SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Đã Tiêm Phòng Dại Rồi Bị Chó Cắn, Có Cần Tiêm Tiếp Không?

Thái An Nhiên

Fan Cứng
Dự phòng bệnh dại trước phơi nhiễm được khuyến cáo thực hiện ở những đối tượng có nguy cơ cao như bác sĩ thú ý, người làm nghề giết mổ chó, mèo... Tuy nhiên, nếu không may bị động vật dại cắn thì vẫn phải tiếp tục điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng cách tiêm phòng dại đầy đủ.

1. Người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có nguy cơ bị dại không?​


Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối vì không có thuốc điều trị đặc hiệu. Virus gây bệnh dại xuất hiện khắp nơi trên thế giới với đường lây bệnh bệnh dại phổ biến nhất là khi nước bọt của động vật nhiễm bệnh tiếp xúc với cơ thể người thông qua các vết cắn hoặc cào. Ngoài ra, khi động vật mang virus gây bệnh liếm vào các vết thương hở hoặc các tổ chức phần mềm có dịch nhầy như mắt, mũi, miệng của con người thì đều có nguy cơ gây bệnh cao.

Hiện nay, vắc-xin phòng bệnh dại là phương án phòng bệnh duy nhất, giúp giảm tỷ lệ tử vong cho con người khi không may bị chó dại cắn. Phòng bệnh bằng vắc-xin ngừa dại có thể được thực hiện trước hoặc sau khi phơi nhiễm với nguồn bệnh. Người đã tiêm phòng dại trước khi bị chó cắn gọi là tiêm phòng vắc-xin dại trước phơi nhiễm. Khi thực hiện đủ số mũi tiêm theo phác đồ phòng dại trước phơi nhiễm, miễn dịch phòng bệnh dại đã được hình thành. Tuy nhiên, hiệu lực miễn dịch mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào đáp ứng của hệ miễn dịch ở từng cá thể khác nhau với các nồng độ kháng thể khác nhau.

Vắc-xin dại không có khả năng bảo vệ người đã tiêm phòng dại suốt đời, do đó những người đã tiêm phòng dại bị chó dại cắn vẫn có nguy cơ mắc bệnh dại. Do vậy, những đối tượng đã tiêm phòng trước phơi nhiễm như người làm việc trong các phòng thí nghiệm, bác sĩ thú ý, người làm nghề giết mổ chó, khách du lịch đến những nơi đang có dịch lưu hành, không được chủ quan. Ngoài việc cần nắm rõ cách sơ cứu, xử trí đúng nếu không may bị chó dại cắn thì cần đến các cơ sở y tế có vắc-xin dại để tiêm phòng dại theo đúng hướng dẫn.

2. Hướng dẫn sơ cứu ban đầu khi bị chó dại cắn​


Sơ cứu ban đầu sau khi bị chó dại cắn cần được tiến hành càng sớm càng tốt ở tất cả mọi trường hợp. Một số việc cần làm sau khi bị động vật dại cắn bao gồm:

  • Các vết thương, vết cào bởi động vật bị dại cần được xối rửa bằng nước xà phòng hoặc nước sạch trong ít nhất 15 phút. Sau đó, sát khuẩn lại bằng cồn i ốt hoặc cồn 70 độ nhằm giảm thiểu tải lượng virus có thể xâm nhập vào cơ thể. Các chất sát khuẩn thông thường như xà phòng các loại, rượu, sữa tắm, dầu gội cũng có thể được dùng để rửa sạch vết thương sau khi bị chó dại cắn. Nguyên do cho hành động này là virus dại có sức đề kháng yếu với các chất hòa tan được trong lipid như xà phòng, nhiệt độ, tia cực tím, đặc biệt vi rút nhanh chóng bị bất hoạt với dung dịch cồn i ốt.
Đã tiêm phòng dại rồi bị chó cắn, có cần tiêm tiếp không?

Hướng dẫn sơ cứu ban đầu khi bị chó dại cắn

  • Lấy sạch hết các dị vật có trong vết thương.
  • Hạn chế việc khâu kín các vết thương bị chó cắn. Nếu bắt buộc phải khâu, cần trì hoãn sau vài giờ đến vài ngày. Mũi khâu đối với các vết thương bị chó cắn nên thưa, hay ngắt quãng.
  • Tránh làm dập nát thêm tổ chức quanh vết thương.

Việc xử lý vết thương đúng cách ban đầu giúp làm giảm lượng virus đi vào cơ thể và góp phần quyết định mức độ hiệu quả của tiêm phòng dại sau đó.

3. Người đã tiêm phòng dại bị chó cắn cần tiêm vắc-xin dại như thế nào?​


Tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm mang lại nhiều lợi ích hơn trong việc phòng bệnh dại khi đã bị động vật dại cắn. Người đã tiêm phòng vắc-xin dại sau khi bị chó cắn không cần phải tiêm huyết thanh kháng dại, dù đó là vết thương độ III. Vết thương độ III là những vết cắn sâu, phức tạp, nhiều vị trí hoặc vết cắt, vết cào những nơi gần hệ thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ hoặc những vị trí có hệ thống các dây thần kinh phong phú như bộ phận sinh dục. Những cá thể chưa được tiêm phòng dại trước phơi nhiễm khi bị chó cắn với vết thương nặng nề như trên bắt buộc phải tiêm huyết thanh kháng dại kết hợp với vắc - xin dại theo đúng phác đồ.

Việc tiêm vắc-xin phòng dại trước khi bị chó cắn tạo ra được miễn dịch cho các tế bào nhớ. Nhờ đó khi được tiêm nhắc lại sau khi bị chó cắn, đáp ứng miễn dịch trong cơ thể sẽ tăng lên rất nhanh. Vì vậy nếu một người đã tiêm đủ số liều vắc-xin dại hiện đại trước phơi nhiễm thì chỉ cần thực hiện tiêm 2 liều vào các ngày 0 và ngày 3. Các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đi tiêm vắc-xin dại trước phơi nhiễm.

Xem tiếp...
 
Top Bottom