MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
85
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
572K

Đấu trường Hổ Quyền & Trường đấu sinh tử giữa voi và hổ cổ độc đáo ở Huế

Đấu trường Hổ Quyền nằm tại phường Thủy Biều cách trung tâm TP Huế khoảng 3 km được xây dựng vào năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng. Đấu trường là nơi triều đình tổ chức các trận chiến giữa Voi & Hổ để tôn vinh oai dũng của loài Voi.


Đấu trường Hổ Quyền có nét tựa đấu trường La Mã, khi xây dựng lộ thiên, có cấu trúc theo hình vành khăn, hai vòng thành trong và ngoài được sử dụng gạch vồ. Vòng thành trong cao 5,8 m, vòng thành ngoài cao 4,75 m, dày trung bình 4,5 m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế, chu vi tường ngoài là 140 m, đường kính lòng chảo là 44 m.


Ngoài thành có cửa cao với hai cánh bằng gỗ, đế làm bằng phiến đá thanh, trên cửa có ghi chữ "Hổ Quyền", Voi được đưa vào sân đấu bằng cửa này. Theo sử sách, trận chiến voi và hổ cuối cùng diễn ra ở đấu trường Hổ Quyền được tổ chức vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.


Đối diện với khán đài nơi xưa kia vua triều Nguyễn ngồi là 5 chuồng nhốt hổ, sân đấu là thảm cỏ hình tròn. Sau khi voi chiến được dẫn vào đấu trường, hổ sẽ được thả ra để bắt đầu trận. Đa số, các con hổ tham gia tử chiến với voi đều bị cắt hết nanh vuốt.


Hổ Quyền
Hổ Quyền - công trình Huế hoành tráng một thời (Ảnh: Sưu tầm)

Du lịch Huế, bạn đừng quên ghé thăm “Đấu trường La Mã của Việt Nam” - Hổ Quyền. Nơi đây từng diễn ra những trận chiến sinh tử giữa voi và hổ dành cho dân chúng thưởng lãm. Các trận đấu này vừa mang tính giải trí vừa là cách để triều đình rèn luyện tượng binh. Ngày nay, Hổ Quyền là di tích lịch sử thu hút đông đảo khách tham quan.

1. Lịch sử hình thành Hổ Quyền Huế​


Trước khi xây dựng đấu trường Hổ Quyền, các trận chiến sinh tử giữa voi và hổ dưới thời nhà Nguyễn được tổ chức ở đảo Dã Viên trên sông Hương. Trong giai đoạn này, có rất nhiều sự cố nguy hiểm liên quan đến trận đấu. Vào năm 1750, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã chứng kiến một cuộc đấu đẫm máu với 40 con voi tàn sát 18 con hổ. Đặc biệt, một con hổ đã tát ngã người quản tượng, sau đó ông lại bị chính con voi mình huấn luyện giẫm chết.

Đến thời vua Minh Mạng, khi nhà vua đang ngồi xem giao đấu trên sông Hương thì một con hổ đã bơi về phía thuyền rồng, may mắn là có đội quân hộ giá kịp thời. Chính vì vậy, vào năm Minh Mạng thứ 11 tức năm 1830, vua đã cho xây dựng một đấu trường kiên cố tại vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, thuộc phía Tây kinh thành.
Hổ Quyền
Hổ Quyền Huế được xây dựng sau nhiều sự cố xảy ra với trận đấu (Ảnh: Sưu tầm)

2. Kiến trúc Hổ Quyền​


Hổ Quyền được xây dựng theo hình vành khăn với hai vòng tường thành. Vòng trong có chiều cao 5.9m, vòng ngoài cao 4.75m, nghiêng góc 15 độ tạo thế vững chãi. Chu vi phía tường ngoài là 145m, phần đường kính lòng chảo là 44m. Hổ Quyền được tôn tạo bởi gạch vồ, vôi vữa và đá thanh.
Hổ Quyền
Đấu trường Hổ Quyền có kiến trúc cực kỳ độc đáo, mang đậm nét văn hoá dưới thời Nguyễn (Ảnh: Sưu tầm)

Khán đài được chia làm 2 nơi, cho vua và quan dân, binh lính. Nơi vua ngồi nằm ở phía Bắc, được xây cao hơn các vị trí khác. Bên trái là 24 bậc cấp dành cho hoàng tộc và đại thần. Bên phải dành cho quan và binh lính phẩm cấp thấp hơn.

Đối diện khán đài là hệ thống 5 chuồng cọp có các cửa gỗ đóng mở bằng cách kéo dây từ phía trên xuống. Trên tường thành còn một cửa cao 8 thước, rộng 7 tấc là nơi đưa voi vào trường đấu. Hổ Quyền được coi là công trình có kiến trúc độc đáo của Việt Nam và thế giới, là địa điểm du lịch Huế hấp dẫn trong mắt các du khách.

3. Trận đấu sinh tử voi và hổ tại trường đấu Hổ Quyền​


Nghi thức tổ chức trận đấu giữa voi và hổ tại Hổ Quyền rất trang trọng. Xung quanh đấu trường có bày nghi trượng, cờ lọng. Binh lính cầm khí giới cung kính đứng hai bên đường đã sẵn trải chiếu hoa để chào đón nhà vua.

Đến chính ngọ, vua và đoàn tùy tùng sẽ ngự thuyền rồng đến. Khi thuyền gần sát bờ sông, vua rời thuyền, sang kiệu che bốn lọng vàng cùng bốn tàn vàng. Đi phía trước sẽ là lính ngự lâm, phía sau theo thứ tự là thị vệ cầm cờ tam tài, cờ ngũ hành, cờ nhị thập bát tú, gươm tuốt trần và đến cuối cùng là đội nhạc cung đình. Trận tử chiến tại đấu trường Hổ Quyền diễn ra hằng năm và kết thúc khi voi quật chết hổ.
Hổ Quyền
Hổ Quyền hơn 100 năm trước là nơi diễn ra các trận tử chiến giữa voi và hổ (Ảnh: Sưu tầm)

4. Di tích Hổ Quyền - Điểm du lịch văn hóa - lịch sử độc đáo​


Với nhiều giá trị về văn hoá, kiến trúc và lịch sử, UBND thành phố Huế cùng với trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nghiên cứu, tái tạo lại hình ảnh đấu trường Hổ Quyền bằng công nghệ hiện đại đồng thời cũng lên kế hoạch trùng tu nhiều hạng mục để phục vụ khách du lịch.
Hổ Quyền
Hổ Quyền được trùng tu, cải tạo để hấp dẫn du khách hơn (Ảnh: Sưu tầm)

Xem tiếp...
 
Top Bottom