Phương Nga
Tích Cực
Cấy tóc là giải pháp cho những người bị rụng tóc, tóc thưa mỏng nghiêm trọng và hói đầu. Sau khi cấy, nang tóc sẽ mọc tóc mới sau một thời gian ngắn và khôi phục lại mái tóc dày. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mà tóc không mọc hoặc mọc rất chậm sau khi cấy tóc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, chẳng hạn như do sai sót trong quá trình cấy tóc, chăm sóc không cẩn thận sau cấy tóc hoặc do tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Bài viết này sẽ giải thích một số nguyên nhân khiến tóc mọc kém sau khi cấy tóc và các cách khắc phục.
Cấy tóc là phương pháp lấy nang tóc từ một khu vực có nhiều tóc, thường là vùng sau gáy hoặc sau tai rồi sau đó cấy vào vùng bị thưa tóc hay hói như đỉnh đầu hay quanh trán. Quy trình cấy tóc khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và dễ xảy ra sai sót trong cả quá trình thực hiện cũng như là quá trình chăm sóc sau cấy tóc.
Tất cả những lỗi sai này đều có thể dẫn đến tính trạng tóc không mọc hoặc rất lâu mọc sau khi cấy tóc.
Tuy nhiên, tóc rụng sau khi cấy tóc là một hiện tượng bình thường và cũng mất khá nhiều thời gian để tóc mọc lại. Vậy làm thế nào để phân biệt cấy tóc hỏng và hiện tượng rụng tóc bình thường sau cấy tóc?
Tóc rụng sau cấy tóc xảy ra do nang tóc có những thay đổi sau khi được chuyển đến vị trí mới. Hiện tượng này được gọi là Rụng tóc do sốc. Trong vòng 2 - 8 tuần sau khi cấy tóc, nang tóc ở vùng được cấy và vùng xung quanh sẽ ngừng phát triển và bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Đây là giai đoạn mà nang tóc không mọc tóc.
Sau khi nang tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, tóc sẽ rụng và không mọc tóc mới trong 3 - 4 tháng tiếp theo.
Sau khi giai đoạn này qua đi, tóc sẽ bắt đầu mọc trở lại. Thông thường, 70% nang tóc đã cấy sẽ mọc tóc sau 6 tháng và tăng lên khoảng 90% sau 9 - 12 tháng.
Sau 18 tháng, toàn bộ nang tóc đã cấy sẽ mọc tóc và đây là lúc có kết quả hoàn chỉnh.
Vì vậy, để đánh giá kết quả cấy tóc thì bạn cần chú ý các mốc thời gian dưới đây:
Tóc mọc kém hoặc không mọc có thể xảy ra với cả kỹ thuật cấy tóc FUT và cấy tóc FUE. Dưới đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến điều này.
Sai sót trong quá trình cấy tóc thường đến từ sự thiếu kinh nghiệm của các bác sĩ và nhân viên. Đây là nguyên nhân của hơn 90% trường hợp cấy tóc hỏng.
Một số lỗi trong quá trình cấy tóc có thể ảnh hưởng đến sự mọc tóc sau cấy:
Bệnh nhân nên lựa chọn những bệnh viện uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm để tránh xảy ra những lỗi sai nêu trên và có kết quả cấy tóc như ý, đỡ mất thời gian và tiền bạc sửa lại.
Hiện nay có 2 kỹ thuật cấy tóc là cấy tóc FUT và cấy tóc FUE. Hai kỹ thuật này khác nhau ở bước lấy nang tóc từ da đầu và có tỷ lệ mọc tóc sau cấy không giống nhau.
Cấy tóc FUT hay cắt dải nang tóc (follicular hair transplant) là kỹ thuật cắt một dải da đầu kèm nang tóc ở vùng sau gáy hoặc sau đầu, sau đó tách rời từng cụm nang tóc dưới kính hiển vi và cấy vào vùng bị hói. Vì các cụm nang tóc được lấy kèm theo cả da đầu và được tách dưới kính hiển vi nên kỹ thuật FUT ít gây hỏng nang tóc hơn và nhờ đó tỷ lệ mọc tóc sau cấy sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu được thực hiện bởi người không có chuyên môn và kinh nghiệm thì nang tóc vẫn có thể bị cắt phải trong quá trình cắt dải da đầu. Những nnang tóc không còn nguyên vẹn sẽ không thể mọc tóc được nữa.
Cấy tóc FUE hay chiết cụm nang tóc (follicular unit extraction) là kỹ thuật chiết từng cụm nang tóc từ da đầu mà không kèm theo mô xung quanh như kỹ thuật FUT. Vì thế nên kỹ thuật FUE dễ làm hỏng nang tóc hơn và tỷ lệ mọc tóc sau cấy không được cao như kỹ thuật FUT. Vì quá trình chiết cụm nang tóc từ da đầu đòi hỏi phải được thực hiện hết sức tỉ mỉ để bảo đảm độ toàn vẹn của nang tóc nên nếu bác sĩ có tay nghề kém thì nguy cơ cấy tóc hỏng là rất cao.
Ngoài ra, khi sử dụng kỹ thuật FUE, cụm nang tóc thu được sẽ dễ bị dập hơn so với kỹ thuật FUT vì cụm nang tóc không có lớp mô bao quanh để bảo vệ.
Nếu sử dụng dụng cụ kẹp để di chuyển nang tóc thay vì dùng bút cấy tóc (implanter), các cụm nang tóc cũng dễ bị hỏng hơn, đặc biệt là khi bác sĩ hoặc đội ngũ nhân viên không có tay nghề cao.
Cụm nang tóc là cấu trúc rất yếu và dễ bị hỏng. Nếu cụm nang tóc chỉ bị hỏng nhẹ thì thường vẫn có thể phục hồi và mọc tóc bình thường. Tuy nhiên, nếu cụm nang tóc bị tổn hại nghiêm trọng và không thể phục hồi thì cụm nang tóc sẽ chết và không còn khả năng mọc tóc.
Thời gian thực hiện một ca cấy tóc thường là khoảng 3 - 8 tiếng, tùy vào kỹ thuật và số lượng cụm nang tóc cần cấy. Tuy nhiên, thời gian thực hiện càng kéo dài thì nang tóc càng phải ở lâu ngoài cơ thể, nguy cơ hỏng sẽ càng cao và khả năng mọc tóc sau khi cấy càng giảm.
Khi các tế bào ở bên ngoài cơ thể, chúng dễ chết sau một thời gian do mất nước hoặc do không được cung cấp chất dinh dưỡng và cạn kiệt năng lượng.
Nếu các tế bào nang tóc đã chết thì sẽ không thể mọc tóc sau khi cấy.
Một giải pháp để tránh xảy ra điều này là dùng dung dịch bảo quản nang tóc. Sau khi được lấy từ da đầu, các cụm nang tóc sẽ được ngâm trong một loại dung dịch đặc biệt để giữ ẩm cho các tế bào, đồng thời làm chậm quá trình trao đổi chất trong tế bào, có nghĩa là làm cho tế bào tiêu hao ít năng lượng hơn và nhờ đó tồn tại được lâu hơn ở bên ngoài cơ thể.
Tuy nhiên, sử dụng dung dịch bảo quản nang tóc không có nghĩa là thời gian cấy tóc có thể kéo dài bao lâu tùy ý. Các bác sĩ vẫn phải chạy đua với thời gian, các thao tác đều phải hết sức nhanh chóng để đảm bảo cụm nang tóc hoạt động tốt khi được cấy đến khu vực bị hói.
Các bác sĩ tại Absolute Hair Clinic sử dụng kỹ thuật First out – First in, có nghĩa là cụm nang tóc nào được lấy khỏi da đầu trước sẽ được cấy trước, nhờ đó rút ngắn tối đa khoảng thời gian cụm nang tóc phải ở bên ngoài cơ thể.
Quá trình cấy tóc phải được thực hiện với các thiết bị chuyên dụng và đạt chuẩn, chẳng hạn như dụng cụ chiết nang tóc FUE, bút cấy tóc (implanter) và kẹp.
Ngoài trang thiết bị, các loại thuốc được sử dụng cũng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Ví dụ, dung dịch ngâm bảo quản nang tóc phải là loại dung dịch bảo quản tạng được dùng trong phẫu thuật ghép tạng, thuốc gây tê và thuốc an thần phải là những loại đã được phê duyệt để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn cho bệnh nhân.
Nếu sử dụng các thiết bị và thuốc không đạt chuẩn thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả cấy tóc và tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, bao gồm cả các tác dụng phụ nguy hiểm.
Đôi khi, nguyên nhân khiến tóc mọc kém hoặc không mọc sau khi cấy tóc đến từ bệnh nhân chứ không phải do lỗi của bác sĩ. Chăm sóc không tốt sau cấy tóc cũng có thể dẫn đến kết quả không được như mong muốn.
Trong khoảng thời gian 2 tuần sau khi cấy tóc, nang tóc vẫn chưa liên kết với mô và mạch máu xung quanh. Việc không chăm sóc tốt trong giai đoạn này có thể khiến cho nang tóc bị chết trước khi được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng hoặc gây viêm, nhiễm trùng và tổn thương nang tóc.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong khoảng thời gian 1 tháng sau khi cấy tóc để tránh gây tổn hại nang tóc:
Ngoài 6 nguyên nhân kể trên, cấy tóc hỏng còn có thể là do một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh bẩm sinh hoặc thuốc mà thường là các bệnh liên quan đến sự lưu thông máu và đông máu. Các cụm nang tóc sau khi cấy cần được cung cấp chất dinh dưỡng từ máu để phục hồi và mọc tóc nên nếu lưu thông máu đến da đầu không tốt thì nang tóc sẽ mọc tóc kém và tóc dễ bị rụng. Ngoài ra, lưu thông máu kém còn khiến cho vết thương trên da đầu chậm lành.
Mặt khác, nếu lưu lượng máu đến da đầu quá lớn thì tóc cũng không thể mọc bình thường vì máu sẽ đẩy cụm nang tóc mới cấy bong khỏi da đầu.
Ngoài tất cả các yếu tố nêu trên còn một yếu tố gây tranh cãi khác được gọi là “yếu tố X”.
“Yếu tố X” là tên được sử dụng để chỉ một nguyên nhân gây cấy tóc hỏng khác ngoài các nguyên nhân đã biết.
Cụ thể, yếu tố X ở đây là sự đào thải mô hay nói một cách đơn giản, cơ thể không chấp nhận cụm nang tóc sau khi cấy. Hệ miễn dịch nhận định các cụm nang tóc được cấy là “vật thể lạ” nên tấn công, khiến cho cụm nang tóc không được cung cấp máu cùng chất dinh dưỡng. Kết quả là tóc không thể mọc.
Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra vì phương pháp cấy tóc sử dụng các cụm nang tóc của chính bệnh nhân. Do đó, khả năng cơ thể từ chối tiếp nhận là rất thấp.
Hiện tại, "yếu tố X" vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Trong khi một số bác sĩ tin rằng yếu tố X hoàn toàn có thể xảy ra thì một số khác lại khẳng định điều này là vô lý.
Nếu tóc không mọc sau cấy tóc, hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ đã cấy tóc cho bạn hoặc bác sĩ có chuyên môn về cấy tóc để tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề này.
Điều này rất quan trọng vì đôi khi, nguyên nhân khiến tóc không mọc sau cấy tóc không phải do lỗi của bác sĩ hay do bệnh nhân chăm sóc không tốt mà là do một bệnh lý tiềm ẩn hay bất thường trong cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.
Nếu tiến hành chỉnh sửa khi chưa xác định được nguyên nhân khiến tóc không mọc thì khả năng tiếp tục bị hỏng là rất cao.
Nếu cấy tóc mang lại kết quả không như mong muốn và không muốn phải cấy tóc lại thì bạn có thể thử điều trị bằng các phương pháp khác như:
Cả 4 phương pháp điều trị này đều đơn giản hơn cấy tóc, không để lại sẹo, không đau và nguy cơ tác dụng phụ rất thấp. Cơ chế tác dụng chung của cả liệu pháp PRP, tiêm tế bào gốc, LLLT và laser Fotona là kích thích tế bào nang tóc và da đầu, giúp tóc mọc tốt hơn, nhờ đó cải thiện đáng kể tình trạng rụng tóc và tóc thưa mỏng.
Ngoài ra còn một phương pháp nữa là sử dụng thuốc trị rụng tóc. Các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị rụng tóc do di truyền, đặc biệt là rụng tóc do hormone DHT.
Tuy nhiên, cả 5 phương pháp kể trên đều chỉ có tác dụng điều trị rụng tóc và tóc thưa mỏng ở giai đoạn nhẹ. Nếu tóc thưa mỏng nghiêm trọng hay hói đầu do nang tóc đã bị teo thì các phương pháp này sẽ không thể kích thích nang tóc hoạt động trở lại.
Trong những trường hợp như vậy thì cấy tóc vẫn là giải pháp duy nhất để khôi phục lại mái tóc. Cấy tóc còn có thể được thực hiện ở những vùng có sẹo trên da đầu.
Cấy tóc có thể được thực hiện nhiều lần. Nếu cấy tóc lần 1 cho kết quả không như ý thì có thể tiếp tục cấy lần 2 để sửa lại.
Tuy nhiên, không nên cấy tóc quá nhiều lần trên cùng một vùng da đầu vì các thao tác trong lần cấy tóc sau sẽ ảnh hưởng đến các cụm nang tóc đã cấy hoặc tiếp tục gây tổn thương và viêm da đầu. Điều này sẽ làm gián đoạn hoạt động của các cụm nang tóc đã cấy trước đó.
Vì lý do này nên sau khi cấy tóc lần 2 hay lần 3, tóc thường sẽ không mọc tốt như lần cấy tóc đầu tiên.
Do đó, nên chọn cấy tóc ở những địa chỉ uy tín để có kết quả ưng ý ngay từ lần đầu tiên và tránh phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
Nguyên nhân của phần lớn các trường hợp tóc mọc kém hoặc không mọc sau cấy tóc là do lỗi của bác sĩ trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ không xảy ra nếu như bạn chọn cấy tóc tại Absolute Hair Clinic vì ở Absolute Hair Clinic, mọi ca cấy tóc đều được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm về tóc và da đầu cùng đội ngũ trợ lý đã qua đào tạo chuyên sâu.
Hơn nữa, các trang thiết bị được sử dụng đều được cập nhật liên tục và đạt tiêu chuẩn.
Bệnh nhân có thể yên tâm là sẽ có được kết quả ưng ý ngay từ lần cấy tóc đầu tiên.
Absolute Hair Clinic còn cung cấp thêm các dịch vụ sau khi cấy tóc:
Các bác sĩ tại Absolute Hair Clinic:
Tóc sẽ mọc hoàn chỉnh sau khi cấy tóc khoảng 12 - 18 tháng. Cấy tóc hỏng có thể là do nhiều nguyên nhân như lỗi của bác sĩ trong quá trình thực hiện hoặc do bệnh nhân không tuân thủ đúng các hướng dẫn về chăm sóc tóc sau cấy. Nếu cảm thấy kết quả sau cấy tóc không được như mong muốn thì hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để có cách khắc phục.
Xem tiếp...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, chẳng hạn như do sai sót trong quá trình cấy tóc, chăm sóc không cẩn thận sau cấy tóc hoặc do tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Bài viết này sẽ giải thích một số nguyên nhân khiến tóc mọc kém sau khi cấy tóc và các cách khắc phục.
Các vấn đề có thể phát sinh sau khi cấy tóc
Cấy tóc là phương pháp lấy nang tóc từ một khu vực có nhiều tóc, thường là vùng sau gáy hoặc sau tai rồi sau đó cấy vào vùng bị thưa tóc hay hói như đỉnh đầu hay quanh trán. Quy trình cấy tóc khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và dễ xảy ra sai sót trong cả quá trình thực hiện cũng như là quá trình chăm sóc sau cấy tóc.
Tất cả những lỗi sai này đều có thể dẫn đến tính trạng tóc không mọc hoặc rất lâu mọc sau khi cấy tóc.
Tuy nhiên, tóc rụng sau khi cấy tóc là một hiện tượng bình thường và cũng mất khá nhiều thời gian để tóc mọc lại. Vậy làm thế nào để phân biệt cấy tóc hỏng và hiện tượng rụng tóc bình thường sau cấy tóc?
Tóc rụng sau cấy tóc xảy ra do nang tóc có những thay đổi sau khi được chuyển đến vị trí mới. Hiện tượng này được gọi là Rụng tóc do sốc. Trong vòng 2 - 8 tuần sau khi cấy tóc, nang tóc ở vùng được cấy và vùng xung quanh sẽ ngừng phát triển và bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Đây là giai đoạn mà nang tóc không mọc tóc.
Sau khi nang tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, tóc sẽ rụng và không mọc tóc mới trong 3 - 4 tháng tiếp theo.
Sau khi giai đoạn này qua đi, tóc sẽ bắt đầu mọc trở lại. Thông thường, 70% nang tóc đã cấy sẽ mọc tóc sau 6 tháng và tăng lên khoảng 90% sau 9 - 12 tháng.
Sau 18 tháng, toàn bộ nang tóc đã cấy sẽ mọc tóc và đây là lúc có kết quả hoàn chỉnh.
Vì vậy, để đánh giá kết quả cấy tóc thì bạn cần chú ý các mốc thời gian dưới đây:
- 12 tháng sau khi cấy tóc: Nếu tóc không mọc hoặc chỉ mọc rất ít thì rất có thể đã có sai sót xảy ra trong quá trình cấy tóc, ảnh hưởng đến khả năng mọc tóc của nang tóc.
- 18 tháng sau khi cấy tóc: Nếu phần lớn nang tóc đã cấy vẫn chưa mọc tóc hoàn chỉnh hoặc tóc mọc không đúng như những gì đã trao đổi với bác sĩ thì được coi là tóc mọc kém hoặc cấy tóc hỏng.
Các nguyên nhân dẫn đến cấy tóc hỏng
Tóc mọc kém hoặc không mọc có thể xảy ra với cả kỹ thuật cấy tóc FUT và cấy tóc FUE. Dưới đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến điều này.
1. Bác sĩ thiếu kinh nghiệm
Sai sót trong quá trình cấy tóc thường đến từ sự thiếu kinh nghiệm của các bác sĩ và nhân viên. Đây là nguyên nhân của hơn 90% trường hợp cấy tóc hỏng.
Một số lỗi trong quá trình cấy tóc có thể ảnh hưởng đến sự mọc tóc sau cấy:
- Thời gian thực hiện kéo dài: Nếu mất quá nhiều thời gian, các cụm nang tóc phải ở lâu ngoài cơ thể sẽ chết và không còn khả năng mọc tóc.
- Độ sâu cấy tóc không phù hợp: Để tóc mọc tốt sau cấy tóc, cụm nang tóc cần được cấy ở độ sâu phù hợp, không quá sâu và cũng không quá nông. Nếu cấy quá sâu, nang tóc sẽ không thể mọc tóc và nếu cấy quá nông, cụm nang tóc sẽ dễ dàng bị bong ra.
- Không cẩn thận khi đưa cụm nang tóc vào bút cấy tóc (implanter): Nếu thực hiện không khéo, cụm nang tóc sẽ bị hỏng trong quá trình đưa vào lòng bút cấy tóc và mọc tóc kém sau khi được chuyển đến vị trí mới.
- Nang tóc bị hỏng trong quá trình cấy tóc FUE: Nếu được thực hiện bởi bác sĩ không có tay nghề cao, cụm nang tóc sẽ rất dễ bị hỏng trong quá trình chiết từ da đầu.
- Nang tóc bị hỏng trong quá trình cấy tóc FUT: Nếu bác sĩ và nhân viên không có tay nghề cao, nang tóc có thể sẽ bị cắt phải trong quá trình cắt dải da đầu và khi được chuyển đến vị trí mới, nang tóc sẽ không thể mọc tóc.
- Lựa chọn những cụm nang tóc không chắc khỏe: Không phải cụm nang tóc nào được lấy từ vùng sau gáy và sau tai cũng chắc khỏe và nếu sử dụng những cụm nang tóc yếu thì tóc sẽ mọc rất chậm hoặc thậm chí không mọc sau cấy tóc. Do đó, bước lựa chọn cụm nang tóc trước khi cấy là rất quan trọng.
Bệnh nhân nên lựa chọn những bệnh viện uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm để tránh xảy ra những lỗi sai nêu trên và có kết quả cấy tóc như ý, đỡ mất thời gian và tiền bạc sửa lại.
2. Kỹ thuật cấy tóc
Hiện nay có 2 kỹ thuật cấy tóc là cấy tóc FUT và cấy tóc FUE. Hai kỹ thuật này khác nhau ở bước lấy nang tóc từ da đầu và có tỷ lệ mọc tóc sau cấy không giống nhau.
Cấy tóc FUT hay cắt dải nang tóc (follicular hair transplant) là kỹ thuật cắt một dải da đầu kèm nang tóc ở vùng sau gáy hoặc sau đầu, sau đó tách rời từng cụm nang tóc dưới kính hiển vi và cấy vào vùng bị hói. Vì các cụm nang tóc được lấy kèm theo cả da đầu và được tách dưới kính hiển vi nên kỹ thuật FUT ít gây hỏng nang tóc hơn và nhờ đó tỷ lệ mọc tóc sau cấy sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu được thực hiện bởi người không có chuyên môn và kinh nghiệm thì nang tóc vẫn có thể bị cắt phải trong quá trình cắt dải da đầu. Những nnang tóc không còn nguyên vẹn sẽ không thể mọc tóc được nữa.
Cấy tóc FUE hay chiết cụm nang tóc (follicular unit extraction) là kỹ thuật chiết từng cụm nang tóc từ da đầu mà không kèm theo mô xung quanh như kỹ thuật FUT. Vì thế nên kỹ thuật FUE dễ làm hỏng nang tóc hơn và tỷ lệ mọc tóc sau cấy không được cao như kỹ thuật FUT. Vì quá trình chiết cụm nang tóc từ da đầu đòi hỏi phải được thực hiện hết sức tỉ mỉ để bảo đảm độ toàn vẹn của nang tóc nên nếu bác sĩ có tay nghề kém thì nguy cơ cấy tóc hỏng là rất cao.
Ngoài ra, khi sử dụng kỹ thuật FUE, cụm nang tóc thu được sẽ dễ bị dập hơn so với kỹ thuật FUT vì cụm nang tóc không có lớp mô bao quanh để bảo vệ.
Nếu sử dụng dụng cụ kẹp để di chuyển nang tóc thay vì dùng bút cấy tóc (implanter), các cụm nang tóc cũng dễ bị hỏng hơn, đặc biệt là khi bác sĩ hoặc đội ngũ nhân viên không có tay nghề cao.
3. Cụm nang tóc bị hỏng
Cụm nang tóc là cấu trúc rất yếu và dễ bị hỏng. Nếu cụm nang tóc chỉ bị hỏng nhẹ thì thường vẫn có thể phục hồi và mọc tóc bình thường. Tuy nhiên, nếu cụm nang tóc bị tổn hại nghiêm trọng và không thể phục hồi thì cụm nang tóc sẽ chết và không còn khả năng mọc tóc.
4. Thời gian cấy tóc kéo dài quá lâu
Thời gian thực hiện một ca cấy tóc thường là khoảng 3 - 8 tiếng, tùy vào kỹ thuật và số lượng cụm nang tóc cần cấy. Tuy nhiên, thời gian thực hiện càng kéo dài thì nang tóc càng phải ở lâu ngoài cơ thể, nguy cơ hỏng sẽ càng cao và khả năng mọc tóc sau khi cấy càng giảm.
Khi các tế bào ở bên ngoài cơ thể, chúng dễ chết sau một thời gian do mất nước hoặc do không được cung cấp chất dinh dưỡng và cạn kiệt năng lượng.
Nếu các tế bào nang tóc đã chết thì sẽ không thể mọc tóc sau khi cấy.
Một giải pháp để tránh xảy ra điều này là dùng dung dịch bảo quản nang tóc. Sau khi được lấy từ da đầu, các cụm nang tóc sẽ được ngâm trong một loại dung dịch đặc biệt để giữ ẩm cho các tế bào, đồng thời làm chậm quá trình trao đổi chất trong tế bào, có nghĩa là làm cho tế bào tiêu hao ít năng lượng hơn và nhờ đó tồn tại được lâu hơn ở bên ngoài cơ thể.
Tuy nhiên, sử dụng dung dịch bảo quản nang tóc không có nghĩa là thời gian cấy tóc có thể kéo dài bao lâu tùy ý. Các bác sĩ vẫn phải chạy đua với thời gian, các thao tác đều phải hết sức nhanh chóng để đảm bảo cụm nang tóc hoạt động tốt khi được cấy đến khu vực bị hói.
Các bác sĩ tại Absolute Hair Clinic sử dụng kỹ thuật First out – First in, có nghĩa là cụm nang tóc nào được lấy khỏi da đầu trước sẽ được cấy trước, nhờ đó rút ngắn tối đa khoảng thời gian cụm nang tóc phải ở bên ngoài cơ thể.
5. Sử dụng thiết bị không đạt chuẩn
Quá trình cấy tóc phải được thực hiện với các thiết bị chuyên dụng và đạt chuẩn, chẳng hạn như dụng cụ chiết nang tóc FUE, bút cấy tóc (implanter) và kẹp.
Ngoài trang thiết bị, các loại thuốc được sử dụng cũng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Ví dụ, dung dịch ngâm bảo quản nang tóc phải là loại dung dịch bảo quản tạng được dùng trong phẫu thuật ghép tạng, thuốc gây tê và thuốc an thần phải là những loại đã được phê duyệt để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn cho bệnh nhân.
Nếu sử dụng các thiết bị và thuốc không đạt chuẩn thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả cấy tóc và tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, bao gồm cả các tác dụng phụ nguy hiểm.
6. Chăm sóc không cẩn thận sau cấy tóc
Đôi khi, nguyên nhân khiến tóc mọc kém hoặc không mọc sau khi cấy tóc đến từ bệnh nhân chứ không phải do lỗi của bác sĩ. Chăm sóc không tốt sau cấy tóc cũng có thể dẫn đến kết quả không được như mong muốn.
Trong khoảng thời gian 2 tuần sau khi cấy tóc, nang tóc vẫn chưa liên kết với mô và mạch máu xung quanh. Việc không chăm sóc tốt trong giai đoạn này có thể khiến cho nang tóc bị chết trước khi được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng hoặc gây viêm, nhiễm trùng và tổn thương nang tóc.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong khoảng thời gian 1 tháng sau khi cấy tóc để tránh gây tổn hại nang tóc:
- Không gãi hay đụng chạm lên vùng mới cấy tóc
- Tránh để vùng cấy tóc bị va đập hay cọ xát
- Gội đầu đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ
- Không cúi đầu
- Kê gối cao khi nằm
- Không uống rượu và hút thuốc lá
7. Các nguyên nhân gây cấy tóc hỏng khác
Ngoài 6 nguyên nhân kể trên, cấy tóc hỏng còn có thể là do một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh bẩm sinh hoặc thuốc mà thường là các bệnh liên quan đến sự lưu thông máu và đông máu. Các cụm nang tóc sau khi cấy cần được cung cấp chất dinh dưỡng từ máu để phục hồi và mọc tóc nên nếu lưu thông máu đến da đầu không tốt thì nang tóc sẽ mọc tóc kém và tóc dễ bị rụng. Ngoài ra, lưu thông máu kém còn khiến cho vết thương trên da đầu chậm lành.
Mặt khác, nếu lưu lượng máu đến da đầu quá lớn thì tóc cũng không thể mọc bình thường vì máu sẽ đẩy cụm nang tóc mới cấy bong khỏi da đầu.
Ngoài tất cả các yếu tố nêu trên còn một yếu tố gây tranh cãi khác được gọi là “yếu tố X”.
“Yếu tố X” là tên được sử dụng để chỉ một nguyên nhân gây cấy tóc hỏng khác ngoài các nguyên nhân đã biết.
Cụ thể, yếu tố X ở đây là sự đào thải mô hay nói một cách đơn giản, cơ thể không chấp nhận cụm nang tóc sau khi cấy. Hệ miễn dịch nhận định các cụm nang tóc được cấy là “vật thể lạ” nên tấn công, khiến cho cụm nang tóc không được cung cấp máu cùng chất dinh dưỡng. Kết quả là tóc không thể mọc.
Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra vì phương pháp cấy tóc sử dụng các cụm nang tóc của chính bệnh nhân. Do đó, khả năng cơ thể từ chối tiếp nhận là rất thấp.
Hiện tại, "yếu tố X" vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Trong khi một số bác sĩ tin rằng yếu tố X hoàn toàn có thể xảy ra thì một số khác lại khẳng định điều này là vô lý.
Cách khắc phục tóc không mọc sau cấy tóc
Trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân
Nếu tóc không mọc sau cấy tóc, hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ đã cấy tóc cho bạn hoặc bác sĩ có chuyên môn về cấy tóc để tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề này.
Điều này rất quan trọng vì đôi khi, nguyên nhân khiến tóc không mọc sau cấy tóc không phải do lỗi của bác sĩ hay do bệnh nhân chăm sóc không tốt mà là do một bệnh lý tiềm ẩn hay bất thường trong cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.
Nếu tiến hành chỉnh sửa khi chưa xác định được nguyên nhân khiến tóc không mọc thì khả năng tiếp tục bị hỏng là rất cao.
Thử các phương pháp điều trị khác
Nếu cấy tóc mang lại kết quả không như mong muốn và không muốn phải cấy tóc lại thì bạn có thể thử điều trị bằng các phương pháp khác như:
- Liệu pháp PRP: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào da đầu để thúc đẩy mọc tóc và giúp tóc chắc khỏe.
- Tiêm tế bào gốc nang tóc: Tiêm tế bào gốc lấy từ nang tóc vào da đầu. Phương pháp này thường được kết hợp cùng với cấy tóc.
- LLLT (low level laser therapy): Sử dụng laser mức năng lượng thấp để cung cấp năng lượng cho tế bào, giúp cho các tế bào nang tóc hoạt động tốt hơn và giúp vết thương cấy tóc nhanh lành hơn.
- Laser Fotona: Sử dụng hai loại laser là laser Er:Yag và Nd:Yag năng lượng thấp để kích thích hoạt động của nang tóc.
Cả 4 phương pháp điều trị này đều đơn giản hơn cấy tóc, không để lại sẹo, không đau và nguy cơ tác dụng phụ rất thấp. Cơ chế tác dụng chung của cả liệu pháp PRP, tiêm tế bào gốc, LLLT và laser Fotona là kích thích tế bào nang tóc và da đầu, giúp tóc mọc tốt hơn, nhờ đó cải thiện đáng kể tình trạng rụng tóc và tóc thưa mỏng.
Ngoài ra còn một phương pháp nữa là sử dụng thuốc trị rụng tóc. Các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị rụng tóc do di truyền, đặc biệt là rụng tóc do hormone DHT.
Tuy nhiên, cả 5 phương pháp kể trên đều chỉ có tác dụng điều trị rụng tóc và tóc thưa mỏng ở giai đoạn nhẹ. Nếu tóc thưa mỏng nghiêm trọng hay hói đầu do nang tóc đã bị teo thì các phương pháp này sẽ không thể kích thích nang tóc hoạt động trở lại.
Trong những trường hợp như vậy thì cấy tóc vẫn là giải pháp duy nhất để khôi phục lại mái tóc. Cấy tóc còn có thể được thực hiện ở những vùng có sẹo trên da đầu.
Cấy tóc bổ sung
Cấy tóc có thể được thực hiện nhiều lần. Nếu cấy tóc lần 1 cho kết quả không như ý thì có thể tiếp tục cấy lần 2 để sửa lại.
Tuy nhiên, không nên cấy tóc quá nhiều lần trên cùng một vùng da đầu vì các thao tác trong lần cấy tóc sau sẽ ảnh hưởng đến các cụm nang tóc đã cấy hoặc tiếp tục gây tổn thương và viêm da đầu. Điều này sẽ làm gián đoạn hoạt động của các cụm nang tóc đã cấy trước đó.
Vì lý do này nên sau khi cấy tóc lần 2 hay lần 3, tóc thường sẽ không mọc tốt như lần cấy tóc đầu tiên.
Do đó, nên chọn cấy tóc ở những địa chỉ uy tín để có kết quả ưng ý ngay từ lần đầu tiên và tránh phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
Cấy tóc tại Absolute Hair Clinic
Nguyên nhân của phần lớn các trường hợp tóc mọc kém hoặc không mọc sau cấy tóc là do lỗi của bác sĩ trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ không xảy ra nếu như bạn chọn cấy tóc tại Absolute Hair Clinic vì ở Absolute Hair Clinic, mọi ca cấy tóc đều được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm về tóc và da đầu cùng đội ngũ trợ lý đã qua đào tạo chuyên sâu.
Hơn nữa, các trang thiết bị được sử dụng đều được cập nhật liên tục và đạt tiêu chuẩn.
Bệnh nhân có thể yên tâm là sẽ có được kết quả ưng ý ngay từ lần cấy tóc đầu tiên.
Absolute Hair Clinic còn cung cấp thêm các dịch vụ sau khi cấy tóc:
- Bệnh nhân sẽ được nhân viên gội đầu cho vào lần gội đầu tiên sau cấy tóc và được hướng dẫn cách gội đầu cũng như chăm sóc vết thương để tự thực hiện tại nhà.
- Điều trị bằng laser năng lượng thấp sau khi cấy tóc để vết thương nhanh lành hơn và giảm viêm ở vùng cấy tóc.
- Tái khám định kỳ để theo dõi kết quả cấy tóc. Trong trường hợp tóc mọc kém hay kết quả không như mong muốn, bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục kịp thời.
Các bác sĩ tại Absolute Hair Clinic:
- PGS. TS Ratthon Panjaprateep
- Tiến sĩ Kongkiat Laorwong
Tóm tắt bài viết
Tóc sẽ mọc hoàn chỉnh sau khi cấy tóc khoảng 12 - 18 tháng. Cấy tóc hỏng có thể là do nhiều nguyên nhân như lỗi của bác sĩ trong quá trình thực hiện hoặc do bệnh nhân không tuân thủ đúng các hướng dẫn về chăm sóc tóc sau cấy. Nếu cảm thấy kết quả sau cấy tóc không được như mong muốn thì hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để có cách khắc phục.
Xem tiếp...