bề mặt men răng​


Lấy vôi răng thường chỉ tập trung vào khu vực giữa thân răng và nướu. Do đó, mảng bám trên bề mặt răng không được làm sạch hoàn toàn. Trong trường hợp này, sử dụng máy đánh bóng răng với đầu chổi nhỏ để làm sạch bề mặt men răng.

2. Tạo cảm giác răng miệng thơm mát​


Sau khi đánh bóng răng, vi khuẩn được loại bỏ một cách triệt để cùng với việc sử dụng các loại bột đánh bóng có nhiều mùi hương như bạc hà, cam, dâu,… sẽ làm cho hơi thở thơm mát và dễ chịu hơn. (1)

3. Hạn chế mảng bám tích tụ​


Kỹ thuật đánh bóng răng làm mịn bề mặt men răng, hạn chế khả năng tích tụ mảng bám. Điều này giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. (2)

4. Hỗ trợ trong kiểm soát nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bị tiểu đường​


Bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt vùng hàm mặt. Đánh bóng giúp hạn chế sự tích tụ mảng bám, làm giảm nguy cơ viêm nướu và sâu răng cũng như kiểm soát tình trạng nha chu, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Đánh bóng răng có tốt không? Có nên không?
Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm khuẩn, đánh bóng giúp hạn chế sự tích tụ mảng bám, làm giảm nguy cơ viêm nướu và sâu răng cũng như kiểm soát tình trạng nha chu

Đánh bóng răng có làm trắng răng không?​


Đánh bóng răng không làm răng trắng hơn nhưng làm sạch và mịn bề mặt răng. Từ đó, ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám, giữ cho răng sạch sẽ hơn. Răng chỉ thực sự trắng khi kết hợp tẩy trắng răng sau khi đã cạo vôi và đánh bóng răng.

Đánh bóng răng có hại không?​


Đánh bóng răng trong quá trình cạo vôi không gây hại cho răng. Thiết bị được sử dụng để đánh bóng chỉ tác động một lực nhẹ lên răng nên vẫn giữ được sự nguyên vẹn cho men răng.

Một số người cảm thấy ê buốt khi đánh bóng răng và lo lắng kỹ thuật này có thể gây hại cho răng. Tuy nhiên, điều này xảy ra do men răng yếu, dễ bị tổn thương hoặc bẩm sinh đã thiểu sản men và các bệnh sinh men bất toàn khác.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật phù hợp để giảm đau buốt cho người bệnh. Không cần thiết phải đánh bóng toàn bộ hàm răng. Chỉ cần tập trung vào các răng bị xỉn màu, có mảng bám dày. Các răng khác nên tránh tác động quá mạnh để không gây tổn thương.

Chống chỉ định đánh bóng răng​


Đánh bóng răng chống chỉ định trong trường hợp vết ố nằm bên trong răng do bẩm sinh, các yếu tố môi trường hoặc do thuốc gây ra:

  • Thiếu sản men răng: Một dạng khiếm khuyết liên quan đến việc hình thành men răng không hoàn chỉnh hoặc có lỗi trong cấu trúc men răng, dẫn đến men răng mỏng, yếu và kém chất lượng.
  • Yếu khoáng răng: Mô xương không có hoặc ít mineralize, làm răng không phát triển đủ mạnh mẽ. Nguyên nhân chủ yếu do dinh dưỡng không cân đối, bệnh lý, hoặc các yếu tố di truyền.
  • Răng bị hư.
  • Chứng rối loạn nha khoa – Amelogenesis Imperfecta. Người bệnh thường có răng tự nhiên màu vàng hoặc nâu do bẩm sinh.
  • Nhiễm độc fluor ở răng.
  • Răng nhiễm Tetracycline với dấu hiệu ố màu, men răng xỉn vàng, do tác dụng phụ của thuốc.

Các chống chỉ định khác bao gồm:

  • Viêm nướu cấp tính hoặc viêm nha chu.
  • Tụt nướu.
  • Răng nhạy cảm.
  • Răng mới mọc.
  • Hội chứng miệng khô.
  • Dị ứng với bảng thành phần có trong kem đánh răng.

Có nên đánh bóng răng tại nhà không?​


Nhiều khách hàng có xu hướng mua bột đánh bóng răng về tự thực hiện tại nhà nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên không nên đánh bóng răng tại nhà vì các lý so sau:

  • Không đủ kiến thức và kinh nghiệm để lựa chọn các loại sò, bột hoặc keo đạt tiêu chuẩn. Sử dụng các sản phẩm kém chất lượng sẽ gây hại cho men răng.
  • Bột đánh bóng răng chỉ sử dụng cùng với chổi nha khoa chuyên dụng. Do đó, nếu tự thực hiện tại nhà, sẽ không có đủ trang thiết bị cần thiết để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chi phí cho dịch vụ đánh bóng răng không quá cao so với rủi ro khi tự thực hiện tại nhà. Thay vì tự làm, hãy đến các cơ sở y tế nha khoa để được hỗ trợ từ các bác sĩ có kinh nghiệm.

Đánh bóng răng không đau, không ê buốt tại BVĐK Tâm Anh​


Khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm. Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sau điều trị. Bệnh viện sử dụng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại từ châu Âu, môi trường khử khuẩn đạt chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Quy trình đánh bóng răng theo tiêu chuẩn quốc tế, không đau, không ê buốt, cam kết mang lại hiệu quả tốt nhất cho khách hàng.

Quy trình đánh bóng răng tại BVĐK Tâm Anh​


Quy trình đánh bóng răng tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM được thực hiện với 3 bước như sau:

Bước 1: Bôi bột đánh bóng​


Bác sĩ thoa một lượng bột đánh bóng đều lên cả mặt trong và ngoài của răng, giúp làm sạch và sáng răng một cách hiệu quả. Đồng thời, bột còn cung cấp các khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho răng.

Bước 2: Đánh bóng răng​


Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng với đầu chổi mềm, nhỏ và có khả năng xoay tròn, nhanh liên tục để làm nhẵn bề mặt răng. Đầu chổi di chuyển đều trên bề mặt răng, giúp loại bỏ các mảng bám còn sót lại, đảm bảo răng được làm sạch sâu và bóng mịn.

Bước 3: Vệ sinh răng​


Sau khi hoàn thành quá trình đánh bóng, bác sĩ tiến hành làm sạch răng bằng cách sử dụng nước và máy hút để loại bỏ các cặn thức ăn và lớp men răng bị mài mòn, kết thúc quy trình cạo vôi và đánh bóng răng.

Quy trình đánh bóng răng tại BVĐK Tâm Anh
BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TPHCM đang đánh bóng răng cho người bệnh

Bảng giá đánh bóng răng bao nhiêu tiền?​


Giá cả có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ tay nghề của bác sĩ, máy móc, công nghệ được sử dụng… Mỗi bệnh viện, nha khoa sẽ có mức giá riêng biệt. Do đó, khách hàng nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định chọn lựa.

Chi phí đánh bóng răng tại các cơ sở nha khoa uy tín dao động từ 100.000 – 400.000 đồng. Dịch vụ đánh bóng răng thường đi kèm với việc lấy cao răng. Mức phí cho mỗi lần sử dụng thường nằm trong khoảng từ 300.000 – 700.000 đồng.

Lưu ý sau đánh bóng răng​


Răng sau khi đánh bóng rất nhạy cảm. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý thực hiện một số điều sau đây để răng nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh.

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách​


Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn chặn mảng bám và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày giúp loại bỏ mảng bám. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng một cách an toàn và hiệu quả.
  • Dùng nước súc miệng có chức năng sát khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, ngừa các bệnh răng miệng.

2. Hạn chế các thực phẩm gây hại cho răng miệng​


Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường và có độ axit cao, dễ tạo mảng bám trên răng. Đồng thời, các loại nước ngọt, đồ uống có gas, cũng như các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà, có thể gây hại cho men răng. Sau khi đánh bóng, răng sẽ nhạy cảm hơn. Do đó, hạn chế các thực phẩm gây hại cho răng giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn.

3. Bổ sung các thực phẩm tốt cho răng miệng​


Sau khi đánh bóng răng, bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi và khoáng chất để men răng phục hồi nhanh hơn. Sữa, phô mai, trứng, hải sản,… cùng các loại trái cây và rau xanh như cam, bưởi, bông cải, cần tây,… đều có khả năng hạn chế mảng bám răng, cung cấp canxi tốt và giúp răng chắc khỏe.

4. Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ​


Để chăm sóc răng miệng hiệu quả, người bệnh nên thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và có phương pháp điều trị kịp thời.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 024 7106 6858 – 024 3872 3872
  • HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 028 7102 6789 – 093 180 6858
  • Fanpage: Đăng nhập Facebook
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Ngoài chăm sóc răng miệng tốt tại nhà, vệ sinh và đánh bóng răng thường xuyên 2 lần/năm tại nha khoa là điều cần thiết để giúp bạn có 1 hàm răng trắng sáng và nụ cười rạng rỡ.

Xem tiếp...
 
Top Bottom