MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
697K

Cựu giám đốc sáng tạo Dior hối hận về scandal phân biệt chủng tộc


Thứ bảy, 23/3/2024, 12:11 (GMT+7)


John Galliano, cựu giám đốc sáng tạo của Dior, thừa nhận tồi tệ khi từng phỉ báng người Do Thái.

Phim tài liệu mới của Kevin Macdonald, High & Low: John Galliano, phát trực tuyến trên Fandango at Home hôm 8/3, lần đầu hé lộ nhiều tình tiết về vụ bê bối của John Galliano năm 2011. Năm đó, một đoạn video 45 giây ghi lại cảnh Galliano xúc phạm cặp vợ chồng Do Thái tại quán bar ở Paris trong tình trạng say thuốc. Video có đoạn ông nói "tôi yêu Hitler". Hành động phân biệt chủng tộc khiến cả làng mốt bàng hoàng, ông bị sa thải sau 15 năm dẫn dắt Dior.


 John Galliano'



Trailer "High & Low: John Galliano". Video: YouTube Mubi


Galliano nói ở đầu phim tài liệu: "Đó là một điều kinh tởm, tồi tệ mà tôi đã làm. Nó thật khủng khiếp. Nhìn thấy chính mình như vậy là điều đáng sợ nhất. Khi xem lại cảnh đó, tôi không thể nhận ra bản thân, thấy hổ thẹn và lúng túng".

Galliano cho biết ông đã xin lỗi Philippe Virgitti, người chồng chịu sự chỉ trích của ông trong quán bar hôm đó. "Tôi không phải là người phân biệt chủng tộc, nhưng mỗi ngày, chúng ta đã có lúc vô tình như thế". Tuy nhiên, Virgitti nói rằng anh không nhớ Galliano có xin lỗi hay không và cho rằng nhà thiết kế không thành thật.

Ngoài lăng mạ cặp vợ chồng Do Thái, Galliano còn bị buộc tội xúc phạm hai người tại La Perle, một quán cà phê nằm gần căn hộ ở Marais của ông. Trước đó, ngày 8/10/2010, nhà thiết kế cũng nhận cáo buộc tương tự, nạn nhân là một phụ nữ 40 tuổi.

John Galliano bị bắt giữ vào ngày 24/2/2011. Phim tài liệu lần đầu hé lộ cảnh nhà thiết kế tự bào chữa tại tòa. Ông nói rằng không nhớ đã xúc phạm Virgitti do nghiện thuốc ngủ, thuốc an thần valium và rượu. "Tôi mắc chứng nghiện. Tôi đang tìm cách điều trị", ông nói trước phòng xử án vào thời điểm đó. Galliano bị kết án, chịu khoản tiền phạt 8.500 USD (gần 211 triệu đồng). Bên ngoài phòng xử án, người hâm mộ cầm biển "The King is gone" (Nhà vua đã ra đi).

Bộ phim tài liệu cũng ghi nhận các ý kiến của một số ngôi sao có mối quan hệ thân tình với John Galliano. Charlize Theron nói: "Galliano không giống tất cả nhà thiết kế thời trang khác. Có điều gì đó ở anh ấy rất kỳ lạ và độc đáo. Anh ấy rất thích như thế", cô nói. Về scandal của nhà thiết kế, minh tinh 48 tuổi nói: "Tôi sẽ không bao giờ bào chữa cho anh ấy. Đó là hành vi hèn hạ".

Siêu mẫu Naomi Campbell cho biết cô chưa bao giờ xem các video ghi lại cảnh Galliano xúc phạm người khác. "Đây là người mà tôi yêu thương và cùng lớn lên, người đã khai trí, cho tôi nhìn thấy thế giới mà tôi chưa hề biết đến và tôi không muốn chứng kiến anh ấy sa sút như vậy", cô nói.

 AP


John Galliano và Charlize Theron ở Met Gala 2006. Ảnh: AP


Tổng biên tập Vogue toàn cầu Anna Wintour cho rằng vụ bê bối không ảnh hưởng đến tình bạn của cả hai. "Tôi chỉ muốn giúp anh ấy thôi", bà nói. Thời đó, bà đã giúp đỡ Galliano gây dựng lại sự nghiệp khi nhận thấy sự thành tâm của ông. Được Anna Wintour giới thiệu với Oscar de la Renta, Galliano vào làm tại xưởng của nhà mốt Mỹ trong vài tuần với vị trí thiết kế cho bộ sưu tập Thu Đông 2013. Năm đó, Oscar de la Renta nói với Vanity Fair: "Tôi nghĩ Galliano xứng đáng có cơ hội thứ hai".

Trong suốt 12 năm kể từ scandal, Galliano đã tìm gặp những người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust, nỗ lực xây dựng lại mối quan hệ. "Một số người tha thứ cho tôi nhưng cũng có người không bao giờ. Hôm nay, tôi đã tỉnh táo, ở một nơi hạnh phúc và đang sáng tạo. Tôi sẽ như thế trong suốt quãng đời còn lại của mình".

John Galliano sinh năm 1960 tại Anh, là một trong những tên tuổi và người có tầm nhìn có ảnh hưởng nhất trong ngành thời trang cao cấp trong suốt thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Ở đỉnh cao của sự nghiệp, thời ông làm giám đốc sáng tạo cho Givenchy và Dior, ông được Vogue ví là nhà vua của lãnh địa Haute Couture. Nhưng áp lực công việc khiến nhà thiết kế chìm trong rượu và thuốc, sức khỏe và tinh thần suy kiệt. Ông từng nói phải cố nhốt mình trong phòng tập thể dục, cố gắng tỉnh táo và quay lại làm việc. Sau biến cố, từ năm 2014 đến nay, ông làm giám đốc sáng tạo của Maison Margiela, đánh dấu sự trở lại lĩnh vực xa xỉ.

Họa Mi (theo People)

Xem tiếp...
 
Top Bottom